Dàn ý phân tích bài thơ viếng lăng bác – Bác Hồ vị cha già vĩ đại của dân tộc cả đời vì nước, vì dân. Khi Bác mất “Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa” và khi hòa bình lập lại, những người con Miền Nam ai cũng mong muốn được một lần ra Lăng thăm Bác. Nay hoàn thành tâm Nguyện, Viễn Phương đã viết lên bài thơ Viếng Lăng Bác vô cùng xúc động. Chúng ta cùng đọc bài phân tích dưới đây để hiểu hơn về nội dung bài thơ nhé.
Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích bài thơ viếng lăng bác đầy đủ và chi tiết
Dàn ý phân tích
Mở bài
– Giới thiệu về Viễn Phương: Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, ông quê An Giang và là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thơ ông thường giản dị, sâu lắng, thiết tha, ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ.
– Giới thiệu về bài thơ Viếng Lăng Bác: Ông có rất nhiều tác phẩm văn học thơ ca hay xuất sắc, một trong những tác phẩm ấy phải kể đến tác phẩm Viếng Lăng Bác. Bài thơ được sáng tác năm 1975 khi đất nước giải phóng và nhà thơ có dịp ra Hà Nội và đã đến viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ ca ngợi công đức của Bác Hồ và thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn Người.
Thân bài
-
Luận điểm 1: Khi đứng trước Lăng
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
a. Xưng hô “con – Bác”
+Dàn ý phân tích bài thơ viếng lăng bác – Thể hiện sự ấm áp gần gũi, thân thiết chân thành giữa lãnh tụ với nhân dân. Đối với người dân Việt nam, Bác chính là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác không phải là vị lãnh tụ xa cách, đứng trên còn dân đứng dưới. Bác luôn đồng hành cùng dân, sống cùng dân, hết lòng vì dân, cả cuộc đời dành mọi tình yêu cho nhân dân và chỉ có một mong ước đó là giải phóng dân tộc.
+ Thể hiện sự thành kính của tá giả khi đến thăm Bác: Cách xưng hô này cũng thể hiện sự thành kính của tác giả với Bác. Bác chính là vị lãnh tụ vị đại, chính là người cha già của dân tộc.
b. Hình ảnh hàng tre
+ Nghĩa thực : là hình ảnh thân thuộc của quê hương Việt Nam, biểu tượng của Việt Nam. Hình ảnh cây tre xuất hiện trong rất nhiều thơ ca Việt Nam, đó là hình ảnh thân thuộc và cũng chính là biểu tượng của quê hương Việt Nam anh dũng.
+ Nghĩa ẩn dụ: Ngoài ý nghĩa trên, hàng tre trước Lăng cũng chính là biểu tượng của quân đội Việt nam, quân đội danh dự bảo vệ giấc ngủ của Người. Hàng trẻ cũng chính là là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
+ Niềm xúc động tự hào: Thông qua hình ảnh hàng trẻ, chúng ta còn thấy được niềm xúc động tự hào của tác giả. Nó đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, chiến đấu, anh dũng. Đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về đất nước, dân tộc con người Nam Bộ.
-
Luận điểm 2: Trước dòng người vào lăng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
a. Hình ảnh mặt trời
+ Mặt trời ở đây theo nghĩa thực đó là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, của sự sống muôn loài. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì sẽ không thể có vạn vật ngày hôm nay.
+ Mặt trời còn hiểu theo nghĩa bóng đó chính là hình Bác. Bác chính là “mặt trời” mang ánh sáng tới cho dân tộc, giúp dân tộc ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Mặt trời thiên nhiên là duy nhất và đối với dân tộc Việt Nam Bác cũng chính là duy nhất. Nếu không có người, dân tộc Việt Nam có lẽ vẫn còn chìm trong tăm tối của kiếp nô lệ. Nhờ có người, cả đời chỉ có một mối lo:
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau..
(Bác ơi – Tố Hữu)
Chỉ có một mối lo duy nhất đó là dân tộc còn lầm than khổ cực, phải giải phóng dân tộc mà đất nước mới được như ngày hôm nay.
b. Hình ảnh dòng người
+ Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ thể hiện sự tôn kính và biết ơn sâu sắc đồng thời cũng thể hiện nỗi xúc động, bồi hồi và thương tiếc vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
c. Hình ảnh tràng hoa
+ Hình ảnh tràng hoa chính là những bông hoa kết thành tràng rực rỡ để dâng lên người. Nó cũng là hình ảnh thể hiện sự thương nhớ vô hạn của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
-
Luận điểm 3: Khi vào trong lăng
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
a. Hình ảnh Bác
+ Dàn ý phân tích bài thơ viếng lăng bác – Bước vào trong lăng, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy đó là hình ảnh Bác đang ngủ giấc yên bình, thanh thản như vầng trăng sáng dịu hiền. Đó là một hình ảnh đẹp, bình thản, nhẹ nhàng. Có lẽ Bác đang mỉm cười vì đất nước đã thống nhất, dân tộc đã giải phóng. Hình ảnh Bác cho thấy sự thanh thản trong tâm hồn.
b. Hình ảnh vầng trăng:
+ hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền chính là tâm hồn, lối sống cao đẹp của Bác. Xung quanh Bác ngập tràn ánh sáng của vầng trăng, và những vần thơ cũng ngập tràn ánh trăng của Bác.
c. Hình ảnh trời xanh
+ Nghĩa thực: Đó là bầu trời trong xanh, thiên nhiên tươi đẹp. Có lẽ tác giả đến viếng Lăng Bác vào một ngày trời rất đẹp.
+ Nghĩa bóng: Ẩn dụ bác trường tồn với thời gian, vĩnh hằng cùng non sông đất nước “trời xanh là mãi mãi”. Nghĩa là trong lòng dân tộc, hình ảnh Bác sẽ không bao giờ biến mất. Cả dân tộc Việt Nam sẽ luôn nhớ về người.
d. Nghe nhói trong tim
+ Biết rằng Bác mãi trường tồn với dân tộc, mãi mãi với thời gian đấy nhưng trong lòng vẫn thấy nghe nhói,v ẫn đau lòng. Khi thấy Bác nằm trong Lăng mà trái tim vẫn quặn thắt tê tái nhớ thương người.
>> Qua đây ta thấy được tấm lòng nhà thơ dành cho Bác lớn lao thế nào. Đó là sự thương tiếc vô hạn khi Người ra đi.
-
Luận điểm 4: Khi chuẩn bị rời lăng
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
a. Mai về miền nam thương trào nước mắt
+ Lời giã từ thật đặc biệt. Hiện tại còn đứng đây mà nghĩ đến ngày mai tác giả đã muốn rơi nước mắt. Cho thấy được tình cảm sâu lắng, giản dị, cảm xúc quyến luyến bịn rịn không nỡ rời xa Bác.
b. Những ước nguyện
+ Tác giả ước làm con chim, cây tre, đóa hoa để có thể ngày ngày ở bên Bác để có thể hót quanh lăng, tỏa hương thơm, che bóng mát và , canh giữ cho giấc ngủ của Người thật bình yên
+ Điệp từ muốn làm thể hiện ước muốn tha thiết và mãnh liệt vô cùng.
+ Câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lại xuất hiện một lần nữa khẳng định bản chất con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn và bất khuất.
Kết bài
– Bài thơ Viếng Lăng Bác là một bài thơ hay và gây xúc động. Nó chính là tình cảm của nhà thơ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung dành cho Bác và cảm ơn Bác đã chỉ ra con đường ánh sáng cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam. Đồng thời ngầm ý cả dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên hình ảnh Bác, vị cha già bình dị, sống hết mình vì nước vì dân
– Nghệ thuật bài thơ: giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm. Ngôn ngữ xúc tích, nhiều hàm ý.
>> Xem thêm: Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác Của Tác Giả Viễn Phương