Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà – Bài thơ bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến được giảng dạy trong văn học lớp 7. Nếu các em học sinh muốn phân tích bài thơ hay hãy đọc thêm bài phân tích dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà – Tác giả Nguyễn Khuyến cực hay
Mở bài
Nguyễn Khuyến hiệu là Quế Sơn, ông sinh năm 1835 – 1909, quê ở Hà Nam. Ông vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình và thơ ông nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang, triết lý phương đông. Ông từng làm quan 10 năm nhưng sống giữa các thời kì phong trào đấu tranh yêu nước, ông bất lực vì không thể làm gì để thay đổi được thời cuộc nên về quê ở ẩn. Trong thời gian này, có nhiều bài thơ về nông thôn ra đời nhưng mang tâm trạng khá buồn, u uất đúng như tâm trạng của ông. Một trong những bài thơ nổi tiếng của ông phải kể đến Bạn đến chơi nhà.
Thân bài
Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà – Sau khi cáo quan về ở ẩn, ông đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có một người bạn đến chơi nhưng lại không có gì thiết đãi bạn, trước tình cảnh này ông đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để giải bày lòng mình..
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Khách tới nhà thì việc đãi khách là đương nhiên. Nhưng trong hoàn cảnh vô cùng oái ăm là mình không có gì đãi khách thì phải làm thế nào? Có lẽ chỉ có Nguyễn khuyến mới có thể tìm được cách hay để từ chối như vậy.
Mở đầu câu thơ “Đã bấy lâu nay” cho thấy thời gian đã lâu lắm rồi, có lẽ cuộc gặp này cũng là tình cờ không chủ ý. Khách đến quá bất ngờ mà khiến cho tác giả thấy vui, thấy hồi hộp phải thốt lên: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” . Giọng điệu thơ vồn vã, chân thành và rất cởi mờ. Dường như đây là người bạn tri kỉ, tri âm của Nguyễn Khuyến nên ông mới vui vậy. Cách xưng hô bác – một danh từ chỉ người và được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thân tình, quý trọng của tác giả đối với người bạn này.
Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà – Câu thơ gồm 2 vế đối như một lời reo vui đón khách, thể hiện sự xúc động vô cùng. Có lẽ Nguyễn Khuyến cũng mong bạn từ lâu, nay gặp lại mới vui làm sao. Câu thơ cho thấy quan hệ thân mật, gần gũi giữa khách và chủ không hề có khoảng cách. Với câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, một tiếng reo vui thể hiện sự chân tình, xúc động của tác giả đối với bạn đến chơi nhà, ta càng thấy quý tấm chân tình của Nguyễn Khuyến đối với người bạn quý.
Nhưng oái ăm thay, trong hoàn cảnh đặc biệt này lại không có gì thiết đãi bạn. Nguyễn Khuyến đã tìm ra những lí do rất thuyết phụ mà vẫn rât tình cảm.
Đó là chợ xa, vợ thì đi vắng. Thông thường việc vào bếp là việc của phụ nữ nhưng nay vợ đi xa nên không có người vào bếp nấu nướng thiết đãi khách. Nguyễn Khuyến cũng muốn đi chợ nhưng chợ lại quá xa sao có thể để khách ở nhà một mình mà đi. Có lẽ lí do này quá thuyệt phục và dí dỏm.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Nguyễn Khuyến nhìn ra ao thì khoe với bạn ao nhiều cá nhưng mà sâu lại không có chài nên không bắt được cá. Vườn thả gà nhưng vườn rộng, rào thưa thì không bắt nổi. Qua đây cho thấy cuộc sống của tác giả quả là thanh đạm, yên bình với ao sâu vườn rộng, không gian yên tĩnh bình an lạ thường.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà – Thật khéo làm sao, khi thực phẩm có đạm là cá là gà không thể nào bắt để mà tiếp đãi khách, quay sang thực phẩm thanh đạm cây nhà lá vườn cũng không có, cải thì chưa ra cây mà cà, bầu, mướp thì mới có nụ, có hoa chưa đậu trái nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Ngay cả đến lá trầu là đầu câu truyện nguyễn Khuyến cũng không có để tiếp bạn. Tất cả đều có lí do của nó, những lí do vô cùng khéo léo khiến bạn cũng phải vui vẻ cười và không trách được. Lời thơ dí dỏm, đáng yêu, có chút hài hước cho thấy tình bạn của họ quá thân tình nên có thể thông cảm cho nhau.
Qua đây cũng cho thấy hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến vô cùng khó khăn. Thực tế thì ông có ao, có vườn thật đấy nhưng chẳng có cá, có gà và cũng chẳng có cây trái gì. Cuộc sống vùng quê tuy đơn sơ, giản dị nhưng khó khăn, vất vả. Con người đến với nhau âu cũng vì chân tình. Người tìm đến Nguyễn Khuyến cũng không phải là tìm đến vật chất. Với hoàn cảnh của ông từ quan về quê sống cuộc đời thanh đạm, có lẽ những người bạn đến tìm ông chỉ đếm trên đầu ngón tay và đó là những người bạn chân thành, đến với nhau vì tình cảm chứ không vì điều gì hết. Họ dễ dàng hiểu và thông cảm cho ông. Họ vẫn coi ông như người bạn tri kỉ, tri âm.
Câu thơ cuối chính là nói đến tình cảm này:
Bác đến chơi đây ta với ta.
Vẫn là tấm chân tình ấy, cuối cùng chỉ còn lại bạn và ta. Chủ – khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai là một, gắn bó, hòa hợp và vui vẻ . Câu thơ cuối đã đúc kết toàn bộ giá trị của bài thơ, bạn và ta đến với nhau bằng tấm chân tình sâu đậm, một tình bạn không toan tính, vật chật, ta tuy nghèo nhưng bạn vẫn rất quý mến tấm lòng của ta cũng giống như ta lúc nào cũng coi bạn là khách quý, là người thân, là tri kỉ. Tình cảm vượt qua mọi khó khăn đời thường, vượt lên mọi thị phi của cuộc đời. Giữa thời kì biến động ấy, có được một tình bạn như Nguyễn Khuyến thật khó và cũng thật đáng trân trọng.
Bài thơ với nhịp thơ nhanh, vội vã, reo vui có chút hóm hỉnh và dí dỏm, chất phác hồn nhiên, nội dung bài thơ là câu chuyện về người bạn đến thăm nhưng Nguyễn Khuyến không có gì thiết đãi đã nói lên tất cả hoàn cảnh sống khó khăn của Nguyễn Khuyến cũng như tình bạn thân thiết, đáng quý.
Có câu: “Khi khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới biết ai là thù” hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến quá khó khăn, sống ẩn ở nơi vùng quê nghèo vậy mà bạn vẫn tìm đến thì có thể nói rằng tình bạn này là hiếm có khó tìm. Thật may mắn giữa cuộc đời vẫn có thể tìm được những người bạn chân thành như thế.
Kết bài
Bài thơ chính là ca ngợi tình bạn thanh tao, thân tình không tính toán vật chất. Chính vì sự thân tình như người thân mà lời thơ mới vui hóm hỉnh đến thế. Nếu các bài thơ khác mang chút u buồn thì bài thơ Bạn đến chơi nhà thực sự là bài thơ vui tươi dù cho hoàn cảnh vô cùng éo le, nghèo khó và không có lấy nổi một món ăn để đãi bạn. Tình bạn luôn là thứ quý giá nhất, vượt quá giới hạn thời gian, không gian và tiền bạc vật chất, chỉ có tình bạn chân thành mới mãi bền lâu. Bài thơ đã thể hiện sự thành công của tác giả trong thơ trào phúng, viết về hoàn cảnh với tâm thế vui tươi, giản dị , ngôn ngữ hóm hình, dễ thuộc nhưng thật ra là đang nói đến hoàn cảnh vô cùng nghèo khó không chỉ của ông nói riêng mà còn của những người nông dân vùng quê nghèo. Qua đó cho thấy được tâm tư, tấm lòng của ông dù ở ẩn về quê nhưng vẫn đau đáu vì đất nước, vì thời cuộc.
>> Xem thêm: Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài câu cá mùa thu