Phân tích 3 khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết khi ông đang nằm trên giường bệnh. Để có thể phân tích bài thơ hay, chính xác từng ý thơ, luận điểm, các em tham khảo ngay bài phân tích dưới đây 3 khổ thơ đầu của bài mùa xuân nho nhỏ.
Bạn đang đọc: Phân tích 3 khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Mở bài
Phân tích 3 khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải là bút danh của nhà thơ Phạm Bá Ngoãn, quê thuộc Phong Điền – Thừa Thiên Huế. Ông là nhà văn tài hoa, là người có công lớn trong việc thắp sáng ngọn lửa thi ca thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thường giàu âm điệu, nhạc điệu, cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng, chân thành và lắng đọng. Thơ thanh hải thường ngắn gọn chứ không dài dòng nhưng lại diễn tả nội tâm rất sâu sắc, nhiều ý nghĩa. Ông sáng tác rất nhiều bài thơ hay để lại cho đời. Một trong những tác phẩm thơ ca nổi bật nhất phải kể đến bài Mùa Xuân Nho Nhỏ với giọng thơ nhẹ nhàng, tinh tế, lời thơ ngắn gọn gọn xúc tích nhưng nhiều cảm xúc. Nhất là 3 khổ đầu bài thơ nói về mùa xuân, con người và đất nước rực rỡ trong mùa xuân.
Thân bài
Khổ đầu tiên bài thơ, thanh hải miêu tả về mùa xuân xứ Huế, mùa xuân độc lập đầu tiên của đất nước, mùa xuân hiện lên với khung cảnh vô cùng thơ mộng nhẹ nhàng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Phân tích 3 khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ – Hình ảnh đầu tiên mà chúng ta cảm nhận về mùa xuân trong thơ thanh hải là màu sắc. Màu sắc trong thơ thanh hải cũng rất lạ. Đó là màu xanh của dòng sông và mùa tím biếc của bông hoa. Không phải là một rừng hoa, một vườn hoa thơm ngát đủ sắc màu mà chỉ là một bông hoa màu tím biếc vô cùng đặc biệt. Ta cảm giác bức tranh trong xanh đẹp vô ngần với dòng sông xanh biếc mùa xuân, hiện lên đó là một bông hoa giữa dòng sông ấy với màu tím biếc vô cùng ấn tượng. Một số bài giảng cho rằng đó là hoa súng, một số cho rằng đó là hoa lục bình. Tuy nhiên, hiểu thê thì cũng chưa hoàn toàn đung, bởi vì song hương lúc nào cũng tấp nập thuyền qua lại, làm sao có một bông hoa mọc lạc lõng giữa dòng sông như vậy? Phải chăng, bông hoa đó chính là hình ảnh của một cô gái đẹp mặc áo dài Huế màu tím. Đây là màu rất đặc trưng ở Huế. Chính vì hình ảnh này mà đã tạo nên cảm hứng sáng tác cho bài thơ chăng? Nếu hiểu như thế thì sẽ thấy bức tranh có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên rất đẹp, rất hài hòa, làm cho màu sắc thiên nhiên càng thêm lung linh huyền diệu.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Nếu như chúng ta cảm nhận hình ảnh thiên nhiên hai câu đầu là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên chúng ta sẽ càng hiểu vì sao hai câu sau tác giả lại muốn đưa tay ra hứng. Chúng ta có thể hiểu hành động đưa tay ra hứng là hứng từng tiếng chim vì ở trên là hình ảnh tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Nếu hiểu như thế thì chúng ta sẽ thấy có sự chuyển đổi cảm giác ở đây. Đó là từ cảm nhận âm thanh chuyển sang cảm nhận hình khối, từng giọt long lanh chính là hình khối, là màu sắc huyền ảo. Có lẽ đây chính là sự liên kết chuyển đổi cảm xúc rất hay mà chỉ có Thanh Hải mới nghĩ ra được. Kết cấu thơ rất chặt chẽ, liền mạch, có ánh sáng, màu sắc có cả âm thanh và hình khối. Con người không chỉ sử dụng thị giác, thính giác mà còn phải sử dụng xúc giác để cảm nhận mọi vẻ đẹp của mùa xuân.
Không chỉ tác giả đang ngây ngất giữa mùa xuân mà người đọc cũng đang ngây ngất trước vẻ đẹp mùa xuân qua ý thơ. Đất trời như hòa vào mùa xuân ngập tràn màu xanh, tiếng hát và cảm xúc. Đọc đoạn thơ đầu tiên ta cảm thấy như một khúc nhạc rất hay, cảm xúc, một khúc nhạc về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, với màu sắc hài hòa, âm thanh nhịp nhàng, hình khối rõ ràng, cảm xúc thăng hoa.
Nếu khổ thơ đầu là nói về mùa xuân, cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân, thì sang khổ thơ thứ hai chúng ta cảm thấy mùa xuân thực sự đã về, ngập tràn trên khắp nẻo đường, con người. Đặc biệt mùa xuân qua hình ảnh người lính, và người lao động:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đây chính là mùa xuân đầu tiên của đất nước khi giải phóng, mùa xuân hạnh phúc và mùa xuân tri ân. Đó là tri ân những người lính và những người lao động. Họ chính là hai lực lượng lớn nhất và đóng góp nhiều nhất cho cuộc kháng chiến trường kì. Chính ọ họ đã góp phần lớn lao tạo nên lịch sử. Ta có thể hình dung ra hình ảnh người lính với những cành cây dắt ngang lưng đang đâm chồi nảy lộc, đó là sự nguy trang trong chiến trường, nơi rừng núi nhưng nó cũng là hình ảnh mùa xuân thật đẹp, cảm động và ý nghĩa. Ta cũng nhìn thấy hình ảnh mùa xuân trải dài khắp cách đồng xanh mướt thấp thoáng bóng dáng những người lao động. Mùa xuân trở nên thật sinh động gần gũi với con người và thiên nhiên, mùa xuân trở nên đầy ý nghĩa và trọn vẹn.
Trong khung cảnh mùa xuân ấy, tác giả đưa vào những từ láy như “hối hả” “xôn xao” khiến cho bức tranh trở nên sinh động, vội vã hơn bao giờ hết. Có lẽ đó chính là cảm xúc của con người trước mùa xuân lịch sử. Ai cũng hối hả, cũng xô xao, ai cũng háo hức vui vẻ hạnh phúc và chờ đợi.
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Từ hình ảnh con người tác giả chuyển ngòi bút mình sang cảm nhận mùa xuân của đất nước. Không chỉ con người mà đất nước cũng chuyển mình, cũng đang ngập tràn mọi trạng thái cảm xúc của hạnh phúc. Đất nước dưới ngòi bút của Thanh Hải vô cùng cũng mạnh mẽ, dù trải qua nghìn năm vất vả gian lao nhưng vẫn không ngừng tiến về phía trước với một niềm tin mãnh liệt. Đất nước Việt Nam đã từng phải oằn mình đau khổ nghìn năm đô hộ của Trung Quốc, chịu sự dày vò cùng cực của thực dân, đế quốc, giờ đây chúng ta có thể tự hào hái trái ngọt, có thể đón mùa xuân độc lập, tự do của dân tộc, đất nước đã được giải phóng, dân tộc đã rũ bún đứng dậy. Hiểu được lịch sử quá khứ ta mới càng trân trọng hạnh phúc của hôm nay, ta mới thấy được mùa xuân của dân tộc ngày hôm nay ý nghãi thế nào. Mùa xuân ấy đã phải đánh đổi bằng sự hi sinh, bằng máu và nước mắt, với một khối đồng lòng về tinh thần quật cường của một dân tộc tự cường.
Qua đây cũng cho thấy niềm tin tưởng tuyệt đối của tác giả vào sự phát triển thịnh vượng đi lên của đất nước. Đất nước sẽ luôn đi lên, sẽ sáng như những vì sao không bao giờ bị dập tắt.
Kết bài
Với ba khổ đầu bài thơ tác giả đã vẽ ra một bức tranh mùa xuân thật tuyệt vời với cảnh sắc thiên nhiên độc đáo nơi xứ huế và con người Huế, với tình cảm biết ơn những người lính, người lao động họ đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Đồng thời ba khổ đầu bài thơ cũng thể hiện niềm yêu quê hương tha thiết, muốn được gắn bó và cống hiến cho đất nước.
Trong ba khổ đầu phân tích trên, chúng ta không chỉ cảm nhận được cảnh đẹp của mùa xuân mà còn là tình yêu quê hương tha thiết của tác giả, là niềm tự hào, là khát vọng được hòa mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Tác giả chính là một mùa xuân nhỏ giữa cuộc đời, giữa mùa xuân lớn của dân tộc.