Tài liệu đầy đủ phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Dưới đây là tài liệu đầy đủ và chi tiết phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của tác giải Nguyễn Duy. Các học sinh lớp 10 có thể tham khảo để vận dụng vào bài làm của mình được sâu sắc và hấp dẫn.

Bạn đang đọc: Tài liệu đầy đủ phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Hình tượng người mẹ mãi là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Nhưng khác với những nhà thơ khác, Nguyễn Duy viết về mẹ khi bà đã không còn trên thế gian. Phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, sẽ giúp độc giả hiểu được nỗi lòng của những người con khi không còn mẹ.

Mở bài 

Khi phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, độc giả không thể không nhắc đến tác giả viết nên tác phẩm này. Đó là nhà thơ Nguyễn Duy. Ông là một trong những  thi sĩ tài hoa của nền Văn học Việt thời đổi mới. Ông đã trải qua những năm tháng đau thương khi đất nước chiến tranh cho đến khi hòa bình lặp lại và có nhiều chuyển biến to lớn. Do đó, giọng thơ của ông luôn mang vẻ triết lý sâu xa về tình người, về cuộc đời, về quê hương, đất nước.

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa được Nguyễn Duy viết vào năm 1986. Ông bảo ông viết để cúng mẹ mình với một tấm lòng thành kính và trân trọng sâu sắc. Tác giả từng chia sẻ: “Mẹ tôi mất sớm. Tôi và em gái tôi ở với bà ngoại. Hình ảnh về mẹ trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa chính là hình ảnh bà ngoại tôi hồi đó”.

Thân bài chi tiết

Luận điểm 1: Phần mở đầu tư “Bần thần…thuở nào”

Ngay trong những câu đầu tiên của bài thơ, tác giả đã mở tạo nên một không khí rất thành kính, linh thiêng. Đúng như lời Nguyễn Duy giới thiệu, đó là một buổi giỗ của mẹ ông:

“Bần thần hương huệ thơm đêm

khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

chân nhang lấm láp tro tàn

xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào”.

Có lẽ chưa có nhà thơ nào lại miêu tả một bàn thơ với đầy sự tôn kính, đẹp đẽ đến vậy. Mùi hương hoa huệ, cùng với khói nhang, chân nhanh, đã khiến ông bỗng nhớ tới bóng mẹ nơi trần gian thủa nào. Đọc câu thơ lên khiến người đọc không có cảm giác sợ sệt với cái chết mà cảm thấy thật xúc động, thấy thật thương thay cho tác giả. Bởi mẹ nhà thơ sớm đã mất. Nên hình ảnh của người mẹ của ông trong ký ức vô cùng mờ mịt. Hình ảnh người mẹ với ông chỉ còn được thông qua những điều về bà ngoại.

Khổ thơ lục bát, giúp người đọc dễ hiểu dễ nhớ. Như một khúc ngâm cho một người thân yêu đã ở bên kia thế giới.

Luận điểm 2: Hình ảnh người mẹ nghèo khổ trong khổ 2.

Nếu như khổ 1, nhà thơ thể hiện sự tôn kính với mẹ bằng việc hương khói trên bàn thờ thì ở khổ thứ ông miêu tả cụ thể tới số phận của bà.

“Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”

Mẹ ông cũng như bao người phụ nữ thôn quê khác, đều có số phận như những thân cò lặn lội, tần tảo nuôi con. Mẹ Nguyễn Duy hiện ra trong tâm trí ông là một người phụ nữ ngay cả chiếc yếm đào cũng không có. Cái tấm yếm giản dị nhất mà thường bất kỳ người phụ nữ nào cũng có. Không những thế, bà thậm chí còn không có được cả niềm vui của việc đội nón quai thao, mà phải đội nón mê. Một loại nón làm từ cây cỏ. Quanh năm bà chỉ biết làm lụng nuôi con cái. Chiếc váy bà mặc cũng chỉ toàn nhuộm bùn nâu. Đã thế, ngoài thời gian ruộng vườn, bà còn tranh thủ bán buôn bầu bí ở chợ. Thật là một người phụ nữ nghèo, lại tất bật nhiều việc.

Phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của nhà thơ mới thương làm sao những người mẹ lam lũ. Không chỉ mẹ ngày xưa mà ngay cả thời nay, các bà mẹ vẫn luôn chấp nhận cuộc sống khổ cực để mong sao con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Luận điểm 3: Những lời dạy của mẹ qua lời ru

Thương mẹ, nhà thơ nhớ cả những lời ru của mẹ. “Cái cò… sung chát đào chua…/ câu ca mẹ hát gió đưa về trời/ ta đi trọn kiếp con người/ cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Lời ru ấy như nói lên chính cuộc đời của mẹ. Cuộc đời của cái cò, đầy chua cay chat đắng. Dù cho câu hát đó có về trời thì nó mãi ghi trong lòng của tác giả, mãi đậm sâu trong tâm trí của nhà thơ

Với Nguyễn Duy, lời ru ấy không chỉ đơn thuần là lời ru cho con ngủ ngon giấc, mà còn là những lời răn dạy về cuộc đời, về kiếp người.

“Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ… mẹ ru con

liệu mai sau các con còn nhớ chăng”

Mỗi lời ru ấy đã nuôi lớn tâm hồn nhà thơ, giúp ông lớn lên biết lẽ sống ở đời. Trong khổ thơ có một câu thật hay và ý nhị: “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. Rất nhiều người con đất Việt đã được nuôi dưỡng trong tiếng hát lời ru, nhưng không phải ai cũng hiểu tầm quan trọng của lời ru tiếng hát như tác giả. Thường người ta xem trọng chất dinh dưỡng, để thấy rõ chiều cao, cân năng. Chứ chẳng ai để ý đến tâm hồn thẩm thấu của đứa trẻ khi nghe mẹ ru, bà hát.

Không những, ở câu thơ tiếp theo, nhà thơ thể hiện nỗi lo lắng khi đến đời con cháu sau này liệu có được nghe những lời ru, có còn nhớ những câu ca đó nữa không. Ông cũng thể hiện niềm tự hào về truyền thống khi bà ru mẹ, xong mẹ ru con. Ông tự hào vì được nghe lời ru da diết mà nhiều ý nghĩa thâm sâu như thế.

Luận điểm 4: Nỗi nhớ mẹ qua những kỷ niệm

Phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, ngoài nỗi nhớ về những lời ru, hình bóng của mẹ, tác giả còn nhớ tới những khoảnh khắc vui chơi ấu thơ bên mẹ. Đó là những đêm hè, đêm thu, hai mẹ con trải chiếu nằm đếm sao. Khi đó mẹ còn kể cho tác giả nghe chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ, chú Cuội, chị Hằng, thằng Bờm. Ông cũng không quên hình ảnh chiếc quạt mo mà mẹ vẫn dùng để quạt cho mình mát rồi vừa nghêu ngao những khúc ca quen thuộc. Ông cũng không quên những hôm hai mẹ con đi tìm đom đóm, quanh bờ ao. Ôi biết bao là kỷ niệm đẹp đẽ mà tác giả sẽ chẳng bao giờ quên.

“Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng năm

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi”

Khi phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, đến cuối bài độc giả càng thấy rõ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương da diết của tác giả. Đặc biệt là hình ảnh mẹ nằm chỗ ướt còn nhường con chỗ khô trong những đếm đông giá rét. Còn cả việc mẹ “miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương”. Ngày xưa, chưa có máy xay nên để bón cho con nhỏ ăn, mẹ thường phải nhai nhỏ. Nhai làm sao mà không nuốt hết chất dinh dưỡng vào mình mà vẫn có thể lần lựa được xương ra khỏi cơm cá cho con ăn. Việc đó ngay nay trông thật mất vệ sinh nhưng với ngày xưa thiếu thốn, đó lại là cách tốt nhất để giúp các con ăn no.

“Nhìn về quê mẹ xa xăm

lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa

ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…”

Kết thúc bài thơ vẫn là nỗi nhớ thương dai dẳng, sự tôn kính của tác giả dành cho mẹ. Dù số phận mẹ hẩm hiu, phải sớm lên niết bàn nhưng trong tâm trí ông mẹ vẫn sống mãi. Dù thời gian bên mẹ không nhiều nhưng với ông mẹ cũng như bà, luôn dành cho con tìm yêu vô điều kiện. Đúng là tình cảm gia đình, tình cảm người mẹ dành cho con luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong mọi thứ tình cảm của con người.

Kết bài

Với nỗi nhớ thương mẹ sâu đậm, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên một bài thơ làm lay động lòng người. Mỗi câu thơ như là một tiếng khóc mẹ nức nở tự sâu tận đáy lòng của tác giả muốn tỉ tê cùng mẹ. Bất kỳ ai đã từng sống qua gia đoạn chiến tranh nghèo khổ của đất nước sẽ dễ dàng tìm thấy bản thân mình đâu đó trong bài thơ.

Phân tích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, độc giả nhận giá ra những triết lý sâu xa trong tác phẩm qua những hình ảnh thân thuộc. Với thể thơ lục bát, cùng những câu từ láy và sự ví von ẩn dụ đã càng nhấn mạnh hơn nỗi niềm của tác giả. Đồng thời cũng muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương gia đình, yêu quê hương. Bởi mẹ chính là quê hương và quê hương cũng chính là mẹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *