Dưới đây là tài liệu phân tích nhân vật Trọng Thủy ngắn gọn và chi tiết nhất mà các bạn đang tìm kiếm. Bài văn mẫu này sẽ giúp các bạn tham khảo ý để hoàn thành bài tập văn của mình hoàn chỉnh và hay nhất.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu phân tích nhân vật Trọng Thủy ngắn gọn chi tiết nhất
Có những nhân vật xuất hiện không nhiều trong tác phẩm nhưng lại để lại ấn tượng và ám ánh sâu sắc với người đọc. Phân tích nhân vật Trọng Thủy trong câu chuyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phân tích nhân vật Trọng Thủy phần mở bài chi tiết
Để bài phân tích nhân vật Trọng Thủy được bắt đầu hấp dẫn, trước hết, các bạn cần giới thiệu khái quát tác phẩm rồi dẫn dắt vào nhân vật chính Trọng Thủy.
Tác phẩm An Dương và Mỵ Châu – Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết nổi tiếng trong nền văn học dân gian Việt Nam. Cũng như bao truyền thuyết khác, tác phẩm không chỉ mang giá trị lịch sử to lớn về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của vua An Dương Vương, mà còn hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện độc đáo và tình tiết truyện li kỳ, yếu tốt kỳ ảo. Nhờ đó, mà tác phẩm vẫn sống mãi trong lòng mọi thế hệ người dân Việt Nam với những bài học lịch sử cùng những đạo lý làm người thâm sâu.
Thế nên, nhà thơ Tố Hữu đã có bài thơ:
“Tôi kể người nghe truyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
Trong tác, ngoài An Dương Vương và Mỵ Châu, thì nhân vật Trọng Thủy là một trong những nhân việc khiến người đọc ấn tượng hơn cả. Trọng Thủy được dân gian cho sắm vai phản diện, khi thông đồng với cha lập nên âm mưu lừa dối vợ và cha vợ để chiếm đoạt giang sơn, nhưng hắn lại có tình yêu chân thật với Mỵ Châu. Cái chết của Trọng Thủy đã khiến người đọc vừa hận nhưng cũng vừa thương xót cho cặp uyên ương ngang trái.
Thân bài chi tiết phân tích Trọng Thủy
Luận điểm 1: Lai lịch của Trọng Thủy
Phân tích nhân vật Trọng Thủy không thể không nhắc tới vị trí của nhân vật trong tác phẩm, đó là sinh ra làm vai phản diện, vai ác. Hắn là con trai của Triệu Đà. Đây là một tên Vua tham lam độc ác. Hắn luôn lăm le muốn xâm lược nước Âu Lạc. Triệu Đà đã cùng quan quân nhiều lần đánh chiếm Âu Lạc nhưng không thành.
Trọng Thủy không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà khi Triệu Đà tính kế mưu sâu, vờ sang cầu thân thì hắn mới xuất hiện. Trọng Thủy lúc này được xây dựng là một người con trai ngoan ngoãn, luôn nghe lời cha răm rắp mà không biết phân biệt trắng đen, đúng sai. Nghe theo sự sắp đặt của vua cha, hắn trang Âu Lạc cầu hôn với nàng Mỵ Châu. Rồi từ đó, tranh thủ thời cơ để tìm hiểu bí mật về loa thành và nỏ thân để tổ chức đánh chiếm Âu Lạc.
Luận điểm 2: Trọng Thủy là người chồng bạc tình
Từ lúc xuất hiện trong truyện, nhân vật Trọng Thủy khoác lên mình vai phản diện. Hắn không chỉ nghe theo lời cha mà còn mưu mô quỷ kế dùng mọi cách để thực hiện ý đồ xấu xa kia thành sự thật. Lúc sang cầu thân, hắn mang nhiều lễ vật, giả vờ luồn cúi chịu nhún nhường trước vua An Dương Vương. Tỏ ra sợ hãi trước sự kỳ bí của nỏ thần. Trọng Thủy quan sát Mỵ Châu, rồi dùng những từ ngon ngon và hành động âu yếm để lấy lòng nàng.
Vốn không thích chiến tranh, chỉ mong đất nước được quốc thái dân an, nên Anh Dương Vương đồng ý để Trọng Thủy cưới Mỵ Châu. Nhưng ông đã gặp sai lầm khi đồng ý cho Trọng Thủy ở rể. Mặc cho tướng Cao Lỗ đã khuyên can là không nên, nhưng lúc này dường như Vua đã mù quáng, đã quá tin vào sự kết giao của hai nước. Nhưng mối nhân duyên này dường như đã là điềm báo không lành:
“Một đôi kẻ Việt người Tàu
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương”
Sau khi được ở rể, đã lấy được niềm tin yêu của công chúa Mỵ Châu ngây thơ trong sáng, Trọng Thủy bắt đầu thực hiện âm mưu. Hắn lợi dụng lòng tin của Mỵ Châu để xem bí mật của loa thành, rồi âm thầm vẽ lại sơ đồ, những điểm trọng yếu. Hắn nài nỉ Mỵ Châu cho xem bí mật nỏ thần rồi âm thầm, vào một đêm trăng lấy cắp rồi gửi mật thư về nước cho vua cha. Sau khi đã hoàn thành, hắn lừa gạt lòng trắc ẩn của Mỵ Châu. Hắn nói hắn nhớ nhà và muốn về quê thăm cha để báo đáp công ơn. Tưởng hắn là con người hiếu thảo biết trọng nghĩa tình nên Mỵ Châu và An Dương Vương đồng ý. Để rồi, hắn về quê cùng cha đem quân trực tiếp đi đánh Âu Lạc.
Đọc đến đây, độc giả không khỏi thương xót cho nàng Mỵ Châu vì quá yêu chồng mà trái tim đặt nhầm chỗ. Càng thương Mỵ Châu bao nhiêu, càng căm phẫn với sự bạc tình bạc nghĩa của Trọng Thủy bấy nhiêu. Dường như trong mắt Trọng Thủy, Mỵ Châu không phải là vợ, mà chỉ là con tốt trên bàn cờ hắn cần phải đánh thắng. Thời gian ân ái, yêu thương vợ chồng không được Trọng Thủy coi trọng. Lúc này, Trọng Thủy là một con người bị sự tham lam che mắt. Hắn chỉ mong muốn cùng cha lập nên chiến công và trở thành bá chủ của nước Âu Lạc.
Luận điểm 3: bi kịch của Trọng Thủy
Càng phân tích nhân vật Trong Thủy, độc giả càng nhận thấy dù con người có những hành động xấu xa để đạt được mục đích của mình, nhưng tận sâu trong tâm hồn vẫn có những điều thiện riêng.
Khi đánh chiếm loa thành thành công, Trọng Thủy chợt nhớ tới lời Mỵ Châu nói. Nếu có việc gì sẽ rắc lông ngỗng trên dọc đường. Và cứ thế, Trọng Thủy theo vết đó mà truy đuổi để quyết giết An Dương Vương và tìm Mỵ Châu. Thế nhưng, khi thấy quân giặc theo sau, lại được Rùa thân chỉ rằng, quân thù ngay sau lưng thì An Dương Vương đã không còn tình cảm cha con mà tự tay chém chết con gái.
Đến nơi, thấy Mỵ Châu chết nằm trong vũng máu, trái tim Trọng Thủy lúc này mới nhức nhối và thắt lại. Hắn nhận ra mình yêu Mỵ Châu tha thiết. Hắn cùng cha muốn chiếm Âu Lạc nhưng không hề muốn gây ra cái chết cho nàng. Trọng Thủy nhận ra mình yêu vợ hơn bao giờ hết nhưng lúc này đã quá muộn. Hắn ôm chặt xác nàng, khóc nức nở rồi mang về chôn ở gần loa thành. Lúc này yếu tố kỳ ảo lần nữa xuất hiện. Người ta kể rằng, chỗ chôn Mỵ Châu sau bỗng hóa thành một chiếc giếng. Thấy điềm lạ, Trọng Thủy ngày đêm âu sầu, ân hận rồi vì quá nhớ thương đã nhảy xuống đó tự vẫn. Hắn mong cái chết sẽ mang hắn đến với Mỵ Châu. Hắn muốn chuộc lỗi với nàng. Hắn muốn nàng tha thứ. Vì thực sự, hắn yêu Mỵ Châu rất nhiều. Hắn không màng danh vọng, không màng tiền tài nếu như không có Mỵ Châu ở bên.
Quả thực, truyền thuyết có kết thúc thật bị ai và các nhân vât trọng truyện đều có số phận thật vừa đáng thương vừa đáng trách Trọng Thủy cũng vậy, nếu không nghe lời cha hắn trở thành một người con bất hiếu, bất trung bất nghĩa, nhưng vì nghe lời cha, hắn phải hy sinh tình yêu, gia đình riêng của bản thân.
“Trọng Thuỷ ơi giờ ở đâu, ở đâu ???
Giếng sâu thẳm biết bao giờ vơi lệ nhỏ
Con đường tình lông ngỗng bay trong gió
Anh đi theo em, vằng vặc trăng tàn trôi….
Dù cách xa, còn vết lông ngỗng rơi
Em không muốn nhớ…
phút giây nào em không nhớ???
Anh đi theo em trong từng hơi thở
Tim chết dần theo từng chặng vó ngựa bay….”
Chi tiết phần kết
Phân tích nhân vật Trọng Thủy, bạn đọc không khỏi xót xa trước mối tình ngang trái. Mối tình nửa Việt nửa Tàu, thật khó trọn vẹn đôi đường. Nhân vật trong Trọng Thủy được xây dựng là một con người phản diện, lợi dụng tình yêu của vợ để lừa dối và đạt mục đích của mình. Nhưng hắn cũng là một người đáng thương, khi bị đặt giữa việc tình yêu cá nhân và việc nước. Với hành động tự vẫn của hắn là minh chứng cho sự hối hận, sự lụi tàn của cái xấu trước cái tốt đẹp và thiện lương của Mỵ Châu.
Qua câu truyện này, chúng ta rút ra được bài học, đó là làm việc luôn phải dùng lý trí để suy nghĩ và dùng trái tim để quyết định. Không bao giờ chỉ được dùng một trong hai mà cần kết hợp cân bằng để thấu tình đạt lý.