Để hoàn thành tốt chương trình Ngữ văn THPT, các bạn học sinh cần phân tích tác phẩm Chí phèo lớp 11 thật hay và đầy đủ nhất. Dưới đây là tài liệu văn mẫu các bạn đang cần. Các bạn có thể vận dụng vào bài viết của mình kết hợp cùng sự sáng tạo của bản thân nhé!
Bạn đang đọc: Tài liệu phân tích tác phẩm Chí phèo lớp 11 đặc sắc nhất năm 2021
Chí phèo của Nam Cao là tác phẩm văn học kinh điển, đã được dựng thành phim và thành phim ca nhạc. Các giá trị độc đáo đã làm nên tên tuổi của tác phẩm cũng như tác giả trong suốt nhiều thập kỷ qua. Phân tích tác phẩm Chí phèo lớp 11, các bạn sẽ hiểu hơn về những lí do vì sao độc gia lại mê mẩn câu chuyện này đến vậy.
Mở bài chi tiết phân tích tác phẩm Chí phèo
Trước khi bắt đầu phân tích tác phẩm Chí Phèo lớp 11, các bạn cần giới thiệu khát quát về tác giả.
Nhà văn Nam Cao là một trong những tác giả tiêu biểu trong nên văn học Việt Nam. Ông bắt đầu sáng tác từ những năm 1936. Nam Cao ghi dấu trong lòng độc gỉa bằng một số tác phẩm như Đôi mắt, Lão Hạc, Sống mòn… Trong đó, khi tác phẩm Chí phèo ( hay tên gốc là Đôi lứa xứng đôi) thì tài năng của ông mới được công nhận và đạt đến đỉnh cao. Cái đỉnh của ông ở đây không phải là ở việc ông viết nhiều, viết dài, mà ở chất lượng ngôn ngữ và tư duy xã hội văn học của tác giả.
Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm chứa đựng những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà không phải tác phẩm nào cùng thời cũng làm được.
Qua Chí Phèo, tác giả giúp người đọc có thể nhìn thấy rõ bức tranh khái quát về cuộc sống khổ cực của vùng nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Đó là sự tha hóa của một số nông dân lương thiện, đã bị xã hội thối nát áp bức đưa đẩy đến con đường tha hóa nhân cách, trở thành những tên lưu manh không lôi thoát.
Chi tiết thân bài phân tích tác phẩm Chí Phèo lớp 11
Luận điểm 1: hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Để phân tích tác phẩm Chí phèo lớp 11 được sâu sắc, chúng ta cần hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Theo nhà văn Nam Cao chia sẻ, truyện ngắn này được ông sáng tác năm 1941. Đây là câu chuyện dựa trên cơ sở người thật việc thật. Chuyện xảy ra ở ngay chính quê hương ông – làng Đại Hoàng (nay thuộc Lý Nhân, Hà Nam). Từ những câu chuyện có thật đó, tác giả đã hư cấu và thêm thắt, tạo nên câu chuyện về cuộc đời người nông dân bị tha hóa Chí Phèo. Đồng thời vẽ nên một bức tranh hiện thực về đời sống xã hội nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng tám. Vì viết từ việc thật người thật nên câu chuyện của ông khiến độc giả như là đang tường thuật một chuyện xảy ra ngoài đời chứ không phải là một tác phẩm hư cấu. Khiến độc giả đã đọc phải đọc hết một mạch không dứt.
Luận điểm 2: bối cảnh ra xuất hiện tác phẩm
Để tác phẩm thêm hấp dẫn, nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho làng là làng Vũ Đại, nơi Chí Phèo sinh sống. Đây là một ngôi làng cổ, đậm chất nông thôn Việt Nam. Với những phong tục tập quán cũng như thói quen rất nông dân. Ví như khi mới nghe Chí chửi, là dân làng ra xem. Một thời gian thấy chán, thì chẳng ai quan tâm nữa, mặc kệ thân ai người ấy sống. Bối cảnh tiếp theo tác giả xây dựng trong tác phẩm đó là “một cái lò gạch cũ”. Đó chính là nơi Chí Phèo được sinh ra. Chí bị bỏ rơi ở đó, không cha không mẹ, không nhà không cửa, Chí dường như không có quyền được làm người. Hình ảnh lò gạch cũ xuất hiện đầu và cuối tác phẩm như là nút thắt và mở về sự đắng cay của một đời người.
Luận điểm 3: hệ thống nhân vật điển hình
Luận cứ 1: nhân vật Chí Phèo
Phân tích tác phẩm Chí phèo lớp 11 đầy đủ, nhất thiết phải phân tích tuyến nhân vật điển hình. Trước hết là nhân vật Chí Phèo.
Chí Phèo là nhân vật điểm hình cho người nông dân lương thiện trước Cách mạng tháng 8. Vì xã hội đưa đẩy, bị bọn quan lại, cường hào áp bức, đẩy vào tù để rồi tha hóa trở thành một tên lưu manh, nát rượu, trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại.
Cả cuộc đời Chí là một tấn bi kịch từ lúc sinh ra. Bởi khi mới lọt lòng, hắn đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Hắn tứ cố vô thân, bị xã hội ruồng bỏ, Hắn sinh ra đã không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Thế nên, dù lớn lên là một chàng thanh niên lương thiện chăm chỉ, nhưng vì không có tí quyền làm người nào nên hắn bị Bá Kiến đẩy vào tù rồi bị cái nhà tù thực dân đó chà đạp, biến thành một tên quỷ đội lốt người.
Sau hai mươi năm bị đọa đày trong tù tội, hắn về làng mang theo những nỗi đau khổ tột cùng. Hắn chửi người, chửi đời. Lời chửi của hắn là nỗi căm phẫn với xã hội vì đã không có hắn làm người. Xã hội không chửi lại hắn bởi chẳn ai công nhận hắn là người. Hắn đắm chìm trong rượu, hắn rạch mặt ăn vạ. Hình tượng Chí Phèo uống rượu vào là chửi bới đánh đập người khác dần trở thành điển hình cho những người nghiện rượu mọi thời. Cứ hễ thấy ai uống nhiều rượu là y rằng người ta ví anh ta như Chí Phèo.
Cuộc đời Chí Phèo cũng có lúc sáng tỏ một chút khi hắn gặp Thị Nở trong một đem trăng sáng. Cuộc gặp gỡ ấy như một điều vi diệu đã khơi dậy bản năng làm người, làm đàn ông trong tâm hồn Chí. Tình cảm chân thành, mộc mạc của Thị Nở đã đánh thức lương tri trong tầm hồn đã chết của Chí. Để rồi hắn khao khát có một cuộc sống bình thường, có một mái ấm gia đình với vợ và đàn con thơ. Thế nhưng thật bi ai, lúc bấy giờ, cái xã hội thối nát đó chưa có lối thoát nên dù Chí có khát khao nhưng vẫn không thực hiện được. Bởi không ai cho Chí lương thiện cả: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!”.
Nhân vật Chí được xây dựng với những việc làm hành động tàn bạo nhưng lại không khiến người đọc cam ghét và phẫn nộ. Chỉ thấy thương xót cho một số phận con người sinh ra và chết đi đều không được có ngày hạnh phúc trọn vẹn.
Luận cứ 2: nhân vật Bá Kiến
Bên cạnh Chí Phèo là hình tượng cái thiện bị tha hóa, thì nhân vật Bá Kiến là đại hiện cho cái ác. Hắn là một nhân vật có lòng dạ vô cùng hiểm ác. Hắn luôn giả vờ là con người hiền lành thương người, nhưng thực chất là luôn cố đẩy con người ta vào con đường cùng quẫn, biến họ thành những tay sai nguy hiểm.
Bá Kiến được nhà văn Nam Cao xây dựng để đại diện cho gia cấp thống trị và bộ mặt tàn bạo của xã hội lúc bấy giờ. Chúng không chỉ tham lam độc ác mà còn tìm mọi cách bóc lột, áp bức nhân dân đến chết. Ở nhân vật này có đầy đủ phẩm chất của một kẻ hiểm ác, khi mềm khi cứng, để biến không chỉ Chí mà còn nhiều người nông dân khác thành con quỷ.
Luận điểm 4: tình huống truyện đặc sắc
Phân tích tác phẩm Chí Phèo lớp 11, các bạn không thể không nhắc đến những tình huống truyện độc đáo. Tình huống đầu tiên dẫn đến bi kịch cuộc đời Chí đó là lúc Bá Kiến thấy Chí Phèo bóp chân cho bà Ba. Sau đó, chỉ vì ghen ăn tức ở mà hắn đẩy Chí vào con đường tù tội. Mở màn cho chuỗi tháng ngày đầy đau thương của nhân vật Chí Phèo.
Tình huống hai đó là Chí say, rồi vô tình trở thành tay sai nguy hiểm của Bá Kiến. Từ đây, Bá Kiến nhào nặn Chí Phèo và Chí Phèo cũng để mặc cho Bá Kiến nhào nặn mình từ một chàng thanh niên nông dân chất phác thành một con quỷ hung ác, không sợ bất cứ thứ gì.
Tình huống tiếp theo và cũng là tình huống đặc biệt ấn tượng nhất đó là chuyện Chí Phèo gặp Thị Nở. Thị Nở là một người có tính tình hâm dở, xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn. Thế nhưng, trong đêm trăng ấy, Nở đã đánh thức bản năng làm người trong tâm hồn Chí. Sau đó, sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc chân thành của Thị đã đánh thức lương tri lương thiện trong con người Chí. Vì thế hắn khao khát được làm người bình thường, được trở thành lương thiện.
Kết bài chi tiết
Phân tích tác phẩm Chí Phèo lớp 11, không thể không kể đến những giá trị đặc sắc của tác phẩm.
Giá trị hiện thực của tác phẩm chính là thông qua hệ thống nhân vật cùng những tình huống truyện độc đáo, đã vẽ nên bức tranh xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 rõ rệt. Đó là bức tranh về một xã hội mà dân lành bị áp bức bóc lột, trong khi bọn quan lại cường hào độc ác lại được nhởn nhơ sống hưởng vinh hoa phú quý. Một xã hội không có lối thoát dành cho những con người thấp cổ bé họng không có quyền và tiền trong xã hội đó.
Bên cạnh giá trị hiện thực là giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua nhân vật Chí Phèo và Thị Nở, chúng ta hiểu rằng, dù trong đớn đau cùng cực, tận sâu trong mỗi người đều luôn có một trái tim lương thiện.