Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ là một trong những bài làm văn được yêu thích nhất của học sinh lớp 11. Qua bài làm, các bạn có thể cảm nhận tình cảm yêu thương sâu sắc mà ông Tú dành cho bà Tú. Đồng thời cảm nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa kia.
Bạn đang đọc: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ chi tiết và ngắn gọn nhất
Dưới đây là tài liệu phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ mà các bạn đang cần tìm. Với những luận điểm, luận cứ rõ ràng, bài viết mẫu này sẽ có thể giúp các bạn tham khảo và vận dụng vào bài làm văn của mình hiệu quả. Nhưng các bạn hãy luôn nhớ, phải kết hợp cùng với sự sáng tạo của bản thân thì bài làm mới độc đáo và dễ đạt điểm cao.
Chi tiết mở bài phân tích hình ảnh bà Tú
Điều cần nhắc đến đầu tiên trong phần mở bài phân tích hình ảnh bà Tú đó là giới thiệu về tác giả Trần Tế Xương. Quê ông ở làng Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định (thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định ngày nay).
Trần Tế Xương sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nho học. Từ thủa nhỏ, Tế Xương đã nổi tiếng vô cùng thông minh. Đặc biệt ông có tài ứng đối thơ phú rất hay nên khiến mọi người đều phải thán phục. Là người tài giỏi, nhưng ông lại sinh và vào hoàn cảnh nước mất nhà tan. Tuổi thơ ông phải trải qua nhiều ngày đen đối của chế độ phong kiến thực dân. Xã hội loạn lạc ấy đã ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách cũng như tư tưởng trong thơ văn của tác giả.
Trần Tế Xương là tấm gương điển hình cho học tài thi phận. Ông học giỏi nhưng con đường thi cử của ông rất lận đận. Ông tham gia thi cử từ năm 15 tuổi nhưng mãi tới lần thứ 4 mới đỗ Tú Tài. Sau đó, ông lại trượt thêm 5 lần khoa thi cử nhân nữa nên nỗi ám ảnh rớt thi luôn ám ảnh tỏng tiềm thức của ông. Không những lận đận khoa cử, ông còn có một cuộc sống gia đình nghèo túng. Ông cười vợ và sinh tận 8 người con. Công việc không ổn định, con lại đông nên gia đình nghèo càng lại khó khăn hơn. Mọi thu nhập trong gia đình đều do một tay người vợ ông, bà Tú quán xuyến, chăm sóc. Vì thế, ông viết bài thơ này tặng vợ để bày tỏ tấm lòng cảm ơn và yêu thương đối với vợ. Đồng thời phê phán xã hội bất công đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.
Phân tích hình ảnh bá Tú trong bài thơ Thương vợ, chúng ta cũng nhận ra hình tượng khái quát của người phụ nữ trong thơ ca thời trung đại. Đó là hình tượng người phụ nữ đảm đang, chung thủy, hết mực về gia đình, đẹp người và đẹp nết nhưng họ lại có số phận hẩm hiu. Cũng như Tế Xương, tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã từng bày tỏ sự cảm thông và niềm thương cảm sâu sắc tới số phận của người phụ nữ. Qua hình ảnh người phụ nữ, tất cả các tác giả đã lên án, phê phán xã hội phong kiến bất công thối nát đã xem nhẹ quyền con người, trọng nam khinh nữ.
Thân bài
Thương vợ là một trong những bài thơ cảm động nhất về chủ đề bà Tú mà nhà thơ Trần Tế Xương đã sáng tác. Với tâm hồn phóng khoáng và trái tim yêu người tha thiết, tác giả đã viết lên những câu thơ thật sâu sắc và cảm động. Và có lẽ, đây cùng là bài thơ tặng vợ mà chỉ có người chồng như Tế Xương mới có thể làm được.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Luận điểm 1: hình ảnh bà Tú – người phụ nữ lam lũ
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ, đầu tiên phải nhắc đến hoàn cảnh của bà Tú. Cũng như nhiều phụ nữ nghèo khác, bà đang mang gánh nặng của gia đình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Đó là bà làm nghề buôn thúng bán chợ ở một mom sông nhỏ, bấp bênh không vững vàng. Công việc đấy của bà nhằm nuôi đủ năm miệng ăn của 5 người con và một miệng ăn của chồng. Thời gian làm việc cảu bà là “quanh năm”. Bà làm lụng không quản ngày tháng, liên tục ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm khác. Ở một địa điểm bán buôn là “mom sông”. Đó là một phần đất nhô ra phía lòng sông, nơi không ổn định, có vẻ mạo hiểm và không an toàn. Chứ không phải nơi đất bằng, nơi chợ đông đúc. Người phụ nữ ấy với công việc vô cùng lam lũ, không ổn định, vất vả ngược xuôi và còn phải đèo bồng thêm 5 con và một chồng.
Từ nuôi ở đây có nghĩa là bà làm việc chính trong khi những người kia phụ thuộc hoàn toàn vào bà. Điều này có nghĩa là bà làm việc lam lũ không chỉ nuôi chính bà mà còn phải hy sinh thân mình vì người khác. Bà là điển hình cho những người phụ nữ luôn một lòng hết mực chăm lo cho gia đình.
Những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục miêu tả sự vất vả cực nhọc, lo lắng và gian truân của người vợ:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Dù không thể thăng quan tiến chức, mang lại lộc lá công danh tiền tài cho gia đình, nhưng Tế Xương hiểu vợ ông. Ông hiểu rằng, mỗi ngày qua đi, bà Tú đều phải “Lặn lội” đi kiếm cái ăn cho cả gia đình. Ông ví bà Tú như thân cò đi mò cá cho đàn con. Không phải lúc đông đúc mà là “khi quãng vắng”. Một thời gian heo hút đến rợn ngợp, đầy rẫy sự bất an và nguy hiểm âu lo. Một sự ví von khơi gợi sâu sắc nỗi vất vả, lẻ loi khi kiếm ăn của người vợ. Hình ảnh đồng thời cũng thể hiện khái quát nỗi đau thân phận của người phụ nữ thời phong kiến. Có thể khẳng định, với nghệ thuật ẩn dụ thân cò, nỗi vất vả, gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh và khắc họa đậm nét.
Bà Tú làm công việc không chỉ ở nơi không an toàn mà công việc ấy còn chứa đựng biết bao sự tranh chấp, bất trắc và hiểm nguy. Chỉ một chút mom sông ấy thôi nhưng cũng có bao kiếp người chen lấn xô đẩy để buôn bán. Thế nên ông Tú mới phải thốt lên “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Lúc hoang văng thì hoang vắng đến lạnh người. Mà lúc đông đúc lại đông đúc đến nghẹt thở. Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ, phép đối, hoán dụ và khai tác sáng tạo từ hình ảnh thân cò trong thơ ca dân gian đã làm rõ nét hơn vẻ vất vả, lam lũ, cơ cực của cuộc đời bà Tú.
Thông qua việc miêu tả cảnh mưu sinh của vợ, ông Tú mong muốn thể hiện tấm lòng xót thương của mình. Ông biết bà vất vả, gian truân đấy thế nên ông lại càng cảm thấy tủi hổ với chính mình.
Luận điểm 2: những phẩm chất cao quý của bà Tú.
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ, bên cạnh sự lam lũ vất vả của một người phụ nữ là trụ cột trong gia đình thì bà còn mang trong mình những phẩm giá cao quý và đáng kính trọng. Tuy hoàn cảnh gia đình éo le, chồng thi mãi con đường công danh mà không thành, đàn con thì nheo nhóc, nhưng bà Tú vẫn chu đáo, vẫn lo toan chu toàn cho chồng con. Bà không chỉ nuôi, chăm sóc họ hoàn toàn mà còn nuôi đủ. Có nghĩa là bà chưa một ngày để họ thiếu. Bà đảm đang, xem việc chăm chồng chăm con là trách nhiệm, là nghĩa vụ phải là và đó cũng là thể hiện tình yêu dành cho chồng cho con.
“Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công”.
Phẩm hạnh cao quý của Bà Tú còn được thể hiện trong sự tần tảo đảm đang mà không một lời ca thán. Bà tự hiểu rằng đó là cái duyên, cái nợ nên “âu đành phận”. Bà ý thức được việc lấy được ông Tú âu cũng là cái duyên. Nếu ông Tú làm quan thì bà được nhờ, nhưng ông không làm quan thì bà cũng đành chịu, chứ bà cũng không than vãn. Hơn nữa, bà cũng không “dám quản công”. Bà không dám và cũng không muốn kể công cán của mình. Bà chỉ âm thầm và lặng lẽ hy sinh cho chồng con. Đó là đức tính cao đẹp mà bất kỳ người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến nào cũng theo đuổi và xem đó là biểu tượng của sự phẩm hạnh.
Qua đây, tác giả Tế Xương muốn khẳng định, trong cuộc sống càng khó khăn, vất vả, thì phậm hạnh đức độ của con người càng bộc lộ. Giống như bà Tú và bao người phụ nữ thời phong kiến khác, họ chịu thương chịu khó và hết lòng vì gia đình, vì chồng con.
Mặc dù hai câu cuối không trực tiếp nói về phẩm hạnh và hình ảnh bà Tú, nhưng đó là hai câu thơ tự trách mình của ông Tú. Vì quá xấu hổ trước sự hy sinh lớn lao cao đẹp của bà Tú nên ông Tú tự xỉ vả bản thân mình. Ông tự chửi mình “có chồng hờ hững cũng như không”. Đặc biệt, ông còn lên án xã hội “thói đời ăn ở bạc”. Cái thói đời ấy không chỉ bất công, chà đạp lên thân phận của người phụ nữ mà còn lên cả những người tài năng, ngay thẳng. Thật là một xã hội rối ren loạn lạc khiến con người ta phải chịu ấm ức và bi ai.
Luận điểm 3: nghệ thuật thể hiện hình ảnh bà Tú đặc sắc
Nhà thơ Tế Xương vốn mang tâm hồn phóng khoáng. Thơ ca ông thường có tính châm biếm đả kích sâu cay. Trong bài Thương vợ cũng vậy, mặc dù không có ca từ nào mang tính hài hước, nhưng khi đọc lên độc giả vẫn cảm nhận được nụ cười xót xa trước số phận cuộc đời.
Đặc biệt, với những câu từ giản dị, nhưng giàu sức biểu cảm, tác giả đã vẽ lên bức tranh bà Tú vô cùng rõ nét với những đường nét lam lũ và vất vả. Đồng thời với những nghệ thuật hoán dụ, ẩn dụ, phép đối hay đảo ngữ, tác giả đã làm sáng bừng lên nhân phẩm cao đẹp của bà Tú.
Kết bài
Bài thơ Thương vợ có thể xem là bức thư tình của ông Tú gửi tặng bà Tú. Chắc hẳn bà Tú đọc xong sẽ vô cùng cảm động và cảm thấy những hy sinh mình bỏ ra cũng thật đáng.
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ, độc giả rõ ràng nhận thấy một tình yêu tha thiết của ông Tú dành cho vợ. Có thương, có yêu lắm ông mới cảm nhận được sự vất vả gian lao của bà. Có thương, có yêu lắm ông mới thấu cảm được những sự hy sinh thầm lặng và đức tính cao đẹp của vợ. Đó là một thứ tình cảm đáng trân quý mà không phải người chồng nào cũng có thể làm được. Chỉ tiếc rằng ông quá bất lực để mang lại cuộc sống giàu sang cho vợ trong xã hội phong kiến thối nát.