Dưới đây là tài liệu phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận chi tiết nhất. Các bạn học sinh lớp 9 có thể sử dụng để vận dụng vào bài làm của mình sao cho hiệu quả nhất. Các bạn hãy nhớ không được sao chép mà chỉ tham khảo dựa trên sự sáng tạo của bản thân để viết nên bài làm văn ấn tượng và sâu sắc nhé!
Bạn đang đọc: Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá – bài văn mẫu chi tiết nhất
Thơ ca luôn là bức tranh phải ánh đời sống con người bằng ngôn từ vô cùng độc đáo và thi vị. Mỗi tác phẩm thơ văn đều lấy cảm hứng từ cuộc sống đời thực để rồi từ đó ca ngợi hoặc phê phán, giúp tâm hồn mỗi người khi đọc đều trở nên tốt đẹp hơn. Nhà thơ Huy Cận cũng vậy! Những tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần của cuộc sống. Trong rất nhiều tác phẩm, độc giả không thể nào quên bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Chỉ là một hình ảnh quen thuộc thôi nhưng vào thơ ông lại vô cùng độc đáo. Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá, các bạn sẽ càng cảm nhận rõ hơn điều đó.
Mở bài
Nhà thơ Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận. Quê ông ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Con đường học vấn của ông cũng khá rộng mở, khi bé thì học ở quê, sau đó vào Huế học trung học, rồi đậu tú tài Pháp. Cuối cùng ông học Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội. Thời gian này ông cùng ở phố Hàng Than với Xuân Diệu. Năm 1942, ông tích cực tham gia phong trào sinh viên yêu nước từng tham gia cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sau Cách mạng tháng 8 thành công, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị và phụ trách mảng công tác văn hóa văn nghệ.
Từ thủa nhỏ, ông đã bộc lột tình yêu thơn văn. Trước Cách mạng tháng 8, thơ ông mang nhiều nỗi u sầu, đau thương. Bởi khi đó xã hội còn loạn lạc. Nhưng sau Cách mạng tháng 8 thành công, thơ ông tràn đầy sức sống và mang sắc màu tươi vui. Đó là do, những sáng tác của ông luôn bám sát thực tiễn cuộc sống và thời đại. Mỗi tác phẩm mang một dấu ấn riêng khiến người đọc nhớ mãi không quên. Ông cũng được biết đến là một tỏng những thi sĩ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới.
Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá, trước hết chúng ta cần biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Theo chia sẻ của tác giả, bài thơ được ra đời vào giữa năm 1958, trong một chuyến đi thực tế dài ngày của ông ở vùng mỏ Quảng Ninh. Trong khoảng thời gian ấy, thơ ông thực sự nảy nở dồi dào với nhiều cảm hứng từ nhiên nhiên đất nước tươi đẹp. Tác phẩm sau đó được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. “Đoàn thuyền đánh cá” được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Huy Cận.
Chi tiết thân bài phân tích khổ đầu
Luận điểm 1: khái quát nội dung toàn bài thơ
Trước khi đi vào sâu phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá, các bạn có thể giới thiệu qua về nội dung toàn bài. Đây được xem là một khúc tráng ca đầy vui tươi, ca ngợi tinh thần lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước. Đồng thời, qua bài thơ, tác giả thể hiện niềm tự hào và sự hoan hỉ trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp giàu sức sống của quê hương đất nước.
Toàn bài được chia thành 3 phần, với phần 1 gồm 2 khổ đầu nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
Phần 2 gồm 4 khổ với hình ảnh đoàn thuyền đang căng buồm đánh cá trên biển. Và phần 3, là khổ cuối với hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Toàn bài đều mang âm hưởng thơ ca khỏe khoắn, căng tràn sức sống và tươi trẻ. Những hình ảnh thơ được xây dựng bằng trí tưởng tượng và sức liên tưởng phong phú, mang tới cho độc giả nguồn cảm hứng vô tận khi đọc.
Luận điểm 2: phân tích 2 câu thơ đầu: thời gian đoàn thuyền ra khơi
Khổ thơ đầu thuộc phần 1, phần diễn tả về cảnh đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Hai câu thơ đầu thể hiện chi tiết thời gian đoàn thuyền ra khơi để làm nhiệm vụ đó là khi hoàng hôn buông xuống. Đó là lúc mặt trời xuống lặn xuống nước. Với người bình thường, đó là một hình ảnh rất đỗi bình thường, nhưng với tâm hồn nhạy cảm và phóng khoáng của một nhà thơ, tác giả Huy Cận đã liên tưởng và ví von mặt trời như “hòn lửa”. Sự so sánh này bỗng tạo ra cho khung cảnh một sự lung linh rực rỡ sắc màu. Mặc dù đó là khoảnh khắc của ngày tàn, là khoảnh khắc thường gợi khơi nỗi buồn. Ấy thế nhưng, trong mắt nhà thơ lúc này, cảnh tượng ấy thật hùng vĩ và tráng lệ, thật đẹp đẽ và căng tràn sức sống, chẳng khác nào sự khởi đầu cho một ngày mới. Như “hòn lửa” tạo ra cho người đọc cảm giác nóng bỏng, thấy được, cầm nắm được, và có thể thấy rằng, ánh mặt trời ấy gần gũi với cuộc sống con người ra sao. Ánh mặt trời ấy không chỉ là của thiên nhiên tươi đẹp mà còn khởi nguồn sức sống của con người.
Đến câu thơ tiếp theo, độc giả càng thêm sự thích thú với thời gian đoàn thuyền ra đi “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Ở đây, nhà thơ Huy Cận đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “sóng – cài then”, “đêm – sập cửa”, để nhấn mạnh sự buông xuống của màn đêm. Đó cũng là thời khắc mà vạn vận đi vào trạng thái ngơi nghỉ, và chỉ có đoàn thuyền là bắt đầu hăng hái lên đường, vươn dài sức trẻ để ra khơi khởi đầu ngày làm việc mới. Hình ảnh ẩn dụ đó không chỉ nói về sự ngơi nghỉ của thiên nhiên, mà qua đó còn nói về khoảng không con người trở về với gia đình. Cài then hay sập của đều là những thứ được dùng trong gia đình. Ở đây tác giả muốn nói, khi đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá cũng là lúc nhà nhà trở về bên tổ ấm gia đình. Những người ở nhà hy vọng và chờ đợi sự trở về trong bình an, may mắn của đoàn thuyền đánh cá. Họ ở nhà trong an toàn để đoàn thuyền ra khơi với sự an tâm và nhiệt huyết. Việc tác giả để “sóng” và “đêm” chủ động cài then và sập cửa cho thấy, thiên nhiên cũng ủng hộ sự hang hái quyết liệt trong công việc của đoàn thuyền đánh cá. Thiên nhiên đã yên ả nhường chỗ lại cho tinh thần lao động vinh quang của tập thể người dân làng chài. Bởi thiên nhiên cũng hiểu đó là một việc làm hết sức ý nghĩa và cao đẹp.
Luận điểm 3: phân tích hai câu thơ sau: diễn tả không khí ra khơi sôi nổi, vui tươi, đầy phấn khởi của đoàn thuyền
Nếu như bên trên, tác giả miêu tả kỹ thời gian đoàn thuyền ra khơi để nhấn mạnh sự đồng lòng của người lẫn cảnh vật thì ở hai câu này, nhà thơ Huy Cận bắt đầu lột tả không khí tươi vui, sôi nổi của đoàn thuyền:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Tác giả sử dụng từ “lại” ở đây nhằm nhấn mạnh đến nhịp sống quen thuộc của công việc. Việc đoàn thuyền đánh ca ra khơi là một nhiệm vụ hàng ngày của người dân nơi đây. Nó lặp đi lặp lại thường xuyên như một thói quen không thể không có. Nhà thơ không chỉ vào một thuyền nào nhất định mà nói là “đoàn thuyền”. Đó là từ chỉ số nhiều, cả một đoàn thuyền gồm nhiều thuyền cùng đi với nhau. Điều này tạo tên một bức tranh đông đúc và tạo ra sức mạng tập thể to lớn. Dường như đoàn thuyền ấy đi đến đâu là sóng nước dạt sang một bên đến đó. Cả đoàn thuyền tạo thành một khối khổng lồ và không có sức mạnh siêu nhiên nào có thể quật ngã. Hình ảnh đoàn thuyền lại ra khơi hừng hực khí thế, khiến cho người đọc cũng thấy tâm hồn mình bỗng rạo rực theo sự sôi nổi và nhiệt huyết ấy.
Tiếp đến, tác giả miêu tả chi tiết khí thế đoàn thuyền ra khơi. Đó là “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đọc đến đây, độc giả như nghe thấy được những câu hát hò dô ta đầy sôi động của người dân làng chài. Họ ra đi để lao động với một công việc không phải nhẹ nhàng gì thế nhưng trong tâm trí họ không hề có chút mệt mỏi. Ngược lại, ai nấy đều vui tươi, căng tràn sức sống, đều cất tiếng hát giữa biển khơi lộng gió. Lúc này, “câu hát” của họ đã hòa vào “gió khơi”, bởi khi ấy, thiên nhiên và con người dường như đã hòa thành làm một. Đoàn thuyền cứ thế thẳng tiến, cứ rẽ gió cưỡi sóng đi phăng phăng và hơn hết là đi trong tâm thế hồ hởi, phấn khởi. Đoàn thuyền ra khơi đánh bắt với một niềm tin mãnh liệt và một tinh thần lao động hang say. Bởi ai cũng hiểu, lao động là vinh quang, ai cũng muốn đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể khẳng định, qua khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên vùng biển tráng lệ và huy hoàng cùng với tinh thần làm việc nhiệt huyết của người dân làng chài. Qua bài thơ, qua khổ thơ, tác giả cũng muốn thể hiện tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước tha thiết. Đồng thời, tác giả cũng tin tưởng rằng, với sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, với tinh thần làm việc hăng say của mỗi người, Việt Nam sẽ sớm tái phục hồi sau chiến tranh, sẽ sớm phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Kết bài
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ngay từ khi ra đời đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Mỗi khổ thơ, câu thơ đều chứa đựng những hình ảnh, thông điệp về tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước cùng tinh thần lao động tập thể của con người nói chung và người dân làng chài nói riêng.
Chỉ với bốn câu, nhưng khi phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá, đã phần nào mang lại cho độc giả cảm xúc dâng trào trước khung cảnh thiên nhiên vùng biển rực rỡ và sự hang say trong lao động của con người nơi đây.