Để hoàn thành chương trình Ngữ văn lớp 12, các bạn học sinh không thể không làm bài phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Đây là một trong những tác phẩm thơ lục bát kinh điển về tình quân dân trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bạn đang đọc: Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc cực chính xác và hay
Thơ văn là bức tranh phản ánh tâm hồn và cuộc sống con người qua những ca từ và ngôn ngữ. Mỗi bài thơ đều chứa đựng những thông điệp và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. Với việc phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bác, các bạn sẽ nhận ra nỗi nhớ da diết giữa chiến sĩ Cách mạng và bà con dân bản trong buổi chi li sau 15 năm gắn bó.
Mở bài
Trước hết, chúng ta cần giới thiệu về tác giả Tố Hữu. Ông là một trong những nhà thơ Cách mạng có sức ảnh hưởng lớn trong nền văn học Việt Nam.
Tên thật của ông là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống văn chương ở Huế. Do đó, ngay từ thủa bé, ông đã có cơ hội tiếp cận với văn học và sớm bộc lộ tình yêu cũng như tài năng thơ phú.
Sinh ra trong thời loạn lạc, sau đó lại có những năm tháng tham gia kháng chiến, nên thơ ông thấm đẫm tinh thần Cách mạng. Nhiều bài thơ đã truyền cảm hứng yêu nước sâu sắc tới thế hệ trẻ lúc bấy giờ.
Trước khi đi vào phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc, các bạn cần hiểu hoàn cảnh ra đời của toàn bộ tác phẩm. Theo nhà thơ Tố Hữu chia sẻ, bài thơ này ông viết sau chiến thắng chấn động địa cầu Điện Biên Phủ (7-5-1954). Khi đó, Hiệp định Giơnevơ được kí kết miền Bắc được lập lại hòa bình. Lúc này, Các mạng cũng như lịch sử đất nước bước sang trang mới. Sau 15 gắn bó với vùng đất Việt Bắc, tháng 10 – 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và các chiến sĩ Cách mạng phải trở về Thủ đô. Trước bước ngoặt lịch sử và trong buổi phân li ấy, tác giả đã viết nên bài thơ rung động lòng người. Bài thơ thể hiện sự luyến lưu, ân tình giữa đồng bào và các chiến sĩ. Mỗi khổ thơ đều toát lên nỗi niềm thương yêu chân tình thấm thiết của quân và dân.
– Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
…………………………………………
Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô”.
Thân bài phân tích chi tiết 20 câu đầu
Mỗi khổ thơ là đều nhấn mạnh nỗi nhớ thương và sự gắn bó sâu nặng của đồng bào chiến khu Việt Bắc với cán bộ Cách mạng. Và có lẽ, 20 câu thơ đầu để lại nhiều ấn tượng và khởi nguồn cho câu chuyện tình quân dân thắm thiết ấy:
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Hai 20 câu thơ trên chính 3 khổ thơ đầu, miêu tả khung cảnh và tâm trạng co người trong những giây phút đầu tiên của buổi phân li.
Luận điểm 1: phân tích 4 câu thơ đầu
Khi phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc, chúng ta có thể phân nhỏ từng khổ để phân tich cụ thể và đầy đủ ý. Với 4 câu thơ đầu, tác giả đã cho thấy thời gian gắn bó 15 năm của đồng bào và các chiến sĩ.
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Lúc này đây, tác giả sử dụng cách xưng hô “mình”, “ta” thể hiện sự thân thiết gắn bó như anh em. Đây cũng là cách nói quen thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ thường xưng hô như vậy với những người an hem bạn hữu thân thiết. Lúc này với họ, các chiến sĩ Cách mạng không chỉ là người mang đến tự do hạnh phúc mà còn là như những người thân, khúc ruột. 15 năm đối với một đời người là cũng đủ dài để nhận thấy những điều quan trọng với bản thân. Hơn nữa, 15 năm gắn bó của đồng bào với chiến sĩ còn thiết tha mặn nồng. Bởi họ đã cùng nhau vượt qua bao gian lao, vất vả, vào sinh ra tử để giúp kháng chiến thành công. Cuộc sống trong gian khổ bao giờ cũng để lại cho những người trải qua những nỗi nhớ sâu sắc không bao giờ quên. Bốn câu thơ những đã có tới tận 3 câu hỏi tu từ. Là những câu hỏi chỉ để hỏi mà không cần câu giải đáp. Bởi lẽ, đó là những câu nói để thể hiện nỗi nhớ nhung của cả người ở lẫn người về. Người về thành thị rồi, chỉ nhìn cây cũng sẽ nhớ núi và nhìn dòng sông thôi cũng sẽ nhớ nguồn suối nơi thượng nguồn này. Sự lặp lại của đại từ “mình” khiến cho câu thơ trở nên dâng trào cảm xúc. Dường như tâm trạng lúc này của người ở và người đi như hòa làm một, đều bịn rịn, lưu luyến và không nỡ phân li.
Luận điểm 2: phân tích 4 câu thơ tiếp theo
Nếu như bốn câu thơ đầu, tác giả khơi mào dẫn dắt đi vào nỗi nhớ bởi lí do sau 15 năm gắn bó thì đến những câu thơ tiếp theo, nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả kỹ hơn xúc cảm trong tâm hồn và thể xác của người ở và người đi.
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Lúc này, tác giả cũng như các chiến sĩ không chỉ nhìn thấy núi thấy nguồn mà còn nghe thấy tiếng hát, tiếng nói tha thiết của bà con dân bản. Những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đã gắn bó 15 năm qua. Những thanh âm ấy khiến cho những người đi càng trở nên bâng khuâng trong lòng, bước chân thì dùng dằng không muốn đi, cứ bồn chồn không yên. Sự bồn chồn ở đây còn thể hiện sự lo lắng cho bà con đồng bào trước cuộc sống mới, khi không có các chiến sĩ ở đây. Áo chàm là một trong những trang phục truyền thống của người dân vùng núi Tây Bắc, cụ thể là khu chiến khu Việt Bắc. Hình ảnh áo chàm được tác giả ẩn dụ ý nói về những người dân nơi đây dù nhớ nhung những vẫn tới buổi phân li một cách trang trọng. Đặc biệt câu cuối diễn tả việc người ở người đi cứ cầm tay nhau bịn rịn không rời mà chẳng biết nói gì. Câu nói ấy không chỉ diễn tả tâm trạng đang rối bới của hai bên mà còn là sự thấu hiểu của người ở và người về. Họ đã gắn bó với nhau đủ lâu để thấu hiểu và chỉ cần cầm thay thôi, không cần nói cũng hiểu đối phương đang nghĩ gì, cảm thấy gì. Thật là một mối ân tình sâu hơn núi, rộng hơn biển cả bao la.
Luận điểm 3: phân tích 12 câu cuối
Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc, mỗi lúc độc giả càng cảm nhận tâm trạng lưu luyến không rời của cán bộ Cách mạng với đồng bào Việt Bắc. 12 câu thơ tiếp theo là một loạt những hình ảnh về ký ức bên nhau của “mình” va “ta”. Vẫn là những câu hỏi tu từ không cần lời đáp nhưng cả người nghe và người nói vẫn hiểu và cảm thấy thấm thía nhớ nhung.
“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
………………………………
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Trong giây phút phân li, một đi không trở lại ấy, trước mắt nhà thơ Tố Hữu bỗng hiện lên những tháng ngày cùng bà con dân bản vượt qua mưa lũ, vượt qua mây mù. Tác giả vừa đóng vai người ở để hỏi nhưng cũng là cách để tự hỏi mình, tự giãi bày lòng mình. Đó là mình về mình sẽ chẳng thể nào quên món miếng cơm chấm muối với mối thù giặc nặng vai. Bữa ăn thiếu thốn thốn nhưng đã không ngăn được tinh thần chiến đấu của quân và dân ta lúc bấy giờ. Mình về, không chỉ mình nhớ mà con người và núi rừng ở đây cũng nhớ da diết. Rừng núi sẽ nhớ đến nỗi tram bùi rụng không ai nhặt, măng mai để già rồi mà chẳng ai hai. Rừng núi cũng buồn rầu đến nỗi chẳng biết làm gì. Không những rừng núi và ngay cả nhà sàn, cây đa cũng sẽ nhớ nhung tha thiết. Bởi tất cả những điều đó là ký ức đắng cay ngọt bùi mà mình và ta cùng đã trải qua. Đó là những giây phút khổ ải nhưng đầy sự đồng lòng, cùng chung lý tưởng. Đó là một khoảng thời gian hiếm có mà không phải ai, không phải lúc nào cũng có thể trải qua.
Thông qua những câu thơ trên, tác giả cũng thể hiện sự trăn trở rằng khi cán bộ về xuôi, sống nơi thị thành đủ đầy liệu có nhớ đến thủa ban đầu kháng Nhật, thủa còn xây dựng lực lượng Việt Minh. Liệu rằng, có nhớ đến nơi núi rừng hiu hắt với những con người chân thật nhưng đậm nghĩa ân tình. Liên tục là những câu hỏi dồn dập, diễn tả tâm trạng mỗi lúc một xốn xang, bối rối và lưu luyến day dứt của người ở lẫn người đi. Dường như, cảnh chia tay mỗi lúc một phải đến lúc phải kết thúc nên tâm trạng con người cũng trở nên thật gấp gáp, vội vàng. Muốn nói, muốn làm thật nhiều điều với nhau mà thời gian cứ trôi nhanh quá.
Luận điểm 4: nghệ thuật đặc sắc
20 câu đầu bài thơ Việt Bắc, thể hiện rõ tài năng sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, câu hỏi tư từ, của tác giả. Với cách dùng những điệp ngữ điệp từ, những từ láy gợi thanh, gợi hình, tác giả đã cho độc giả thấy rõ bức tranh buổi chia li đầy nước mắt và đầy lưu luyến. Đó là buổi phân li chan chứa ân sâu nghĩa nặng, không lãng mạn như cảnh chia li của những người yêu nhau, nhưng sâu sắc hơn cả mối tình ấy. Nó vượt lên trên cả tình yêu đôi lứa, đó là tình yêu của những con người đồng cam cộng khổ, những tâm hồn đồng điệu vì một lý tưởng cao đẹp.
Kết bài
Qua trình phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc, mang tới cho độc giả xúc cảm lưu luyến bịn rịn của một buổi chia tay lịch sử. Đó không chỉ là một cuộc chia ly đầy nước mắt nặng ân tình giữa quân và dân mà còn là sự phân li cuộc sống cũ sang cuộc đời mới. Những câu thơ lục bát mộc mạc, chân thành dễ nhớ dễ hiểu nhưng để lại trong lòng độc giả những xúc cảm không thể nào quên.