Trong chương trình Ngữ văn 11, các bạn học sinh không thể không thực hiện bài phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Đây là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của văn học trước Cách mạng.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo hay nhất
Dưới đây là bài văn mẫu phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đầy đủ và hấp dẫn nhất. Với các luận điểm luận cứ rõ ràng và chi tiết, các bạn có thể sử dụng để tham khảo cho bài làm văn của mình thêm độc đáo và sáng tạo nhé!
Mở bài
Nhà văn Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Đại Hoàng, nay là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Gia đình ông là một gia đình bậc trung theo Công giáo với nghề làm thợ mộc, làm thuốc và dệt vải. Ông bắt đầu bén duyên với sự nghiệp văn chương khi 18 tuổi vào Sài Gòn mưu sinh. Những tác phẩm đầu tay của ông chịu nhiều ảnh hương của trao lưu văn học lãng mạn lúc bấy giờ. Sau khi trở ra Bắc, ông đi dạy học và tiếp tục làm thơ viế văn đăng báo.
Năm 1941, ông cho ra đời tập truyện đầu tay có tên Đôi lứa xứng đôi. Theo ông, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ. Sau này khi in lại, nhà văn đã đổi tên tác phẩm ấy là Chí Phèo.
Ngoài ra, ông còn được độc giả biết đến với nhiều tác phẩm như tiểu thuyết Sống mòn và nhiều truyện ngắn đặc sắc khác. Nhà văn Nam Cao không chỉ là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam là còn là một chiến sĩ Cách mạng. Ông tham gia hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc, làm thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng.
Tác phẩm Chí Phèo ra đời đã gây ra tiếng vang lớn. Theo tác giả, câu chuyện được viết dựa trên một câu chuyện có thật, việc thật xảy ra trên chính quê hương, làng Đại Hoàng của ông. Từ cơ sở thực tiễn về cuộc sống con người ngột ngạt trong xã hội cũ với nhiều áp bức, bi kịch, tha hóa… đó, nhà văn đã phác họa lên bức tranh nhân vật Chí Phèo đầy sinh động. Đặc biệt, tác phẩm đi vào lòng người nhờ những giá trị vô cùng độc đáo và mới mẻ. Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo sẽ cách giúp các bạn hiểu hơn những giá trị nhân văn mà một tác phẩm văn học kinh điển mang lại.
Phần thân bài chi tiết
Luận điểm 1: Thế nào là giá trị nhân đạo
Trước khi đi vào phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là gì. Theo các nhà nghiên cứu, giá trị nhân đạo là một trong những giá trị cơ bản nhất của những tác phẩm văn học chân chính. Giá trị này được tạo nên từ tình yêu người và niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ của con người của mỗi nhà văn. Bên cạnh sự nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của con người, tác giả còn phê phán những thói hư tật xấu hoặc lên án những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do hạnh phúc và nhân phẩm của con người. Và độc giả dễ dàng cảm nhận được điều đó trong tác phẩm Chí Phèo.
Luận điểm 2: Giá trị nhân đạo thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người.
Đọc tác phẩm Chí Phèo, chúng ta cảm nhận được nhà văn Nam Cao đã dành một tình cảm yêu quý tới những phận người đau khổ chịu nhiều bi kịch trong xã hội cũ như Chí Phèo, Thị Nở. Bên cạnh việc miêu tả Chí là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi khi mới lọt lòng. Ông còn dành những nhiều từ và hình ảnh thể hiện Chí là một chàng trai hiền lành, chăm chỉ lao động. Nhà văn viết: “Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến”.
Nam Cao còn miêu tả Chí Phèo là người có giàu lòng tự trọng. Chí Phèo nhận thức được việc làm của bà Ba vợ Bá Kiến. Chí Phèo biết “không thích cái gì người ta khinh”. Có thể thấy, Chí Phèo biết phân biệt giữa cảm giác nhục dục thấp hèn và tình yêu cao thượng. Tác giả viết “bà ba, cái con quỷ cái” đã nhiều lần bắt Chí Phèo làm những việc không hay ho. Và dù không được ăn học nhưng hắn vẫn cảm thấy nhục chứ chẳng có chút yêu đương gì.
Mặc dù bị nhà tù thực dân biến thành con quỹ dữ làng Vũ Đại nhưng tận sâu trong tâm hồn, Chí Phèo vẫn sáng lấp lánh nhân phẩm cao đẹp.
Đặc biệt khi Chí Phèo gặp Thị Nở và được thức tỉnh lương tri. Nhà văn đã miêu tả những thay đổi trong tâm hồn của Chí Phèo khi khao khát được sống như những người bình thường. Đó là lần đầu tiên sau bao năm chìm trong những cơn say, hắn cảm nhận được những âm thanh của sự sống như tiếng chim hót, tiếng trò chuyện của người đi chợ, thấy ánh nắng mặt trời. Hắn mơ về một cuộc sống êm đềm bên người vợ hiền là Thị Nở và những đứa con, dù cuộc đời đã ở bên kia dốc. “Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”… “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
Chí Phèo bắt đầu cảm nhận và khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Hắn đã nhận thức được cảm giác yêu thương, hắn biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” khi nhận ra vị ngon tuyệt vời của bát cháo hành mà Thị Nở mang đến. Tất cả đó là những hương vị tình người, tình yêu chân thành và hạnh phúc giản đơn mà lần đầu tiên Chí Phèo có được. Hắn muốn được mãi như thế với Thị Nở nhưng khi bị Thị Nở cự tuyệt, hắn đã biết tiếc, buồn. Hắn khóc và trở nên giận dữ, uất ức.
Không chỉ khao khát cuộc sống bình thường, Chí Phèo còn khát khao được làm người lương thiện. “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng… của những người lương thiện”. Những ước mong nhỏ bé đó đã khiến Chí Phèo ôm ấp hy vọng và hy vọng về một tương lai tươi sáng.
Bên cạnh đó, nhà văn Nam Cao còn miêu tả Chí Phèo còn là người có tinh thần phản kháng. Điều đó thể hiện của việc Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến, giết chết Bá Kiến khi hắn bị Thị Nở cự tuyệt và xã hội không chấp nhận hắn trở lại làm người. Cuối cùng, để kết thúc cuộc sống thú vật đó, hắn đã tự kết liễu đời mình để giải thoát thỏi cuộc sống đau khổ và nhục nhã.
Không chỉ nâng niu phẩm giá của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao còn dành tình cảm yêu quý cho nhân vật Thị Nở, người phụ nữ có vẻ ngoài tuy xấu đến ma chê quỷ hờn nhưng lại lại có trái tim biết yêu thương. Thị Nở không chỉ nhận ra Chí Phèo hiền như đất những khi không say mà khi Chí Phèo ốm, Thị đã tận tình chăm sóc. Thị đã dìu hắn vào nhà sau khi ngủ ngoài vườn chuối. Thị đã tự tay nấu bát cháo hành nóng hổi để mang tới cho Chí Phèo giải cảm. Một món ăn tuy giản dị nhưng chứa đựng cả tấm lòng của thị. Nó không chỉ là thuốc giải cảm hiệu quả mà còn đánh thức tính người trong Chí Phèo.
Không những thế, Thị cũng như bao người phụ nữ khác, mơ mộng và khao khát về tình yêu và hạnh phúc gia đình. Thị đã có ước ao được sống với Chí. Tình yêu ấy đã biến Thị từ một người xấu xa thành một người có duyên. Chỉ có trái tim yêu người hết sức sâu sắc và độc đáo, mới có thể phát hiện ra những điều tốt ddpj phía sau những con người mang vẻ ngoài xấu xa và cả tâm trí không được người thường công nhận. Thật sự là một cái nhìn nhân văn, nhân đạo hiếm có.
Luận điểm 3: Giá trị nhân đạo thể hiện qua sự phê phán xã hội và lên án những thế lực tàn bạo
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo, không thể không nhắc tới những phê phán của tác giả dành cho xã hội thực dân thối nát. Điều đó được thể hiện qua sự phác họa bức tranh chân dung Bá Kiến. Hắn là một tên gian xảo độc ác. Hắn và nhà tù thực dân không chỉ biến Chí Phèo thành con quỷ mà còn khiến rất nhiều người lương thiện lâm vào cảnh khốn cùng. “Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ”. “Cái thằng bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế?”.
Tác giả phê phán xã hội thực dân thối nát đã chà đạp lên nhân phẩm con người, ép con người đến bước đường cùng dẫn đến tha hóa, biến chất thành con qoái vật bị người đời khinh rẻ.
Phần kết bài chi tiết
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo, chúng ta nhận ra dù con người có bị đày đọa đến mức nào, thì tận sâu trong tâm hồn vẫn có những vẻ đẹp lương thiện.
Tác phẩm “Chí Phèo” thực sự là một tác phẩm văn học kinh điển chân chính khi nhấn mạnh những giá trị nhân đạo độc đáo, mới mẻ và sâu sắc. Qua đó, độc giả cảm nhận rõ tình yêu người tha thiết và niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với những phận người éo le trước Cách mạng. Trong nền văn học Việt Nam, cũng có khá nhiều tác phẩm mang giá trị nhân văn cao cả. Tuy nhiên, những giá trị nhân đạo mà nhà văn Nam Cao nêu ra trong tác phẩm Chí Phèo vẫn ấn tượng hơn cả. Nhờ đó mà tác phẩm vẫn luôn được xếp vào những tác phẩm kiệt xuất và không thể bỏ qua trong văn học mọi thời đại.