Qua phân tích hình tượng người đàn bà làng chài, ta thấy giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc mà Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện.
Bạn đang đọc: Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài hay xuất sắc
Mở bài
Con người là trung tâm của hiện thực và cũng là trung tâm của nghệ thuật. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính là tác phẩm mà ở đó vẻ đẹp tâm hồn của con người khám phá, phẩm chất, giá trị con người được tôn vinh. Văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới đã khai thác rất thành công đề tài nông thôn và cuộc sống của những người dân quê. Trong đó, Nguyễn Minh Châu – một nhà văn tiêu biểu của phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc với hình ảnh người đàn bà làng chài. Cũng như người vợ nhặt, người đàn bà làng chài có nhiều đức tính và đại diện cho những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong khó khăn vất vả. Bài phân tích hình tượng người đàn bà làng chài dưới đây sẽ chứng minh nhận định này.
Thân bài
Luận điểm 1: Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài qua ngoại hình và số phận
Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhân vật người đàn bà làng chài không có tên, nhà văn chỉ giới thiệu là một người đàn bà trạc ngoài 40. Nguyễn Minh Châu không đặc tên cho nhân vật, mà gọi nhân vật bằng cách gọi phiếm định “người đàn bà hàng chài”. Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài ta thấy đây là chi tiết mang dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ông đang muốn gửi đi thông điệp rằng, số phận bất hạnh, đau khổ không chỉ là của một người, người đàn bà hàng chài chỉ là một trong số mà thôi.
Qua miêu tả của nhà văn, người đàn bà hàng chài hiện lên với dáng vẻ quen thuộc của những người đàn bà vùng biển: đường nét thô, mặt rỗ, mệt mỏi, tái ngắt và thiếu ngủ sau một đêm kéo lưới. Đây là hình ảnh của một người lao động chân tay lam lũ, cực nhọc. Gánh nặng mưu sinh dường như làm mất đi ở chị niềm vui, sức sống và sinh lực của một người đan sống. Chi tiết tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới đã nói lên sự nghèo khổ, thảm hại. Không nhỉ mệt nhọc về thể xác, tâm lý chị còn rất khốn khổ với vẻ sợ sệt, lung túng khi ở tòa án. Cái dáng vẻ “rón rén đến ngồi vào mép chiếc ghế và cố thu người lại” của chị đã khắc họa một con người tội nghiệm, luôn mặc cảm, tự ti, luôn sợ gây phiền phức, khó chịu cho mọi người xung quanh.
Không chỉ miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn đi sâu khám phá hiện thực về số phận bất hạnh, cơ cực của chị. Sự bất hạnh ấy trước tiên thể hiện ở thái độ cam chịu của người đàn bà. Bãi xe tăng hỏng là nơi rất quen thuộc với chị, quen thuộc đến khủng khiếp vì tại đây chị đã phải hứng chịu biết bao trận đòn của người chồng vũ phi. Đến nỗi cứ ba ngày một trận nhẹ, rồi năm ngày một trận nặng. Hình ảnh cặp mắt chị mệt mỏi nhìn xuống bàn chân khiến người ta không khỏi liên tưởng đến một kẻ tội đồ đang cam chịu, chờ một hình phạt. Người đàn bà hầu như chẳng phản ứng, mà cam chịu nhẫn nhục chịu đòn dù bị đánh dã man. Chị dường như chấp nhận sự đau khổ như một nghĩa vụ mà không oán thán, bất bình điều gì.
Khi phân tích hình tượng người đàn bà làng chài ta thấy, chỉ không bị hành hạ về mặt thể xác, phải thức trắng đêm kéo lưới, phải chịu những đòn đánh tàn bạo của người chồng vũ phu; mà còn phải chịu nỗi đau đớn tinh thần kho nơm nớp lo sợ con cái cái phải chứng kiến những điều cảnh đời khủng khiếp đang diễn ra với mình mà bị tổn thương. Không nhữ thế, chị còn rơi vòng luẩn quẩn, túng bấn của gánh nặng cơm áo. Hoàn cảnh đất nước sau 1975 vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói. Dường như chẳng còn nỗi bất hạnh nào của cuộc đời mà chị không phải chịu đựng.
Qua phân tích hình tượng người đàn bà làng chài, từ ngoại hình đến thân phận, nhà văn Nguyễn Minh Châu gợi cho người đọc những hình dung về cuộc chiến chống đói nghèo và bạo lực của đất nước sau khi đuổi được giặc ngoại xâm. Dù đã thoát khỏi cảnh bị xâm chiếm, đô hộ, nhưng một khi còn đói nghèo thì vẫn còn bạo lực, còn xấu xa, tội ác. Độc lập đã dành được, nhưng cuộc chiến giành lấy quyền sống cơ bản của mỗi người, mang lại ấm no, văn minh cho dân là một cuộc chiến cam go không kém.
Luận điểm 2: Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài qua vẻ đẹp tâm hồn
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều rất thành công trong xây dựng hình tượng các nhân vật nữ. Nhưng có thể khẳng định, chưa một nhân vật nào lại mang đậm yếu tố “thiên tính nữ” như ở nhân vật người đàn bà làng chài nghèo khổ.
Cái vẻ đẹp bị che khuất sau thái độ sống cam chịu nhẫn nhục ở chị là vẻ đẹp của sự từng trải. Dù thất học, nhưng khi nói chuyện với nhân vật Đẩu và Phùng, nhưng người đàn làng chài lại rất hiểu hẻ đời. So với hai nhân vật có thể xếp vào tầng lớp trí thức nhưng có vẻ nông cạn, thì chị sâu sắc hơn nhiều.
Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh tàn bạo, hai người đàn ông rất bất bình. Nhưng chị giúp họ hiểu ra những điều ngọn nguồn, sâu xa của cuộc sống. Chị nói rằng chồng chị vốn là chàng trai hiền lành, cục tính; nhưng rồi chính cái cuộc sống luẩn, bế tắc đã biến anh trở thành kẻ vũ phu, tàn nhẫn. Trong phút chốc, chị chỉ ra cho Đẩu và Phùng rằng: “Lòng các chú đâu phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”.
Người bàn bà rách rưới còn nói ra một hiện thực tàn nhẫn, mà chỉ có những người sống ở làng chài này, khốn khổ như chị mới hiểu, là những người đàn bà luôn cần một người đàn ông để chèo chống giữa sóng gió phong ba. Nghĩa là dù gã đàn ông đó có man rợ đến đâu, cũng phải chịu đựng. Qua đó, ta thấy được, cuốc ống mưu sinh của những người đàn bà trên biển, bất cứ khi nào nguy hiểm cũng có thể ập đến.
Một hiện thực xã hội cũng được người đàn bà quê mùa thất học nhưng hiểu lẽ đời chỉ ra, là dù Cách mạng, chính quyền cấp đất cho dân, nhưng những người dân chài lưới không thể bỏ nghề, vì lâu nay sự tồn tại của họ gắn liền với biển cả, thả lưới. Đến đây, Đẩu và Phùng hiểu rằng, dù họ có lòng tốt và thiện chí nhưng thực tế đời sống không bao giờ chỉ là chuyện rành rạch đúng, sai. Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài, người đọc càng thêm cảm phục lẫn xót thương cho bởi sự từng trải, hiểu lòng người, hiểu sự rất sâu sắc ở chị.
Ta có thể thấy, việc người đàn bà làng cam chịu đòn roi độc ác, vũ phu từ người chồng hoàn toàn không vì chị ngu muội hay gây ra lỗi lầm gì với chồng. Chị cam chịu vì trên chiếc thuyền lênh đênh vì mưu sinh giữa biển cả, chị cần một người đàn ông chèo chống và chị cam chịu cũng vì muốn giúp chồng qua đó giải tỏa những khổ sở, u uất trong lòng. Chị cho đó là nghĩa vụ và bổn phận của mình nên luôn gắng thực hiện không hề né tránh, dù đó có thể là những điều thật phi lí. Chị hiểu người chồng có những nỗi thống khổ trong lòng, nhưng chị cũng mang mặc cảm tội lỗi, như chị nói nghe mới xót xa rằng: “giá tôi đẻ ít đi” hay “chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”. Tấm lòng vị tha, nhân hậu của người đàn bà làng chài đã khiến cho Đẩu và Phùng kinh ngạc và cảm phục.
Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài ta thấy rõ, không chỉ vị tha thương cho cuộc đời u uất của chồng, hiểu lẽ ở đời, chị còn là một người mẹ ý thức sâu sắc về tình mẫu tử. Chị ý thức làm mẹ là một thiên tính hiển nhiên ở người phụ nữ, nên chị chị nói “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Cũng chính tình yêu thương con vô bờ bến, chị luôn nhẫn nhục chịu đựng mọi sự khổ cực, hành hạ. Thật đau xót khi đọc đến chi tiết, chị xin chồng lên bờ mà đánh, ở cái bãi xe tăng hỏng để các con không phải tổn thương vì bạo lực gia đình, sợ các con chứng kiến người cha vũ phu mà làm điều dại dột với bố. Yêu thương con vô bờ, nhưng vì nghèo đói mà chị phải cắn răng gửi một đứa đến sống với ông ngoại.
Tác giả viết, ở người đàn bà khốn khổ ấy, “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Khi đứa con chị chứng kiến cảnh cha đánh mẹ tàn nhẫn, chị “mếu máo” gọi con, chị sợ hãi mà “chắp tay vái lấy vái để” rồi ôm ghì lấy con vì chị sợ đứa trẻ còn ngây thơ, lòng căm hận cha và tình yêu thương dành cho chị sẽ khiến con hành động dại dột. Chị đau đớn không phải vì thân mình bị hành hạ, mà vì thương con, vì đã khiến đứa trẻ ngây thơ bị tổn thương vì chứng kiến cảnh đời ngang trái. Với người đàn bà bất hạnh này, các con là ánh sáng của cuộc đời chị, chị vui nhất là được nhìn các con ăn ngon, ăn no. Và khi nhắc đến cuộc sống hòa thuận trên thuyền, ở người đàn bà ấy, “khuôn mặt xám xịt chợt ửng sáng lên như một nụ cười”. Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài đến đây ta thấy hiện lên ở người đàn bà làng chài là hình cảnh người phụ nữ Việt Nam bao dung, nhân hậu, giàu đức hy sinh, luôn kiên cường, chịu đừng vì chồng con.
Người đàn bà nhỏ bé ở một làng chài đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người nghệ sỹ Phùng trong chuyến đi thực tế. Cho đến nhiều năm sau này, anh thấy dường như người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh và hòa vào đám đông, hòa vào cuộc sống mưu sinh tất bật. Những người nghệ sỹ như Phùng chỉ tình cờ lướt qua, nhưng cuộc sống khốn khổ, lầm lũi của những người lao động dân quê vô danh vẫn tồn tại ở đó. Họ vẫn sống, vẫn cam chịu cảnh đời của mình vì những người thân yêu của mình.
Kết luận
Qua phân tích hình tượng người đàn bà làng chài, từ ngoại hình đến số phận và vẻ đẹp tâm hồn, ta thấy Nguyễn Minh Châu đã xây dựng không chỉ là một nhân vật mà là một biểu tượng của hiện thực và nghệ thuật thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó không chỉ là việc phản ảnh hiện thực đời sống nghèo khổ, cảnh bạo lực gia đình lúc bấy giờ mà còn thể hiện niềm cảm thương đối với số phận những con người bất hạnh. Hơn hết, thông qua thân phận, thông qua hoàn cảnh ông đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người, đặc biệt là những người phụ nữ nông thôn.