Tài liệu phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên dưới đây sẽ giúp các em có thể phân tích đoạn trích hay nhất, dễ dàng đạt được điểm cao trong các kì thi , bài kiểm tra học kì sắp tới.
Bạn đang đọc: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy kiều trong đoạn trích trao duyên
Bài mẫu Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên
Mở bài
Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên-Trong xã hội xưa, thân phận của người phụ nữ không được coi trọng và không được quyết định cuộc đời của mình. Số phận của họ thường nằm trong tay của nam giới bởi vì đó là xã hội “trọng nam khinh nữ”. Đặc biệt càng là hồng nhan càng bạc mệnh. Nàng Kiều chính là một trong những hồng nhan như thế. Cuộc đời nàng Kiều bảy nổi ba chìm, tìm được nam nhân trong tim mình nhưng lại không thể đến với nhau bởi những ràng buộc của xã hội. Trong đoạn trích “Trao duyên”, tâm trạng xót xa, đau đớn của Kiều cũng chính là cuộc đời nàng, không thể quyết định hạnh phúc của mình, đành phải trôi theo dòng đời, phó mặc cuộc đời. Đoạn trích là tiếng lòng của Kiều khi chia lìa hạnh phúc đã được Nguyễn Du miêu tả rất kĩ.
Thân bài
Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên-Nguyễn Du là nhân tài, hào kiệt, ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam. Ông có những tư tưởng đi trước thời đại, xót thương cho thân phận người phụ nữ – điều mà không phải đáng nam nhân nào trong xã hội cũ cũng có được. Bởi vì đây là xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du trở thành tác phẩm kinh điển nói về cuộc đời Thúy Kiều-hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm có nhiều đoạn trích ấn tượng, nhưng nổi lên trên hết là đoạn trích Trao duyên, nó phần nào dự báo số phận sóng gió của Kiều trong những chương sau.
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Mở đầu đoạn trích là hai câu thơ nghe mới xót xa làm sao. Thúy Kiều là chị nhưng phải hạ thấp mình để cậy nhờ Thúy Vân. Điều này cho thấy sự việc mà Kiều nhờ Vân rất quan trọng, và mong muốn Thúy Vân nhận lời.
Quay ngược lại về những đoạn trích ban đầu của tác phẩm, chúng ta đều biết rằng gia đình Kiều gặp biến cố, nàng đành bán thân chuộc vào lầu xanh. Trước đó, nàng đã gặp Kim Trọng giống như tiếng sét ái tình, cả hai đã coi nhau như trăm năm hẹn ước. Vì biến cố gia đình nàng phải bán mình, phụ tình Kim Trọng. Nhưng nàng lại muốn xe duyên cho Thúy Vân vì mong ước Thúy Vân sẽ thay mình đáp lại ân tình Kim Trọng.Đồng thời nàng cũng biết Kim Trọng là quân tử, nếu Thúy Vân ở bên cạnh sẽ hạnh phúc. Đó là lí do vì sao, trong đoạn trích này Thúy Vân phải “cậy em”; “ lạy em” “thưa”… Những động từ này cho thấy sự tha thiết chân thành, cầu xin Thúy Vân hãy nghe lời thỉnh cầu của mình. Thúy Kiều là chị nhưng sẵn sàng “lạy lục van xin em” để đạt được ý nguyện.
Qua đây chúng ta cũng thấy được thành ý , tâm tình của Thúy Kiều là chân thành, là thống thiết, một lòng một dạ xe duyên cho Thúy Vân. Mục đích tốt đẹp, mong cho em có được bến đỗ hạnh phúc.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Để thuyết phục Thúy Vân, Kiều đưa ra rất nhiều lí lẽ. Kiều kể về mối tình của mình với chàng Kim. Môt mối tình sâu đậm, trăm năm nguyện thề bên nhau. Những lời lẽ xót xa, đầy thuyết phục với mong muốn Thúy Vân hiểu mà thông cảm, mà động lòng.
Mối tình ấy lẽ ra sẽ tiếp tục nối duyên nhưng vì sự bất ngờ tới, đó là Thúy Kiều phải bán thân chuộc cha mà giờ bẽ bàng đứt gánh. Một mối tình nồng thắm mà dang dở mà lỡ làng, đầy bất hạnh. Những lời tâm sự của Kiều dường như đã lay động được Thúy Vân, khiến cho Thúy Vân thông cảm, hiểu cho mong muốn của Kiều. Hiểu rằng giờ đây Kiều và Kim Không thể đến bên nhau, đành phải lìa xa nhau cho nên:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Kiều mong rằng Thúy Vân hãy nhận lời thay Kiều mà đến với Kim. Thúy Kiều biết rằng, ngày xuân của Thúy Vân còn dài, nàng còn trẻ có thể có nhiều lựa chọn. Nhưng Thúy Kiều tha thiết mong Thúy vân hãy hiểu cho mình,hãy “xót tình máu mủ” mà đồng ý cho mối luyên duyên này, mối luyên dương “tình chị, duyên em”. Câu thơ như xoáy vào tâm can người đọc, thấy thương thay cho thân phận Thúy Kiều. Khi nàng chuẩn bị bị bán vào lầu xanh mà vẫn còn lo cho các em, lo cho người thương. Nàng muốn chu toàn mọi việc trước khi đi. Vì nàng dường như đã nhìn thấy tương lai của mình đó là thịt nát, xương mòn, ngậm cười chín suối… Một tương lai bi kịch, đen tối, không lối thoát. Nhưng nếu như Vân và Kim Trong nên duyên thì cho dù phải chết đi nàng vẫn thấy mãn nguyện, vẫn vui vẻ ngậm cười nơi chín suối. Có lẽ trong tương lai mù mịt ấy, nàng thấy được chút ánh sáng hạnh phúc le lói khi biết rằng, những người thân yêu của mình đều hạnh phúc.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên-Dường như đã bắt tín hiệu được rằng Thúy Vân mủi lòng và đồng ý cho chị xe duyên với Kim Trọng, Thúy Kiều tiếp tục dùng sự tha thiết,chân thành của mình để Thúy Vân bị thuyết phục 100%. Có lẽ đối với người con gái ở xã hội phong kiến thì “Công dung ngôn hạnh” chính là thước đo cho sự toàn diện, và Thúy Kiều hội tụ hết. Và đây chính là đoạn trích nói về đức hạnh của Thúy Kiều, luôn chăm lo cho các em, gia đình, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc chung.
Sau khi xe duyên cho em, Kiều tiếp tục dặn dò Thúy Vân về những kỉ vật của nàng và Kim Trọng. Trong lời dặn dò ấy có chút xót xa đau đớn khi nàng nói rằng “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Trong thâm tâm Kiều mong muốn cả hai nên vợ nên chồng nhưng sau này chỉ xin Thúy Vân đừng quên Thúy Kiều, đừng quên rằng chính nàng là người đã xe duyên cho cả hai. Sau này đã là vợ chồng, hạnh phúc bên nhau, Thúy Kiều chỉ mong Thúy Vân hãy nhớ nàng.
Trong câu thơ có sự giằng xé đau đớn giữa tình cảm của mình và nguyện vọng của mình. Mong muốn xe duyên cho em nhưng lại nhớ đến những kỉ vật và không thể quên được. Chưa kể dường như nàng có dự cảm về cái chết, về tương lai mù mịt tuyệt vọng. Đây cũng chính là sự giằng xé trong tâm trạng của Kiều, nàng đau đáu về mối tình Kim Trọng, đau đáu vì không thể giữ được lời thề ước với Kim Trọng. Đây chính là sự đau đớn về tấm lòng thủy chung hướng về Kim Trọng của Kiều.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Khi đang tâm sự với Thúy vân, Khi đang “lạc trôi” về quá khứ, Thúy Kiều nhớ nhung các kỉ niệm dành cho Kim Trọng nàng trở nên độc thoại và đau đớn giằng xế. Một bên là muốn xe duyên cho em, một bên là đau khổ không muốn lìa xa.
Những lời nói tựa tâm can “kể sao cho hết muôn vàn ái ân” cho thấy tình cảm sâu đậm thế nào. Tình cẩm nhiều đến nỗi không thể đong đếm, không thể thốt thành lời. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân” cho thấy sự đau đớn của Kiều chỉ mong Kim Trọng hiểu và thông cảm cho nàng khi đã phản bội lại lời hẹn ước.
Nỗi đau của Kiều có lẽ là vì quá yêu Kim Trọng, coi Kim Trọng như “đấng lang quân” của mình. Người con gái mà đã coi người trong mộng là Kim Lang thì có lẽ họ yêu quá nhiều. Nhất là trong xã hội cũ, trái tim người con gái trao cho chàng trai là thật lòng, thậm chí là cả tâm can họ. Vậy nên khi phải rời xa họ trái tim đau đớn, suy sụp. Trong những lời tâm sự độc thoại của mình ta cảm thấy sự đau đớn, xót xa cho cuộc đời chênh vênh của Kiều. Những giọt nước mắt, những lời kêu than dường như dự báo về tương lai mù mịt, không lối thoát.
Sự giằng xé giữa một bên muốn gả Trọng cho Vân, một bên lại ôm tương tư bóng hình không nỡ rời xa, nghĩ đến cảnh rời xa thì lại đau đớn không thốt lên lời. Kiều đã cố gắng quên đi bản thân mình, nghĩ cho người khác, đây chính là sự hi sinh cao quý mà không phải người con gái nào cũng đủ dũng cảm để làm.n
Kết bài
Khép lại Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên ta vẫn cảm thấy trái tim mình cũng đau nhói thương cho thận phận Kiều. Một người con gái hạnh phúc nhất là tìm được người thương và người ấy cũng thương mình. Trên thế gian này, còn gì tuyệt vời hơn là “yêu và được yêu”. Vậy mà hạnh phúc tày gang, vì chữ hiếu nàng phải phụ chữ tình, còn gì đau đớn hơn. Có lẽ ai đang yêu, đã yêu sẽ hiểu được cảm giác đau đớn giằng xé trong trái tim Thúy Kiều khi không còn lựa chọn xe duyên cho em. Vừa giúp em tìm được bến bờ hạnh phúc, vừa phần nào đáp lại chân tình của Kim Trọng, mong chàng hãy cưới Thúy vân coi như là cố gắng cuối cùng bù đắp cho sự phụ bạc của nàng.
Có lẽ Nguyễn Du cũng thấu hiểu và thương cho Kiều nên mới viết lên được những câu thơ đầy ám ảnh, day dứt như vậy.Từng lời thơ, ý thơ đều mang nỗi buồn đau đớn, sự lạy lục, cầu xin từ cả Vân và Trọng. Thúy Kiều tự cho mình sai, tự cho mình bội bạc, tự mình hành hạ tâm can mình dù cho đây chỉ là nguyên nhân ngoài ý muốn. Qua đây ta càng thương nàng hơn vì nàng đã hi sinh hạnh phúc riêng cho hạnh phúc chung, một người con gái vẹn toàn mà lẽ ra phải được hạnh phúc.