Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 không chỉ thấy một không gian thu đẹp đẽ, êm ả mà còn cảm nhận được nỗi buồn u hoài của người thi nhân.
Bạn đang đọc: Phân tích câu cá mùa thu lớp 11
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Khuyễn tên thật là Nguyễn Thắng, quê ở tỉnh Hà Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến mang đậm triết lí Lão Trang và triết lí Phương Đông. Ông nổi tiếng với các tác phẩm thơ trào phúng lẫn thơ trữ tình.
Về chủ đề mùa thu, Nguyễn Khuyến có ba tác phẩm nổi tiếng gồm: Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu. Trong đó “Thu điếu” hay còn gọi “Câu cá mùa thu” của ông được Xuân Diệu đánh giá là tác phẩm thể hiện “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Trong tác phẩm này, Nguyễn Khuyến thông qua miêu tả cảnh sách mùa thu thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết.
Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 ta thấy, “Câu cá mùa thu” được viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ của bài thơ giàu tính hình tượng, tính biểu cảm và rất tinh thế. Qua ngòi bút và cái tình của Nguyễn Khuyến, cảnh thu làng quê Việt Nam hiện lên đẹp đẽ và bình yên.
Thân bài
Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 theo luận điểm 1
Luận điểm 1: Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ qua cảm nhận của Nguyễn Khuyến
Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 và so sánh với bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ hay “Thu vịnh” của chính Nguyễn Khuyến; ta sẽ thấy; nếu qua “Thu hứng” Đỗ Phủ vẽ nên mùa thu đặc trưng của miền Bắc Trung Quốc với vẻ tiêu điều, xác xơ lẫn dữ dội; còn qua “Thu vịnh” mùa thu hiện ra với góc nhìn rộng, thoáng đãng mênh mông; thì với “Thu điếu”, Nguyễn Khuyến miêu tả mùa thu qua các thi hiệu, mang đến màu sắc cổ điển cho bài thơ.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Trong “Câu cá mùa thu”, Nguyễn Khuyến miêu tả mùa thu với các đặc trưng: Ao thu, làn nước mùa thu, bầu trời thu, “ngõ trúc”. Nhưng nổi bật lên giữa bức tranh mùa thu là “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Và từ hình ảnh trung tâm này, nhà thơ hướng ra xung quanh, cảm nhận làn nước lạnh lẽo và trong veo của ao thu.
Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 ta lại thấy mùa thu hiện lên với các chi tiết đặc tả, sóng biếc thì “gợn tí”, phía xa xa là chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo”. Phóng mắt xa hơn, mùa thu thể hiện ở không gian xanh vời vợi, màu “xanh ngắt” của trời. Tiếp đó, tầm mắt xuống thấp hơn, ta thấy ngõ trúc “quanh co”. Cuối cùng, cảm nhận về mùa thu của Nguyễn Khuyến trở về với âm thanh của tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo. Cái thần trong ngòi bút của Nguyễn Khuyến là chỉ với mấy câu thơ, một khung cảnh thiên nhiên hiện lên đẹp đẽ như tiên cảnh lại giản dị, gắn liền làng quê thôn dã.
Mùa thu trong “Câu cá mùa thu” từng được Xuân Diệu nhận xét là điển hình của mùa thu làng cảnh Việt Nam. Có lẽ bởi trong thơ Nguyễn Khuyến, mùa thu không chỉ được gợi lên bởi màu sắc, bởi từng nét họa mà còn chứa đựng cả âm thanh riêng. Các từ đặc tả ao thu “lạnh lẽo”, “trong veo” cũng là gợi lên sự song hành của cái trong và cái tĩnh, càng tĩnh lại càng trong và càng trong lại càng tĩnh.
Một trong những yếu tố đặc trưng của mùa thu khác là bầu trời. Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 ta thấy Nguyễn Khuyến dùng từ “xanh ngắt” để miêu tả bầu trời và đây là gam màu thể hiện sự kết nối chùm 3 bài thơ của ông. Thế nào là “xanh ngắt”? Đó là một màu xanh không chút pha trộn mây trắng hay mâu đen, không một chút gợn tạp. Đó là vẻ đẹp riêng của bầu trời thu mà Nguyễn Khuyến đã nhận thấy.
Còn “gió thu” thì sao? Ở đây, Nguyễn Khuyến không miêu tả gió trực tiếp mà thông qua bút pháp “vẽ mây nảy trăng” để người đọc liên tưởng đến gió. Khi ông tả sóng nước “gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo” cũng chính là đang họa nên gió. Đồng thời, thông qua ngõ trúc “quanh co”, “vắng teo” đã gợi lên trước mắt người đọc một không gian làng quê mùa thu hết sức yên tĩnh và êm ả.
Đặc biệt với câu thơ cuối, Nguyễn Khuyến dùng bút pháp thi ca cổ điển “lấy động đánh tĩnh”. Bởi âm thanh cá đớp động rất nhỏ, không gian phải hết sức tĩnh lặng và con người hoàn toàn chìm đắm nhìn ngắm thiên nhiên mới có thể giật mình trước âm thanh này. Một tiếng cá đớp khẽ làm tác giả giật mình, cũng là nhấn mạnh, làm nổi bật cái tĩnh của cảnh thu.
Luận điểm 2: Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 để thấy cái tình trong thơ Nguyễn Khuyến
Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 ta thấy, giữa khung cảnh tĩnh lặng, thanh vắng của mùa thu, chỉ xuất hiện duy nhất hình ảnh con người, đó là ngư ông cũng như là tác giả, đang đối diện và chìm vào thiên nhiên, chìm vào cõi suy tư riêng mình. Và mùa thu lúc này, dường như thu hẹp lại không gian khuôn ao làng xóm.
Xuyên suốt “Câu cá mùa thu”, màu xanh được Nguyễn Khuyến gợi lên với muôn vàng cung bậc, mà theo Xuân Diệu đó là các “điệu xanh”. Đó là xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh bèo, xanh trúc. Và giữa các sắc xanh, một sắc vàng của lá thu điểm xuyết bức tranh thu. Mà đặc biệt hơn, màu “lá vàng” gợi lên vẻ tàn phai, tiêu điều và cũng là biểu tượng gây thương nhớ của mùa thu Bắc bộ.
Với ba từ “khẽ đưa vèo” của những chiếc lá vàng trước gió, Nguyễn Khuyến đã gợi ra cảnh thanh sơ, có chút buồn của mùa thu. Nhưng mùa vàng ấy lại hiện lên trên nền trời xanh và gợn sóng biếc. Đây chính là cái tinh tế ở thơ Nguyễn Khuyến, bởi nó thể hiện sự cảm nhận, ánh nhìn chủ động của nhà thơ. Giữa khung cảnh này, tác giả như đang nghiêng lòng mình lắng nghe những tàn phai khe khẽ, lặng lẽ của cảnh thu.
Cái thú vị của bài thơ còn ở chỗ, nhan đề được đặt là “Câu cá mùa thu”, nhưng ngư ông hay nhân vật trữ tình lại dường như không chú tâm đến chuyện câu cả, mà chỉ mãi lắng nghe và đón nhận từng biểu hiện của mùa thu. Nói cách khác, “câu cá” vốn chỉ là cái cớ để người thi nhân thể hiện tâm tình qua việc lặng ngắm mùa thu. Không gian thu tĩnh lặng hay chính cõi lòng tĩnh lặng của Nguyễn Khuyến. Và người đọc tự hỏi, cái lạnh của mùa thu, cái buồn của cảnh thu đã thấm vào tâm hồn thi nhân hay chính lòng thi nhân đang tỏ ra cái lạnh ra không gian, cảnh vật?
Phân tích câu cá mùa thu lớp 11 hay đọc hiểu nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Khuyến, ta thấy ở ông luôn tồn tại một nỗi buồn u hoài, nỗi cô đơn thăm thẳm của một nhà nho lánh đời nhưng lại luôn canh cánh niềm niềm với dân với nước. Như Nguyễn Trãi thể hiện trong “Cảnh ngày hè” hay “Bài ca Côn Sơn”, Nguyễn Khuyến lui về miền quê thôn dã nhưng tâm lại không thể thảnh thơi.
Theo đó, khi sự nghiệp của Nguyễn Khuyến ở đỉnh cao, thì đất nước ở một giai đoạn tăm tối. Chế độ phong kiến trở nên mục nát, không còn đảm nhận sứ mệnh giúp đất nước, nhân dân thoát khỏi cách ngoại xâm và cảnh lầm than. Hệ tư tưởng Nho giáo lúc này cũng đã lỗi thời, lạc hậu, Nguyễn Khuyến bất lực và chỉ có một điều ông có thể làm là bất hợp tác với kẻ thù, lui về ở ẩn, nhưng ông lại luôn bứt rứt khi nghĩ về dân, về nước.
Mạch cảm xúc của bài thơ kết lại với hai câu thơ:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Tư thế “tựa gối buông cần” của ngư ông như gợi ra sự buông bỏ, sự “lánh đục về trong” của kẻ sĩ. Nhà thơ vốn đang chìm đắm vào cảnh sắc mùa thi, nhưng sực tỉnh khi nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Nhưng trở về với thực tại, nhà thơ lại ở vào trạng thái lửng lơ. Chữ “đâu” cho thấy không thể phân biệt được đâu là thực, đâu là hư lúc này. Chữ “đâu” muốn biểu thị cho cái băn khoăn “đâu đó” hay muốn nói thực ra không có tiếng cá đớp động. Nhưng người đọc không biết được, người thi nhân lúc ấy dường như cũng không thể phân biệt, không thể lí giải. Và ta như thấy giữa ao thu, giữa khoảng thời gian ấy, ngư ông ngồi câu cá như bất động, đi câu nhưng tâm trí lại không đặt ở việc đi câu.
Và qua phân tích câu cá mùa thu lớp 11 ta như thấy rõ tâm hồn yêu thiên nhiên và cũng nặng tình với nước, với dân của Nguyễn Khuyến. Và cũng qua đó, ta thấy ông quả thực là bậc thầy của thơ Nôm. Chỉ vài câu thơ, không chỉ gợi tả đầy đủ cái đặc trưng của mùa thu thôn dã mà còn gợi lên cái nỗi buồn u hoài, tạo ra một khoảng lặng tâm hồn khiến người đọc suy ngẫm. Và chính cái nỗi u hoài trong “Thu điếu” đã làm người đọc lưu luyến và cũng mang đến giá trị và sức sống lâu bền của thi phẩm.
Nghệ thuật trong “Câu cá mùa thu”
Một điểm dễ thấy ở nghệ thuật của bài “Câu cá mùa thu” là việc tác giả dùng chuỗi các động từ để họa nên các chuyển động nhẹ nhàng của cảnh thu, đó là “khơi gợn tí”, là “lơ lửng”, là “khẽ đưa vèo”… Ta cũng thấy sự hài xòa, đối xứng, xinh xắn của bức tranh thu khi ao thu nhỏ thì có thuyền câu “bé tẻo teo”, trời xanh ngắt nước cũng thêm trong, cái vẻ “khách vắng teo” tạo nên sự trầm lặng của người người ngôi câu.
Nghĩa là, trong bài thơ Nguyễn Khuyến đã dùng hệ thống ngôn từ giàu tính gợi hình, gợi cảm và giàu nhạc điệu, biến hoa theo nhiều sắc thái khác nhau. Các từ “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo”, “gợn tí”, “vèo”, “lơ lửng”, “xanh ngắt”, “quanh co”, “vắng teo” nghe thật hài hòa nhưng đặc tả được cái nét, cái hồn của từng cảnh vật. Đồng thời, hệ thống từ ngữ này không chỉ gợi ra tiên cảnh mà còn gợi ra vẻ đượm buồn.
Và một lần nữa, ta càng thêm khẳng định câu đúc kết của Nguyễn Du là một quy luật, rằng “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nên trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến, ẩn sâu cái vẻ đẹp dịu dàng của khí thu, là nỗi niềm ui hoài của thi nhân trước thời cuộc.
Kết luận khi phân tích câu cá mùa thu lớp 11
Qua phân tích câu cá mùa thu lớp 11, ta có thể thấy rằng, với bài thơ này Nguyễn Khuyến đã khẳng định được cái tài hoa của mình, xứng đáng ở trị trí quan trọng trong nền thơ ca trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong chủ đề về mùa thu. Và qua “Thu điếu”, Nguyễn Khuyến đã vẽ tranh bằng ngôn từ, đồng thời gửi gắm cái nỗi niềm tâm sự, cái tình trước khung cảnh mùa thu.