Phân tích khổ cuối bài đồng chí

Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy hiện lên bức tranh đẹp và lãng mạn về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bạn đang đọc: Phân tích khổ cuối bài đồng chí

Mở bài phân tích khổ cuối bài đồng chí chi tiết

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Quê ông ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Chính hữu thường được gọi là nhà thơ của người lính. Ông là nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam. Chính Hữu cũng là nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Bản thân là một người lính, dâng hiến hết mình vì đất nước. Ông hiểu hết những gian khổ, hi sinh của người chiến sĩ, chính vì vậy những bài thơ về người lính của ông rất gần gũi, thân thuộc, chân thật và cũng không kém phần lãng mạn.

Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu viết năm 1948, là một áng thơ về tình đội, đồng chí gắn bó keo sơn của các chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy, thể hiện đấy chất lãng mạn ở khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Thân bài

Phân tích khổ cuối bài đồng chí chi tiết

Ở những lời mở đầu bài thơ, Chính Hữu đã miêu tả cuộc sống vất vả, gian khổ  của người lính bằng những từ ngữ mộc mạc, chân thực: “Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá, chân không giày”. Rồi những đêm trời rét, những người lính chỉ có mảnh chăn mỏng, lại trải qua những cơn sốt rét nơi rừng sâu hành hạ. Nhưng tình đồng đội, đồng chí gắn bó đã cho họ sức mạnh, vượt lên tất cả và “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những bàn tay sưởi ấm cho nhau, truyền động lực cho nhau chính là biểu hiện của tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp, cùng một mục tiêu, lý tưởng là chiến thắng giặc thù, giành lại đất nước.

Trước khi đi vào phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy trong khổ đầu bài thơ, Chính Hữu như lý giải về sự gắn bó keo sơn của những người lính luôn tự nhiên dễ dàng, bởi họ cùng chung hoàn cảnh xuất thân, nhưng hơn cả là gặp nhau vì yêu nước, vì mục tiêu chiến thắng giạc thù:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy, hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối, gợi lên mờ ảo, cô đơn.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Không gian được ra qua câu thơ trên là cảnh rừng núi rộng lớn, hoang vu. Nơi núi rừng Việt Bắc, vào mùa đông không chỉ lạnh giá mà sương muối còn dày đặc, trắng xóa không gian. Thời tiết khắc nghiệt là vậy, giữa cái lạnh thấu da thấy thịt nhưng những người chiến sĩ chỉ có áo rách vai, quần vá, chân không có giày, rồi khó khăn, thiếu thốn đủ điều. Thế nhưng, trước tình cảnh khốn khổ ấy, tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn hơn bao giờ hết. Những người lính xem nhau như người thân, cùng đối mặt và vượt qua bao thử khách. Bên cạnh đó, phân tích khổ cuối bài đồng chí ta hiểu rằng, chính những gian nan, hiểm nguy trở thành động lực, chất gắn kết tình cảm của những người chiến sĩ, khiến cho tình động đội thêm ấm ấp, đáng trân trọng hơn.

Chính tình cảm thiêng liêng ấy, đã giúp người lính đứng vững bên nhau giữa không gian âm u, cái lạnh khắc nghiệt của núi rừng. Các anh đứng bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và cả nghị lực, sự động viên, lòng tin tưởng về tương lai chiến thắng giặc thù.

Hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau” tĩnh mà lại động ấy đã xua bớt đi cái lạnh lẽo của sương muối, sự âm u hoang vu của núi rừng. Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy, giờ phút căng thẳng trước khi bước vào cuộc chiến ác liệt, nguy hiểm với kẻ thù, những người lính đứng giữa lằn ranh mỏng manh của sự sống và cái chết, nhưng vì luôn có đồng đội sát cánh mà tinh thần rất nhẹ nhàng, bình thản. Tình đồng đội, đồng chí lúc này là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh giúp họ vững tâm và một lòng quyết tâm tiến vào trận đánh.

Bài thơ kết thúc bằng câu “Đầu súng trăng treo”. Đây là hình ảnh liên tưởng, không có thực trong đời sống, nhưng lại rất chân thực trong cảm nhận và tạo nên vẻ đẹp rất riêng và lãng mạn của người lính. Mặc dù không gian rộng lớn, đêm tối giá lạnh êm u, nhưng vẫn có ánh trăng soi sáng. Trăng là hình ảnh lãng mạn đã đi nhiều vào thơ ca, và ở bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, trăng như người bạn soi sáng lại luôn hiện diện bên cạnh người lính. Những người chiến sĩ của ta đứng cạnh nhau chờ giặc tới, bình thản chiêm ngưỡng ánh sáng, vẻ đẹp lãng mạn của ánh trăng dù áo rách, quần vá, chân không có giày.

Phân tích khổ cuối bài đồng chí chúng ta thấy Chính Hữu đã họa nên hình ảnh vừa đậm chất chiến sĩ và cũng lãng mạn đầy nghệ sĩ, cả hai hòa quyện cùng nhau. Cây súng là biểu tượng của chiến tranh, còn trăng là biểu tượng cho sự bình yên, cho cái đẹp, cho hòa bình. Đầu súng của người lính treo trăng hay còn có ý nghĩa rằng, cây súng luôn sẵn sàng bảo vệ cho vầng trăng hòa bình đẹp đẽ. Ở đây ta thấy sự kết hợp tinh tế của bút pháp hiện thực và lãng mạn, như thực như mơ, vừa xa vừa gần, mang tính chiến đấu, cũng lại mang vẻ đẹp trữ tình.

Cuộc chiến đấu này của những người lính là vì ánh trăng hòa bình, để ánh trăng tỏa sáng bình yên trên quê hương người chiến sĩ. Súng là hiện thực, trăng là cái đẹp, sự lãng mạn. Trăng treo đầu súng là một quan sát tinh tế của nhà thơ, nó cũng cho thấy bên cạnh những hiểm nguy, mưa bom bão đạn, những người lính còn gặp được những hình ảnh lãng mạn, thi vị, trong sáng đẹp đẽ giữa không gian và thời gian của cuộc chiến tranh khốc liệt.

Chính Hữu thật tinh tế khi đặt hai hình ảnh là súng và ánh trăng gần nhau, chúng bổ sung cho nhau và tạo nên một ý nghĩa mới mẻ. Đó là súng trong tay của giặc thù là vũ khí nguy hiểm, nhưng súng trong tay người lính là vũ khí bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình đẹp đẽ. Ánh trăng là bạn của người lính, cũng là ánh sáng soi rõ, chứng kiến tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng. Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta có thể đúc kết, ba hình ảnh là người lính, khẩu súng và vầng trăng luôn gắn kết với nhau, đồng hành cùng nhau sẵn sàng chiến đấu với giặc.

Khổ thơ cuối với nhịp chậm, giọng cao đã khắc họa sâu sắc hình ảnh người lính quân đội nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, nổi trên nền không gian hoang vắng, khắc nghiệt nhưng không kém phần lãng mạn là tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao đẹp. Tình cảm ấy là sức mạnh để họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn để hướng đến mục tiêu chiến đấu cao đẹp bảo vệ quê hương, đất nước.

Kết luận khi phân tích khổ cuối bài đồng chí

Toàn bài thơ “Đồng chí” nói chung và khổ thơ cuối nói riêng, Chính Hữu dùng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị đễ vẽ nên bức tranh đẹp, lãng mạn về tình đồng đội, đồng chí của người lính. Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy tác giả như muốn nhắn nhủ rằng, mỗi người hãy luôn gìn giữ và trân trọng tình cảm đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, bài thơ cũng như lời nhắc chúng ta phải luôn biết ơn những người lính đã chịu bao gian lao, đã hi sinh vì dân tộc, đất nước.

Qua bài thơ “Đồng chí” ta lại càng thêm yêu mến hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam cũng như tác phẩm thơ trữ tình chân thực và lãng mạn mà nhà thơ Chính Hữu để lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *