Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta thêm mến yêu thế giới trẻ thơ với biết bao hồn nhiên, trong sáng của tình bạn buổi đầu đời.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Trước khi đi vào phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ, ta cần biết đến các thông tin khái quát về tác giả và tác phẩm này.
Phạm Hổ là một nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông quê ở Bình Định, bút danh là Hồ Huy. Ông là một trong những người thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng, đơn vị xuất bản sách thiếu nhi cho đến nay vẫn được các bạn nhỏ yêu thích. Phạm Hổ vừa viết văn, làm thơ và cả sáng tác kịch, vẽ tranh. Các tác phẩm của ông dành cho cả thiếu nhi và người lớn. Nhưng các tác phẩm văn học thiếu nhi được yêu thích hơn cả. Bài thơ “Đàn gà con” là một tác phẩm như thế.
Thân bài
Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ chi tiết
Đặc điểm nổi bật của thơ dành cho trẻ em của là Phạm Hổ, là mỗi tác phẩm đều phản ảnh chân thực và rất hóm hĩnh về thế giới của trẻ nhỏ thơ ngây.
Bài thơ “Đàn gà con” của Phạm Hổ có nội dung là về tình bạn của các bạn nhỏ, bởi vậy những vần thơ ngắn với giọng trìu mến, chứa đựng nhiều cảm xúc yêu thương, trong sáng của thế giới nội tâm trẻ nhỏ. Bài thơ được trẻ nhỏ yêu thích và cũng gợi lại cho người lớn cảm xúc nhớ thương về một thời thơ ấu nhiều kỉ niệm.
Với trẻ nhỏ, thế giới xung quanh đều dễ dàng làm quen, kết bạn. Vì vậy, những người bạn của trẻ là những vật nuôi quen thuộc trong nhà đến bầy kiến, hay cỏ hoa trong vườn. Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta như thấy rõ thế giới tâm hồn củ trẻ thơ trong tình bạn với những người bàn là những chú gà con bé xíu mới chào đời. Đối với các cô bé, cậu bé, những chú gà con nở ra từ quả trứng sau những ngày được gà mẹ ấp ủ, đã gợi trí tò mò và thích thú ở trẻ.
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ.
Mười quả trứng tròn nở ra mười chú gà con. Ở ngay đầu bài thơ, nhà thơ Phạm Hổ đã cho các bạn đọc nhỏ tuổi biết một điều vô cùng ý nghĩa, đó là sự ra đời trọn vẹn của mười chú gà con. Sự ra đời ấy là nhờ tình yêu thương gà mẹ dành cho những đứa con, quả trứng nào cũng được ấp ủ cẩn thận. Qua đây, tác giả muốn nhận mạnh đến ý nghĩa của của tình mẫu tử thiêng liêng ở con người.
Từ “ấp ủ” ở câu thơ thứ hai thể hiện sự nâng niu, trân trọng lẫn cảm xúc ngóng trông, chờ đợi của gà mẹ. Gà mẹ mong mỏi ngày được thấy những đứa con chào đời. Mặc dù mỗi câu thơ chỉ có bốn chữ, nhưng Phạm Hổ đã khắc họa nên hình ảnh chân thật và đã tô đậm một thế giới trẻ thơ đáng yêu, hồn nhiên và ấm áp tình mẫu tử. Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã gợi cho trẻ về tình mẹ và mang đến cho các bạn nhỏ một bài học vô cùng lí thú khi quan sát những chú gà ra đời từ quả trứng.
Ở những câu thơ tiếp theo, Phạm Hổ miêu tả quá trình ra đời của những chú gà con một cách gần gũi, đáng yêu. Những chú gà bước ra từ lớp vỏ trứng bao bọc, hòa vào cuộc sống mới, thế giới mới luôn có mẹ chở che bằng đôi cánh và có được những người bạn thân yêu:
Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Những chú gà con dưới cái nhìn trìu mến và cảm nhận tinh thế của nhà thơ Phạm Hổ hiện lên thật đáng yêu. Đó là “cái mỏ tí hon”, còn cái chân thì “bé xíu”. Các từ ngữ có tính gợi hình này đã rất thành công trong việc khắc họ rõ nét đặc điểm của những chú gà con nghĩnh vừa mới chào đời. Chính những miêu tả gần gũi này đã giúp chúng ta hiểu thế giới nội tâm trẻ thơ. Trong mắt trẻ nhỏ, các con vật xung quanh cũng đáng yêu ngộ nghĩnh như cuộc sống hàng ngày của các em, nhưng cũng đầy lạ lẫm và nhiều điều thắc mắc.
Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta thấy nhà thơ mang đến cho trẻ thật nhiều bất ngờ về thế giới của những chú gà con, bằng những vần thơ gần gũi, giản dị. Bởi trong nhận thức của trẻ, việc các chú gà con ra đời từ quả trứng quả là một hiện tượng kỳ lạ mà thích thú. Đây cũng là bài học nhỏ nhưng giá trị, giúp trẻ hiểu thêm về thế giới xung quanh, khơi gợi trí tò mò khám phá những điều mới mẻ và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.
Và mới đẹp, mới đáng yêu làm sao khi nhìn những chú gà con mới chào đời như mang nắng ấm và những niềm vui làm sáng bừng cả khu vườn nơi thôn dã:
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Những tính từ miêu tả những chú gà con thật nhẹ nhàng và trìu mến yêu thương biết bao. Điều này cho thấy tác giả vô cùng trân trọng thế giới trẻ thơ cũng như yêu mến những người bạn tuổi thơ tí hon ấy. Và hẳn rằng, mỗi chúng ta vẫn còn nhớ về khúc hát tuổi thơ vui nhộn về những chú gà con trong ký ức: “Trông kìa đàn gà con lông vàng/Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn/Cùng tìm mồi ăn ngon ngon/Đàn gà con đi lon ton”.
Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta thấy, nếu tác giả của bài hát dùng từ “lon ton” để miêu tả về bước đi kiếm mồi của những chú gà bé nhỏ, thì Phạm Đình Hổ lại dùng tính từ “sáng ngời” để khắc họa đôi mắt trong sáng, hoạt bát của đàn gà con. Khi nhìn vào đôi mắt ngộ nghĩnh ấy, bất cứ ai cũng muốn nâng niu, yêu thương, trân trọng. Những chú gà bé nhỏ có lớp lông tơ màu vàng óng mượt, thêm hình ảnh luôn quấn quýt bên đôi chân chân, nấp dưới đôi cánh của gà mẹ khiến ta càng thêm yêu những cục bông nho nhỏ ríu rít ấy. Rồi nữa, còn gì đáng yêu hơn những đôi mắt đen tròn của chúng như đang ngỡ ngàng, như đang phấn khích trước thế giới bao la bên ngoài quả trứng, bởi vậy những chú gà được các bạn nhỏ và cả những người lớn muốn bảo vệ, chăm sóc khỏi gió mưa.
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm!
Đọc những vần thơ và phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ, có lẽ không ai không cảm thấy yêu mến những chú gà con, và các cậu bé cô bé khi được gần gũi, được quán sát và chạm tay vào bộ lông tơ óng mượt của những người bạn nhỏ, đều sẽ không kiềm chế được mà tròn mắt và thốt lên lời yêu quý. Và với trẻ nhỏ, những chú gà bé xíu là những người bạn thân thiết vô cùng:
Trong bàn tay ấm
Chú đứng chú kêu
Mẹ gà “tục tục”
Chú ngoái nhìn theo
Em bé thấy chú gà bé xíu, nên nâng niu, sưởi ấm trong bàn tay bé nhỏ của em. Đây là hình ảnh đẹp và dễ thương quá đỗi. Hình ảnh này nói lên tình cảm trìu mến, thân thiết của đôi bạn đều hồn nhiên và thơ ngây trước thế giới. Nó cũng thể hiện tình cảm yêu thương, đùm học của trẻ nhỏ dành cho các loài vật quanh mình.
Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta còn thấy rằng, tác phẩm xinh xắn này không chỉ viết về tình bạn giữa trẻ thơ và các loài vật quen thuộc, mà còn gửi gắm tình mẫu tử đẹp đẽ của gà mẹ và những bé gà con. Chú gà con cũng thật ngoan ngoãn, đáng yêu, khi nghe tiếng mẹ gọi cũng quay trở về đàn. Nếu với con người, tình yêu thể hiện bằng những lời yêu thương, thì gà mẹ thể hiện tình yêu thương với gà con bằng những tiếng kêu “tục tục”. Khi chứng kiến tình cảm mẹ con này của những chú gà, các em nhỏ sẽ ý thức được rằng, mình có mẹ và mẹ cũng yêu mình, từ đó các yêu biết thể hiện tình yêu với mẹ và cũng trân trọng tình yêu thương của mẹ. Và tình mẹ ấy, tình mẹ của những chú gà được Phạm Hổ viết:
Gà mẹ hỏi gà con:
Đã ngủ chưa thế hả?
Cả đàn gà nhao nhao:
Ngủ cả rồi đấy ạ!
Ở đây ta không chỉ thấy sự quan tâm, chăm sóc của gà mẹ mà còn thấy được sự nhí nhảnh, sự ngoan ngoãn hồn nhiên của những bé gà con. Sự “nhao nhao” của đàn gà là những tiếng cười của gà con, ta cũng nghe như tiếng những em nhỏ nô đùa cùng anh, chị hay những người bạn trẻ thơ. Đến đây, một bức tranh về thế giới trẻ thơ hiện lên với nhiều màu sắc và cũng vang lên như một khúc ca vui, trong sáng, bình dị, hạnh phúc.
Bên cạnh những gửi gắm về tình mẫu tử, tình cảm của trẻ thơ, nhà thơ Phạm Đình Hổ còn hướng đến việc giáo dục các em nhỏ một cách nhẹ nhàng nhưng rất ý nghĩa và sâu sắc. Ở những vần thơ cuối bài, tác giả khắc họa một cách chân thực tâm hồn thánh thiện, trong sách của các bé qua những vần thơ nhỏ:
Ta thả chú ra
Chạy ăn cùng mẹ
Chạy biến cả chân
Chạy sao nhanh thế!
Ta điều biết, trẻ thơ vốn luôn tò mò và yêu thích khám phá thế giới quanh mình, và với những người bạn ngộ nghĩnh là những chú gà các em cũng luôn sẵn sự hiếu kỳ. Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta thấy trẻ luôn nâng niu những chú gà bé nhỏ, là bởi sự trong sáng hồn nhiên của các bé và hành động này cũng thể hiện cho tâm hồn yêu quý thiên nhiên, những động vật nhỏ bé. Mặc dù hiểu rằng những chú gà con luôn chạy về bên mẹ khi nghe tiếng “tục tục”, nhưng trí tò mò hẳn không chỉ dừng lại ở đó, vì vậy các bé đã rất ngạc nhiên lẫn ngỡ ngàng khi chứng kiến đàn gà con chạy thật nhanh khi kiếm ăn cùng mẹ.
Các em thốt nên câu hổi “Chạy sao nhanh thế!” nghe mới hồn nhiên, trong sáng làm sao. Hình ảnh cùng vui chơi của bé với chú gà con được nhà thơ Phạm Hổ khắc họa rõ nét, đã cho nhà thơ cảm xúc và nguồn cảm hứng sáng tác thật sáng khoái, khiến cho người đọc càng thêm vui tươi, yêu đời. Và hơn bất cứ điều gì, sự trong sáng và nụ cười rạng rỡ của trẻ đã mang đến cho cuộc sống này thật nhiều lạc quan, tin yêu.
Kết thúc bài thơ, tác giả gửi tới các em lời nhắn nhủ trìu mến, thân thương về mối quan hệ với những người bạn quanh mình, cho trẻ một bài học quý giá:
Là gà của bé
Gà nhé đừng quên
Ăn khỏe lớn lên
Đẻ rõ nhiều lên!
Phạm Hổ là người dành nhiều tình yêu thương, quan tâm cho trẻ nhỏ, nên ông rất hiểu những điều khiến các em tò mò, thắc mắc. Vì vậy, khi phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta thấy, ông không chỉ thể hiện rõ cái vẻ hồn nhiên, thơ ngây ngơ ngác trước thế giới của trẻ; mà ông còn rất tinh tế, khéo léo đưa vào tác phẩm những bài học giáo dục giản đơn mà ý nghĩa.
Lời nhắn nhủ của nhà thơ trong những câu cuối bài thơ là lời nhắn về tình bạn. Thế giới của trẻ mọi thứ đều là thật, những lời hứa cũng vậy. Vì vậy mà các em rất muốn những người bạn gà con của mình đừng quên rằng, chúng ta là bạn của nhau, là “gà của bé”. Hai chữ “đừng quên” chính là lời khẳng định của những cô bé, cậu bé về tình bạn thân thiết với những chú gà con. Thơ ngây, chân thành và tràn đầy yêu thường, các em bé mong ngóng đàn gà nhỏ khỏe mạnh và sẽ có thêm nhiều người bạn nhỏ nữa để cũng nô đùa trong khu vườn hay trong sân nhà.
Kết luận khi phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ
Có thể nói, bài thơ “Đàn gà con” đã rất thành công trong việc vẽ và khắc họa thế giới tâm hồn của trẻ nhỏ. Điều này được thể hiện bằng ngôn từ vui tươi, gần gũi và tình cảm trìu mến. Các hình ảnh Phạm Hổ sử dụng trong bài thơ là sự ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ. Gấp lại trang thơ, ta như nghe thấy tiếng cười khúc khích hay cảm nhận rõ sự nâng niu, yêu thương qua những vần thơ mà tác nhà đã viết. Phân tích bài thơ đàn gà con của phạm hổ ta thấy, nhà thơ bước vào thế giới trẻ nhỏ bằng trái tim yêu thương, thấu hiểu, trân trọng. Và như ông từng nói, các tác phẩm viết cho thiếu nhi đã gợi lại trong ông thời thơ ấu, nhiều kỉ niệm, bởi vậy mà những vần thơ ông viết vô cùng chân thật và khiến người đọc rung cảm. Với Phạm Hổ, “được viết cho các em là cả một hạnh phúc”.
Một lần nữa ta có thể khẳng định rằng, Phạm Hổ là một nhà thơ xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho thiếu nhi, đặc biệt là về tình bạn trong trẻo, thơ ngây của các bé. Và tình bạn cũng là nội dung xuyên suốt tác phẩm “Đàn gà con”. Những vần thơ nhỏ nhắn, giản dị không chỉ vẽ nên thế giới tâm hồn trẻ thơ nhiều ngây ngô mà còn gửi gắm những bài học đạo đức quý giá. Đồng thời, bài thơ cũng gợi nhắc cho người lớn về một thời thơ ấu bên đàn gà con lông vàng óng mượt. Vì vậy, đọc xong bài thơ mỗi chúng ta không khỏi cảm giác nao nao hoài nhớ ngày xưa.