Phân tích nhân vật gia ve bản tính cầm thú của hắn và càng thêm yêu mến tấm lòng cao thượng của Giăng Van-giăng.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật gia ve
Mở bài
Giới thiệu tác giả và khái quát đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
Trước khi phân tích nhân vật gia ve, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm là điều quan trọng cần nói đến, bởi bối cảnh xã hội có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của nhà văn.
Vích-to Huy-gô là tác giả lớn của nước Pháp riêng và thế giới nói chung. Ông chứng kiến tất thảy những biến động to lớn của nước Pháp trong gần suốt thế kỉ XIX. Và trong sáng tác văn học, ông trở thành trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ Pháp. Các tác phẩm của Vích-to Huy-gô đều mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Mà tiêu biểu nhất là “Những người khốn khổ”. Và trong đoạn trích ““Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, nội dung chính của tác phẩm thể hiện cảm hứng phê phán những cái ác, vô nhân đạo đồng thời bày tỏ niềm xót thương dành cho những con người khốn khổ. Khi phân tích nhân vật gia ve ta sẽ hiểu cụ thể về cái tàn nhẫn, vô nhân đạo này.
Tác phẩm “Những người khốn khổ” được Vích-to Huy-gô thai nghén từ năm 1823, nhưng mãi đến năm 1861 ông mới viết xong. Tác phẩm này trải qua quá trình lâu dài xây dựng, hư cấu rồi sửa chữa, bởi các yếu tố của lịch sử có tác động mạnh mẽ đến nhà văn. Vì vậy, cho đến thời điểm Vích-to Huy-gô đứng lên chiến đấu vì công lí, tự do, “Những người khốn khổ” mới hoàn thành.
Thân bài
Phân tích nhân vật gia ve chi tiết
Bộ tiểu thuyết nói chung hay đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói riêng khiến người đọc cảm nhận được lòng thương vô hạn của tác giả đối với những con người bần cùng, khốn khổ dưới đáy xã hội, đồng thời cũng ở tác phẩm này Huy-gô luôn cố gắng giải thoát cho số phận của họ.
Phân tích nhân vật gia ve trong sự đối lập với Giăng Van-giăng
Và như Huy-gô khẳng định, rằng chỉ có những người khốn khổ mới thực sự yêu thương nhau. Điều này thể hiện qua hầu hết các tình huống trong tác phẩm. Đó là Giăng Van-giăng vì tiếng khóc thảm thương của đứa trẻ mà đập vỡ cửa kính để lấy trộm bánh. Là Phăng-tin phải bán cả tóc và răng để nuôi con nhỏ vì mất việc. Là Van-giang cứu Sin-nia-chi-ơ khỏi tòa án bất công. Trong tác phẩm ta còn cảm nhận được tình thân bền chặt khi chứng kiến tình cảm mẹ con của Phăng-tin và Cô-dét, tình cha con của Văn-giăng và Cô-dét, rồi tình yêu của Ê-pô-nin, tình đồng chí bạn hữu của những con người nghèo khổ nơi xóm thợ. Khi đi vào phân tích nhân vật gia ve ta sẽ càng thấy rõ được tại sao những tình cảm đáng quý, cao thượng, chân thành ở những người khốn khố. Bởi họ phải phản kháng trật tự xã hội, phải đấu tranh với những bất công, nên họ cùng nhau đứng về phía cách mạng.
Đối với tiêu đề đoạn trích, ban đầu có thể người đọc thắc mắc, “người cầm quyền” ở đây là Giăng Van-giăng hay Gia-ve và quyền lực ấy được đánh giá trên khía cạnh nào. Phân tích nhân vật gia ve trong tác phẩm ta thấy, hắn vốn là một gã thanh tra một lòng phục tùng Thị trưởng, dù có lúc nghi ngờ rằng ông chính là Giăng Van-giăng – tên tù khổi sai. Thời điểm Giăng Van-giăng xuất hiện với tên họ thật của mình, gã thanh tra Gia-ve sẽ có quyền hành hơn. Ở khía cạnh này, Gia-ve là “người cầm quyền”. Tuy nhiên, khi xét trong đoạn trích, gã thanh tra mật thám vốn hống hách với Giăng-Van-giang nay lại khép nép, e sợ mà nghe theo; thì Giăng Van-giăng chính là người “khôi phục uy quyền”. Và khi phân tích, ta thấy khả năng thứ hai có sức thuyết phục hơn cả.
Có thể nói, trong toàn bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” mà tiêu biểu là đoạn trích này, Vích-to Huy-gô xây dựng, miêu tả Gia-ve là kẻ tàn nhẫn, là một tên cầm thú.
Phân tích nhân vật gia ve trước tiên có thể hình ung diện mạo của hắn qua các từ mà tác giả sử dụng, đó là “ác thú”, ‘cọp” hay “chó dữ”. Tác giả còn nói, Gia-ve chỉ có cái việc đôi lúc hút thuốc là gần với nhân loại. Mọi bộ dạng, ngôn ngữ và hành động của Gia-ve đều toát lên vé xấu xa. Tác giả miêu tả tiếng thét “Mau lên” của hắn là tiếng thú gầm chứ không còn là tiếng người. Hắn gầm gừ nhìn con mồi với cặp mắt cái móc sát rồi tiến tơi ngoặm lấy cổ con mồi (ở đây Gia-ve đang thực hiện hành động rúm lấy cổ áo). Tiếp theo hắn đắc ý mà phá lên cười cái tiếng cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
Ở đây, thông qua hình dáng hay hành động, cách xử sự của hắn trước người bị bệnh, tác giả muốn khắc họa nội tâm của con thú là Gia-ve. Phân tích nhân vật gia ve có thể thấy, trước những người bệnh nặng hắn chẳng chút cảm thông, thương cảm mà không ngừng quát tháo Phăng-tin trong bệnh xá. Hắn không để tâm Phăng-tin đang bấu víu cuộc sống bằng hơi thở yếu ớt bởi tin rằng ông Thị trưởng Giăng Van-giăng đã cứu chuộc con về cho chị, mà nói toạc ra tàn nhẫn, bất lương rằng “mày nói giỡn”. Chưa hết, Gia-ve còn dập tắt tia hi vọng được gặp con của chị khi tuyên bố rằng, ở đây chẳng có ông thị trưởng nào nữa.
Qua thái độ, cách xử sự của Gia-ve, “thế giới nội tâm của hắn” hiện ra nguyên hình là một con thú, thờ ơ trước tình mẫu tử của Phăng-tin. Là con người, ai ai cũng sẽ mủi lòng trước hoàn cảnh đau xót của chị, nhưng Gia-ve thì không, hắn không mảy may cảm động, lòng tim dạ đá cho đến cuối cùng, dập tắt mọi hi vọng của phận người bất hạnh. Không những thế, kể cả đứng trước cảnh người chết, hắn vẫn liên tục quát: “Đừng có lôi thôi! Tao không đến đây để nghe lí sự…”
Thông qua khắc họa bản tính cầm thú của Gia-ve, ta hiểu tư tưởng mà Vích-to Huy-gô muốn gửi qua tác phẩm, đó là kịch liệt phê phán cái vô nhân đạo, bất lương, tàn nhẫn đang ăn sâu ăn mòn xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Khi phân tích nhân vật gia ve với “thế giới nội tâm” xấu xa, độc ác, ta lại thấy hiện lên một nhân vật với tính cách, phẩm chất đáng quý, đó là Giăng Van-giăng. Có thể nói, việc dành nhiều từ đặc tả để khắc họa Gia-ve, cũng góp phần làm nổi bật thêm hình tượng cao đẹp Giăng Van-giăng. Mà để miêu tả Van-giăng, nhà văn chú trọng vào khắc họa những nét đẹp, tinh tế trong hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của nhân vật đối với Phăng-tin và Gia-ve. Ông lo lắng cách nói sao cho Phăng-tin yêu tâm khi biết Gia-ve đến để bắt mình.
Trong phần thứ hai của đoạn trích, trong tình huống Phăng-tin đã biết rõ sự thật, Giăng Van-giăng luôn cố gắng nói nhỏ vì sợ rằng Phăng-tin bất hạnh không thể cầm cự nữa. Và ở cuối đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, khi Phăng-tin đã chết, Giăng Van-giăng thì thầm bên tai của chị lời hứa tìm mọi cách cứu Cô-dét về cho chị. Cuối cùng, ông thực hiện được lời hứa ấy.
Như vậy có thể thấy, qua khắc họa nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng-tin, Vích-to Huy-gô thể hiện tình thương, lòng thương cảm với những phận người bất hạnh, khốn khổ trong xã hội.
Sự độc ác của Gia Ve thể hiện qua cách đối xử với người phụ nữ yếu đuối
Phân tích nhân vật gia ve có thể thấy hai tính cách trái ngược của Giăng Van-giăng và Gia-ve. Nếu Gia-ve là một kẻ hống hách, ngang ngược thì Giăng Van-giăng là một người chính trực, cao thượng, giàu tình thương đối với những con người khổ sở, nghèo đói trong xã hội. Đồng thời, ở ông luôn tràn đầy khát vọng muốn xóa bỏ những oan trái, đắng cay của phận người bằng tình yêu thương. Vì vậy, ông luôn bên cạnh những cảnh đời cơ hàn, cực khổ. Ông là đại diện của lẽ sống vì tình thương,vì con người.
Còn Gia-ve, hắn là một kẻ tàn nhẫn, không có tình người, dùng uy quyền tác oai, tác quái và gây ra nhiều điều đau khổ khốc liệt cho những người nghèo. Phăng-tin chết cũng là vì tuyệt vọng do Gia-ve thiếu lương tâm gây ra.
Đối với nhân vật Phăng-tin, chị là một người mẹ nghèo khổ, bất hạnh, bi đát. Cô có con gái nhỏ tên Cô-dét. Nhưng số phận chớ trêu đã chia lìa hai mẹ con, gây ra nỗi đau giằng xé cho người mẹ bất hạnh. Vốn là người ốm yếu, nghèo khổ, nên trước mặt Gia-ve, chi luôn nơm nớp lo sợ.
Với Phăng-tin, tác giả miêu tả nhân vật với những cơn tuyệt vọng và điệu bộ của người sắp chết. Chị luôn cố gắng chống chọi, gắng sức bấu víu cuộc sống vì tình thương yêu dành cho con gái. Nhưng cho đến giây phút cuối đời, chị không gặp được con gái và vẫn đau khổ, bất hạnh như trong quãng đời đã sống. Khi phân tích nhân vật gia ve, bản tính cầm thú cuả Gia-ve độc ác bao nhiêu, thì người đàn bà phận khổ càng khốn khổ, đau đớn, tuyệt vọng bấy nhiêu.
Trong tác phẩm của Vích-to Huy-gô, Phăng-tin giúp làm cốt truyện thêm sâu sắc, thêm hấp dẫn người đọc. Cũng qua nhân vật này, bản tính xấu xa của Gia-ve và tấm lòng cao thượng của Giăng Van-giăng được khắc họa nổi bật thêm. Bởi nếu số phận của Phăng-tin không nghiệt ngã đến thế, chị không ốm yếu và bất lực trước cuộc đời đến thế, thì có lẽ sẽ không xuất hiện một Giăng Van-giăng giàu tình yêu thương, lòng nhân ái. Vì vậy, thông qua nhân vật Phăng-tin và Van-giăng, nhà văn thể hiện tư tương nhân đạo, bác ái sâu sắc của mình. Từ số phận của Phăng-tin, tác giả gửi gắp đến độc giả thông điệp về tình yêu thương giữa người với người, đồng thời lên tiếng bênh vực và đấu tranh cho lẽ sống vì tình thương và phê phán kịch liệt những thế lực độc ác, bất minh đã hủy hoại, kìm hãm khát vọng sống cao quý, sống lương thiện, sống bằng tình yêu thương của con người.
Một chi tiết ấn tượng ở cuối đoạn trích, là nụ cười nở trên môi của Phăng tin khi chị đã chết rồi. Nghe chừng vô lý, nhưng có sự chứng kiến của bà Xem-pli – một người không biết nói (dối) và hành động thì thầm bên tai Phăng-tin của Giăng Van-giăng thì có thể đó là một ảo tưởng, một mơ ước có thể xảy ra. Bởi dù Phăng-tin sống một cuộc đời bất hạnh đến tận cùng nhưng vẫn nhận được tình thương, sự đối xử tôn trọng của Giăng Van-gian, thì cuối cùng khi giã biệt cõi đời, khuôn mặt rạng rỡ là một lý giải cho sự giải thoát, cho lời cảm ơn cuộc đời của nhân vật. Có thể nói, Vích-to Huy-gô đã mang đến một nét lãng mạn, nhẹ nhàng cho tác phẩm sau những đau khổ giằng xé, sau những bất công phải chịu đựng khi gặp phải những kẻ như tên thanh tra mật thám Gia-ve.
Kết luận khi phân tích nhân vật gia ve
Qua phân tích nhân vật Gia-ve, ta thấy rõ bản tính cầm thủ của hắn, đồng thời thấy được tấm lòng cao thượng của Giăng Van-giăng, số phận khốn khổ của Phăng-tin. Cùng qua tác phẩm, Vích-to Huy-gô muốn gửi gắm đến người điệp thông điệp về tình yêu thương giữa con người, và khẳng định, chỉ có tình thường mới đẩy lùi, tiêu diệt được những kẻ độc ác, cường quyền.