Tài liệu mẫu phân tích diễn biến tâm trạng Chí phèo sau khi gặp Thị Nở

Dưới đây là tài liệu mẫu phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Để làm tốt bài tập làm văn của mình, các bạn có thể sử dụng tài liệu này để tham khảo. Với các luận điểm rõ ràng, đầy đủ và chi tiết, chắc chắn tài liệu sẽ giúp bài văn của bạn đạt điểm cao. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần biết cách vận dụng một cách khoa học và sáng tạo nhé!

Bạn đang đọc: Tài liệu mẫu phân tích diễn biến tâm trạng Chí phèo sau khi gặp Thị Nở

Mỗi tác phẩm văn học luôn gây ấn tượng mạnh với độc giả không chỉ tuyến nhân vật đặc sắc, mà còn ở cốt truyện độc đáo, hấp dẫn. Nếu nhà văn Kim Lân nổi tiếng với tác phẩm Làng thì Nam Cao lại để lại dấu ấn với tác phẩm Đôi lứa xứng đôi, với câu chuyện cuộc đời của Chí Phèo. Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, chúng ta thấu hiểu vì sao tác phẩm này lại được độc giả yêu mến đến vậy!

Mở bài 

Để phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở được sâu sắc và da chiều, trước kết, các bạn cần khái quát qua về tác giả Nam Cao cùng tác phẩm Chí Phèo.

Nhà văn Nam Cao tên thật là Nguyễn Hữu Tri. Ông sinh ngày 20/10/1915, tại Lý Nhân, Hà Nam. Ông sinh ra  và lớn lên trong một gia đình công giáo bậc trung. Từ thủa thiếu niên, ông đã làm rất nhiều công việc để mưu sinh. Do đó, vốn sống phong phú ấy đã giúp ông sáng tác rất nhiều tác phẩm để đời.

Nhà văn Nam Cao quan niệm rằng, “nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông khẳng định, văn chương hay nghệ thuật không được xa rời cuộc sống thực tế, mà nó phải lấy chất liệu từ đời sống. Bởi mục đích của nó chính là phục vụ con người và làm cho cuộc sống của con người tốt hơn. Các nhà văn rất cần phải thẳng thắn lên án những thói hư tật xấu, đồng cảm với nỗi lòng cảnh ngộ của nhân dân. Đó mới chính là nghệ thuật đích thực. Đồng thời, nhà văn Nam Cao cũng cho rằng, để có tác phẩm hay, nhà văn cần có những trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Chỉ khi chính tác giả được sống trong môi trường, hoàn cảnh đó thì mới có thể khai thác sâu sắc nội tâm của nhân vật, cũng như có cái nhìn đa chiều về sự việc. Vì thế, nhà văn hãy sống trước khi sáng tác.

Nhà văn Nam Cao trước Cách mạng tháng chủ yếu viết về người nông dân và tri thức nghèo. Còn sau Cách mạng, ông tích cực tham gia các hoạt động khác chiến, nên những tác phẩm của ông có sự thay đổi, tươi mới hơn, sáng lạng về tương lai, và mang tính cổ vũ, hô hào hơn. Trong thời gian 15 năm cầm bút, nhà văn Nam Cao đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký…. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, được dựng thành phim, và để lại dấu ấn sâu sắc cho mọi thế hệ người đọc đó là truyện Chí Phèo.

Chí Phèo là câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Từ lúc hắn còn đỏ hỏn và bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, đến khi hắn bị tha hóa bởi xã hội cũ, trở thành con quỷ làng Vũ Đại. Mỗi hình ảnh, mỗi diễn biến của tác phẩm đều vô cùng ám ảnh người đọc. Cùng phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo chúng ta càng thấy rõ hơn điều đó.

Thân bài chi tiết

Luận điểm 1: Hoàn cảnh của Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở

Trước khi gặp Thị Nở, tác giả Nam cao giới thiệu Chí Phèo là một chàng nông dân lương thiện. Mặc dù bị bỏ rơi, không bố mẹ, không nhà, không cửa, không nơi nương tựa từ nhỏ nhưng hắn vẫn chăm chỉ làm ăn. Và sống với bà con trong làng rất hiền thuận. Thế nhưng, sau khi bị Bá Kiến hãm hại, bị bắt vào tù, hắn đã trở thành một con quỷ. Nhà tù thực dân, cùng chế độ xã hội thối nát đã biến một anh nông dân 20 tuổi hiền lành trở thành một tay sai chuyên rạch mặt ăn vạ, làm hại người, mất hêt cả nhân tính lẫn nhân hình. “Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”.

Bởi thế, trước khi gặp Thị Nở, hắn bị cả làng cả xóm coi khinh, tránh xa và xem hắn như một con quỷ đáng bị nguyền rủa.

Luận điểm 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, các bạn chú ý tới hoàn cảnh dẫn đến cuộc gặp gỡ định mệnh ấy. Đó là một đêm trăng, sau khi uống rượu no say ở nhà Tự Lãng, chửi bới đã miệng, nhưng không ai đáp lời, Chí Phèo hả hê, lảo đảo đi về nhà. “Chí Phèo vừa tò mò nhìn những tàu lá chuối vừa đi xuống vườn. Nhưng hắn không vào cái túp lều úp xúp mà ra thẳng bờ sông. Hắn định sẽ nhảy xuống tắm cho khỏi ngứa ngáy rồi lăn ngay ra vườn mà ngủ. Tội gì chui vào lều, bức đến không còn thở được. Một thằng như hắn, đập đầu không chết, huống hồ là gió sương… Ðến bờ sông hắn dừng lại, vì hình như có người. Có người thật, và hắn ngây ra nhìn”.

Hắn chợt thấy một người đàn bà ngủ quên bên bờ sông gân nhà. Và không ai khác đó chính là Thị Nở. Một người phụ nữ được nhà văn miêu tả là xấu đến nỗi “ma chê quỷ hờn”. Thế nhưng lúc này, hắn đang trong cơn say. Thị Nở thì nằm ngủ hớ hênh, để lộ cả ngực. Và rồi trong cơn say, hắn đã ăn nằm với Thị Nở Và cuộc gặp gỡ định mệnh ấy đã dẫn đến chuyển biến tâm lý rõ nét trong tâm hồn của Chí Phèo.

Luận điểm 3: Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

Luận cứ 1: sự thức tỉnh

Sau cái đêm định mệnh ấy, bỗng nhiên phần người trong tâm hồn con quỷ làng Vũ Đại thức tỉnh. Đầu tiên, là hắn trổi dậy như một người đàn ông để ngủ với Thị. Và sau đó, sau khi nhận được sự chăm sóc ân cần của Thị Nở, hắn chợt nhận ra sự sống khác lạ xung quanh. Trong cái lều ẩm thấp chật chội của mình, vốn chỉ nhìn thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng” thì nay đã khác. Hắn cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống rộn ràng. Đó là tiếng chim hót, tiếng người đi chợ cười nói. Hắn cảm thấy bân khuâng trong tâm hồn như tỉnh dậy sau một cơn say dài vô tận. Hắn thấy đắng miệng và “lòng mơ hồ buồn”. Và rồi, hắn chợt thấy “sợ rượu”. Đây có lẽ là dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất. Bởi những người nghiện sẽ rất khó để cai, để sợ. Nhưng một khi đã sợ, có nghĩa là họ đã cảm thấy được cái đáng sợ trong cái thư gây ra đau thương cho họ. Tâm trạng của Chí Phèo cũng đã thay đổi hắn, đủ tỉnh để nhận thức hoàn cảnh sống của mình. Hắn nhận ra mình thật cô độc. Có thể nói, cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã giúp Chí Phèo, giúp con quỷ làng Vũ Đại thực sự thức tỉnh sau những cơn say triền miền, không biết bao giờ dừng lại.

Luận cứ 2: tâm trạng hân hoan, ước mơ, hy vọng trở về làm người lương thiện

Sau khi thức tỉnh, trong tâm hồn Chí Phèo bỗng tràn trề niềm hy vọng của thời trẻ trai trẻ. Hắn cũng như muốn được như bao người khác, hắn cũng mong có một gia đình nhỏ. Với chồng cuốc mướn cày thuê, còn vợ thì dệt vải nuôi lợn, chăm con thơ. Khấm khá hơn thì có thể mua thêm dăm ba sào ruộng. Đặc biệt, khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở, hắn không chỉ ngạc nhiên mà còn thấy “mắt mình như ươn ướt”. Hắn cảm động, và xúc động vì lần đầu tiên trong đời, hắn được ai đó chăm sóc. Chính vì thế, với hắn, người phụ nữ xấu ghê gớm ấy vẫn thật có duyên. Nhờ có Thị mà hắn vừa buồn vừa vui, lòng hắn đã có cảm xúc. Hắn muốn được làm nũng với Thị như đứa con làm nũng mẹ, hắn thấy lòng mình như muốn bé lại, trở thành trẻ con. Và rồi, Chí Phèo tự nhiên thấy thèm lương thiện. Chính tình cảm Thị Nở làm hắn mong muốn được trở về làm người. Và cũng sự chăm sóc ân cần ấy của Thị khiến hắn hy vọng và mơ ước về một mái nhà, về gia đình có chồng có vợ, có con. Câu tỏ tình ngây thơ của Chí “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”, đủ để thấy tâm trạng của Chí đã biến động lớn như thế nào. Có thể thấy, cuộc gặp gỡ với Thị đã khiến Chí trải qua những xúc cảm chưa bao giờ có trong cuộc đời. Cuộc gặp ấy không chỉ làm hắn thức tỉnh mà còn mang tới niềm vui, sự khao khát được trở về làm người lương thiện.

Luận cứ 3: Sự thất vọng, đau đớn khi bị từ chối

Nhưng cuộc đời thật trớ trêu. Nhất là trước Cách mạng tháng 8, cuộc sống con người dường như bị rơi vào ngõ cụt. Trong lúc tâm trạng tràn đầy khát vọng đấy thì Chí Phèo lại phải rơi vào hoàn cảnh thất vọng và đau đớn, khi tình cảm của hắn và Thị Nở bị ngăn cấm. Khi bị Thị từ chối, hẳn “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”. Hắn chợt hiểu ra, hoàn cảnh của mình thật đáng thương. Rồi hắn chợt thấy thoáng qua hương cháo hành. Hắn nhớ lại giây phút hạnh phúc vừa mới trải qua. Hắn vội nắm lấy tay của Thị khi Thị định bỏ đi. Chứng tỏ, hắn rất muốn níu kéo lại hạnh phúc mỏng manh vừa mới hy vọng. Thế nhưng không được, hắn lại tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”. Qua chi tiết này, có thể thấy diễn biến tâm trạng của Chí một lần nữa có sự biến động. Khát vọng được trở về làm người lương thiện không còn, hy vọng về một cuộc sống bình thường, một gia đình yên ấm không còn, hắn rơi vào tuyệt vọng và đau đớn.

Luận cứ 4: Cảm giác phẫn uất tuyệt vọng đến tột cùng

Trong tận cùng của tuyệt vọng, con người ta hay làm liều. Và tác giả Nam Cao đã miêu tả đúng diễn biến tâm lý, tâm trạng ấy của con người thông qua nhân vật Chí Phèo. Vì niềm khát vọng của mình không thể thực hiện, Chí Phèo càng trở nên phẫn uất và căm hận. Hắn quyết định đến nhà Thị Nở để “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Thế nhưng, lạ lùng thay “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến”. Hắn đến đó đòi mạng của kẻ đã đánh cắp sự lương thiện của hắn và rồi tự kết liễu đời mình. Qua đây có thể thấy, dù say khướt, không kiểm soát được xúc cảm, nhưng Chí Phèo đã xác định rõ được kẻ thù của mình. Đó chính là Bá Kiến, là chế độ xã hội thối nát đã đẩy hắn vào con đường cùng.

Kết bài

Có thể nói, phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, độc giả thấy được rằng tình yêu thương của con người có sức mạnh ghê gớm. Nó có thể làm thức tỉnh, làm sống dậy và thay đổi cả một con người. Nó có sức mạnh giúp con người xấu trở thành con người tốt. Điều đó thể hiện rõ qua nhân vật Chí Phèo. Chỉ với bát cháo hành, cùng sự ân cần chăm sóc của Thị Nở mà con quỷ làng Vũ Đại đã thức tỉnh và khát khao làm người lương thiện. Hắn còn được trải qua những xúc cảm vui vẻ, hạnh phúc, ấm áp tuy rằng trong chốc lát ngắn ngủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *