Phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai trong chương trình Ngữ văn 10 là một trong những bài văn mà các bạn học sinh không thể bỏ qua. Qua bài phân tích này, các bạn sẽ thấu hiểu hơn về vẻ đẹp trong tình yêu đôi lứa cũng như nghĩa tình phu thê. Đó cũng chính là một trong những mạch nguồn cảm hứng sáng tác của ông cha xưa kia, cũng như các nhà thơ, nhà văn ngày nay.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai cực chuẩn
Ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian độc đáo. Ca dao là bức tranh phản ánh đời sống con người bằng thơ ca vô cùng sáng tạo và giàu cảm xúc của người xưa, được truyền đến ngày nay. Từ tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước đến tình yêu lứa đôi… đều được ca dao viết lên với những câu từ hết sức ngọt ngào mà đậm đà triết lý. Bài văn mẫu phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về những điều thú vị này.
Mở bài
Có thể nói, dân tộc Việt Nam tự hào khi có một kho tàng ca dao dân ca độc đáo và sáng tạo, được lưu truyền từ nhiều đời nay. Đây là thể loại văn học truyền miệng, với lời thơ trữ tình đậm chất dân gian. Ca dao thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, nhằm bộc lộ rõ hơn thế giới nội tâm của con người. Nội dung của ca dao thường xoay quanh đời sống tư tưởng, tinh thần, tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ gia đình, đất nước, đôi lứa… Những tư tưởng tình cảm đó được ca dao thể hiện dưới hình thức những lời hát than thân, hay lời ca yêu thương, hoặc những ca từ hài hước, đằm thắm… Lời thơ của ca dao thường ngắn gọn, theo thơ lục bát truyền thống, lối diễn đạt gần gũi, thân thuộc với người dân lao động, rất dễ nhớ, dễ hiểu nhưng cũng rất thâm thúy, nhiều tầng lớp nghĩa.
Một trong những chủ đề xuất hiện nhiều trong ca dao đó là tình yêu đôi lứa. Có rất nhiều bài ca dao về chủ đề này được đưa vào chương trình giá dục để học sinh tìm hiểu. Trong đó có bài “Khăn thương nhớ ai”. Đây là bài ca dao thể hiện rõ rệt và sâu sắc tình yêu mãnh liệt, niềm khát khao hạnh phúc và sự mong ngóng chờ đợi người yêu của người con gái.
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”
Cùng phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai để cảm thông và thấu hiểu hơn trái tim khi yêu của người con gái.
Thân bài chi tiết
Luận điểm 1: Khái quát nội dung của ca dao
Chỉ gói gọn trọng 12 câu thơ, nhưng bài ca dao đã khắc hoạt thành công nỗi niềm nhớ nhung, ngóng trông, chờ đợi của người con giá dành cho người yêu của mình. Đó là nỗi nhớ nhung da diết, đến cuồng nhiệt, đến qoặn thắt cả tâm hồn. Qua những câu ca đó, độc giả cũng hiểu được rằng, trong tình yêu không có ranh giới giữa nam và nữ. Dù ai đã yêu thì đầu muốn chủ động thể hiện tình cảm của mình đến đối phương chứ không ai muốn chờ đợi. Bài thơ cho thấy sự chủ động trong tình yêu của của người con gái. Đồng thời thấy rõ sự trân trọng tình yêu của người con gái dành cho chàng trai.
Luận điểm 2: Hình chiếc khăn
Phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai, độc giả nhận ra ngay hình ảnh chiếc khăn. Đó có thể coi là biểu tượng trong tình yêu. Từ thủa ngàn xưa cho đến bây giờ, những đôi trai gái yêu nhau vẫn thường tặng cho nhau những kỷ vật để làm chứng cho tình yêu. Thông qua những kỷ vật đó mà trao duyên cho nhau, họ thề non hẹn biển. Hình ảnh chiếc khăn ta đã từng bắt gặp trong Truyện Kiều Nguyễn Du. Khi cậy nhờ em thay mình nối duyên chàng Kim, nàng Kiều đã gửi lại Vân chiếc khăn tay cũng những kỷ vật của mình để làm của chung. “Chiếc thoa với bức tờ mây/ Duyên này thì giữ, vật này của chung”.
Còn trong ca dao, chiếc khăn không chỉ gắn liền với hình ảnh người phụ nữ. Không chỉ biểu tượng cho số phận mỏng manh, yếu ớt nhưng xinh đẹp của người phụ nữ mà còn được nhân hóa trở thành vật vụng cũng biết thương, biết nhớ như chủ nhân.
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.”
Ở đây, chúng ta có thể thấy, cái khăn vốn tự nó không biết “thương nhớ”, cũng chẳng biết “rơi xuống”, rồi “vắt lên” để “chùi nước mắt”. Nhưng mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã bộc lộ tâm trạng, hành động cảm xúc của người phụ nữ. Đó là một trạng thái tâm lý ngổn ngang, với nhiều nỗi nhớ thương cùng sự âu lo, bồn chồn. Đọc câu thơ lên, độc giả có thể thấy người con gái đang nhớ nhung người yêu đến nỗi ngẩn ngơ, dẫn đến những hành động vô thức lặp đi lặp lại. Đó là khăn cứ rơi xuống đất, người con gái lại nhặt vắt lên vai, cứ rơi xuống rồi nhặt lên… Tay thì làm nhưng đầu óc thì cứ vẫn vơ theo nỗi nhớ người thương. Để rồi cuối cùng phải bật khóc thầm, và chiếc khăn lại là người bạn tri kỷ thấm những giọt nước mặt sầu thảm ấy. Có thể nói, người con gái ấy vì quá yêu, quá nhớ thương chàng trai của mình mà trở nên âu lo, thấp thỏm, đứng ngồi không yên.
Tác giả ca dao sử dụng lặp đi lặp lại câu “khăn thương nhớ ai”, như một câu hỏi tu từ không lời đáp. Nhưng điều đó càng nhấn mạnh hơn tâm thức vô định, bất thần của người con gái. Hình ảnh chiếc khăn đứng ở đầu mỗi câu như càng khẳng định hơn sự mãnh liệt trong trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là kỷ vật trao duyên của cô gái. Nó không chỉ là minh chứng cho tình yêu mà còn là cả tương lai của đôi lứa. Vì thế, hình ảnh vừa là biểu tượng cũng vừa là chủ thể nhân vật trữ tình, bộ lộ rõ tình yêu tha thiết, say đắm của người phụ nữ dành cho người mình yêu.
Luận điểm 3: Hình ảnh cây đèn
“Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên”.
Nếu như những câu thơ trên, tác giả dân gian mượn hình ảnh chiếc khăn để lột tả tâm trang vào ban ngày của người con gái thì ở những câu thơ tiếp theo là diễn biến tâm trạng của người con gái vào ban đêm. Với sự xuất hiện của cây đèn cùng ánh mắt ngủ không yên. Ánh đèn không tắt gợi ra một không gian đêm tối khuya khoắt mịt mù. Vào cái khoảng thời gian con người phải chìm say vào giấc ngủ nhất thì người con gái ấy vẫn thao thức cùng ngọn đèn. Đọc đến đây, chúng ta chợt nhớ tới hình ảnh ngọn đèn xuất hiện trong trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Ở đó, người chinh phụ vì thương nhớ chồng mà cũng thao thức cùng với ngọn đèn. Để rồi thứ ánh sáng của đèn ấy chính là nỗi nhớ, niềm thường của người con gái cứ sáng mãi không tắt. Trong nỗi cô đơn, trống trải, chiếc khăn cũng như ngọn đèn vô tri kia, trở thành vật tri âm tri kỷ giúp người con gái giải bày tâm sự, thổ lộ nỗi lòng. Dù chúng không nói gì, dù chúng không an ủi hay động viên, nhưng chỉ cần có chúng cũng đủ để người con gái bộc lộ hết tâm tư của mình.
Tiếp đến là hình ảnh “Mắt không ngủ”. Đó là một miêu tả thực nhưng lại tạo nên một cặp ý đối xứng rất phù hợp với “đèn không tắt” ở hai câu thơ trên. Điều đó càng vẽ lên một cảnh tượng vô cùng sinh động và chân thực. Đó là có một cô gái giữa đêm khuya thanh vắng, một mình đối diện với ngọn đèn để thổ lộ nỗi nhớ người thương. Có lẽ do “mắt ngủ không yên” nên dẫn đến “đèn không tắt”. Qua việc nói chiếc đèn chỉ là để nói lên tâm trạng của con người mà thôi. Ánh sáng ngọn đèn soi tỏa vào đôi mắt, càng khiến cho nỗi nhớ người yêu thêm vời vợi, không nguôi. Ai đã từng yêu, hay đang yêu khi đọc bài thơ này sẽ nhận thấy sự đồng cảm. Khi tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng, sẽ khiến cho con người ta đứng ngồi không yên, ngủ cũng không ngủ được. Lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ về người mình yêu, trong đầu bao giờ cũng hiện lên hình ảnh của người mình yêu và chỉ mong ngóng sớm được gặp, được ôm ấp trong vòng tay của người yêu.
Luận điểm 4: Hai câu thơ cuối
Phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai, các bạn không thể không chú ý tới việc phân tích 2 câu thơ cuối.
“Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”
Ở hai câu thơ cuối này, tác giả dân gian đã đổi từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập ở trên thành nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng nhưng cũng xao xuyến, da diết hơn. Nhờ đó mà nỗi âu lo của co gái trươc hạnh phúc lứa đôi của mình càng được nhấn mạnh và khắc họa rõ rệt. Chữ “lo” được tác giả nhắc đến hai lần trong hai câu không chỉ bộc lộ nỗi thương nhớ người yêu của người con gái mà còn thể hiện nỗi lo lắng của cô cô về hạnh phúc của hai người. Đó là nỗi lo “không yên một bề”. Đó cũng là tâm trạng chung của người phụ nữ trong xã hội. Dù họ yêu tha thiết, sẵn sàng dâng hiến hết cho tình yêu nhưng vẫn luôn sống trong nỗi phấp phỏm lo âu vì hạnh phúc mỏng manh, bèo bọt bấp bênh.
Phần chi tiết kết bài phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai
Có thể nói, đọc ca dao dân ca Việt Nam, luôn cảm nhận được sự thâm thúy và sâu cay qua từng con chữ. Mặc dù rất giản dị, mộc mạc gần gũi nhưng lại chứa đựng những tầng nghĩa hết sức ý nhị và triết lí.
Phân tích ca dao Khăn thương nhớ ai, độc giả nhận ra tâm trạng của người con gái khi yêu. Dù là thời xưa hay là thời nay, thì trong tình yêu, người con gái vẫn luôn là người phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Dù họ có yêu tha thiết, nhớ nhung mãnh liệt như thế nào thì trong lòng họ vẫn luôn chất chứa những nỗi lo lắng về sự bền vững của hạnh phúc lứa đôi.
Với bài Khăn thương nhớ ai, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh biểu tượng và lối nhân hóa để lột tả tâm trạng của người con gái. Với cách gieo vần linh hoạt, cùng nhịp thơ bốn chữ hay lục bát độc đáo, tác giả đã khắc họa thành công nỗi nhớ niềm thương của người phụ nữ trong tình yêu. Qua đó, chúng ta nhận ra sự đồng cảm, cũng như niềm thương xót của tác giả dân gian với những người phụ nữ xưa.