Chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10 đặc sắc nhất

Dưới đây là tài liệu mẫu chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10 của tác giả Phạm Ngũ Lão. Đây là một trong những bài làm văn khá khó khăn với các học sinh. Do vậy, các bạn cần tham khảo một số bài văn mẫu chi tiết để giúp bài viết văn của mình đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên để sâu sắc và ấn tượng, các bạn rất cần phải sáng tạo và vận dụng tài liệu mẫu khoa học. Tránh sao chép y nguyên để bị điểm kém!

Bạn đang đọc:  Chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10 đặc sắc nhất

Có nhiều tài liệu phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10, nhưng bài văn mẫu dưới đây là chi tiết và đầy đủ hơn cả. Với các luận điểm, luận cứ rõ ràng, bài văn mẫu đã mang tới bức tranh đầy đủ về tác giả và tác phẩm của bài thơ nổi tiếng này! Các bạn cùng theo dõi nhé!

Mở bài

Tác giả Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 và mất năm 1320 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.

Theo sử sách ghi lại, Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn. Ông là một trong những tướng tài của triều Trần. Ông góp công lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ông từng làm đến chức Điện suy và được phong tước quan là Quân nội hầu. Ông được biết đến là một võ tướng thích ngâm thơ và đọc sách. Vì thế ông còn được biết là một nhà thơ lỗi lạc với nhiều sáng tác bừng chữ Hán như Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương). Đây đều là những tác phẩm nói về lòng yêu nước và chí làm trai. Cả hai bài thơ đã không chỉ thể hiện tài năng thơ ca của tác giả mà còn thấu hiểu tâm tư tình cảm nhà thơ.

Đặc biệt phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10 chúng ta biết được đây là một tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh sau những chiến thắng vẻ vang của quân, dân nhà Trần. Bài thơ không chỉ làm vẽ lại bức tranh đời sống sống động và đầy khí thế của thời đại nhà Trần với niềm tự hào và niềm vui. Qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện sâu sắc ý thức và quan điểm về chí hướng lập công danh của các đấng nam nhi.

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Thân bài 

Luận điểm 1: Hình tượng trang nam nhi

Để phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10 sâu sắc, chúng ta cần chia nhỏ từng câu thơ. Đầu tiên là hình tượng trang nam nhi nhà Trần qua phân tích câu thơ 1.

Theo nguyên tác của tác giả Phạm Ngũ Lão thì “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu”. Ở đây, các trai tráng nam nhi nhà Trần xuất hiện với tư thế “hoành sóc”. Hoành sóc thèo dịch nghĩa sát nhất là “cắp ngang ngọn giáo”. Nhằm diễn đạt sự uy dũng, kiên cường, vững chãi, với tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính. Ở phần dịch thơ, tác giả viết là “Múa giáo non sông trải mấy thu”. Múa giáo có vẻ dường như thiên về sự biểu diễn trên sân khấu hơn là thể hiện sức mạnh nội lực của một người lính. Do đó, bản dịch thơ dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa truyền tải được ý nghĩa của hình ảnh tráng sĩ nhà Trần trong nguyên tác.

Tráng sĩ nhà Trần không chỉ xuất hiện với tư thế hiên ngang, lẫm liệt mà mà còn trong một không gian vô cùng rộng lớn. Đó là giang sơn, bao gồm cả núi sông, đất nước, tổ quốc. Song hành với không gian rộng lớn vũ trụ bao la là một thời gian  “kháp kỉ thu”. Nghĩa là trải qua suốt mấy thu, trong nhiều năm, người tráng sĩ ấy vẫn hiên ngang đứng vững giữa đất trời để bền bỉ chiến đấu dài lâu. Qua câu thơ ấy, chúng ta có thể thấy, chính không gian và thời gian đã góp phần nâng cao tầm vóc của người tráng sĩ anh hùng. Giúp các tráng sĩ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm trời đất, vũ trụ. Bất chấp sự tàn phá, bào mòn của thời gian người tráng sĩ vẫn luôn bền bỉ chiến đấu không ngừng nghỉ.

Luận điểm 2: sức mạnh quân đội nhà Trần

“Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu). Phân tích câu thơ, độc giả hiểu được rằng, tác giả Ngũ Lão viết “Tam quân”, chính là nói về hệ thống ba quân, tiền quân, trung quân, hậu quân trong quân đội nhà Trần. Chứng tỏ quân đội nhà Trần được sắp xếp rất quy củ, chi tiết và lớn mạnh. Một đội hình bọc lót cho nhau rất hoàn chỉnh. Không chỉ thể hiện qua việc bày binh bố trận mà sức mạnh quân đội nhà Trần còn được tác giả miêu tả với khí thế như  “tì hổ khí thôn ngưu”. Ở đây, Ngũ Lão đã so sanh sức mạnh quân đội nhà Trần như với “tì hổ” như loài hổ báo. Đó là loài mãnh thú, là chúa sơn lâm nơi rừng thiêng. Sức mạnh ấy không chỉ dũng mãnh, hừng hực khí thế mà còn có thể nuốt trôi trâu. Hình ảnh này cũng thể hiện sức mạnh của người trẻ, với khí phách anh hùng hiên ngang. Có thể thấy, với các biện pháp nghệ thuật phóng đại, và so sánh, tác giả Ngũ Lão đã không chỉ thể hiện sức mạnh quân đội nhà Trần mà qua đó còn bộc lộ xúc cảm ngợi ca và niềm tự hào về quân đội nhà Trần khi đã đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Nói tóm lại, qua hai câu thơ thứ nhất và thứ hai, độc giả có thể thấy tác giả Ngũ Lão đã làm sống dậy cả một thời đại với hào khí Đông A làm vang dậy sông núi một thời oanh liệt. Thông qua hình ảnh của người tráng sĩ oai hùng với tư thế hiên ngang, thách thức cùng thời gian, vũ trụ. Và thông điệp phía sau đó chính là niềm tự hào của nhà thơ về chiến công vẻ vang và sức mạnh oai dũng của quân dân nhà Trần và dân tộc. Và đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước, thương dân, tự tôn dân tộc của tác giả. Để có được sự thành công đó, tác giả đã sử dụng các bút pháp nghệ thuật đặc sắc qua hai câu thơ như gợi chi tiết mà không tả, kết hợp với những hình ảnh mang tính ước lệ như “kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu”.

Luận điểm 2: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10, đến hai câu thơ cuối, độc giả cảm nhận rõ nỗi thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão cùng thông điệp về chí làm trai của ông.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)

Ở đây, chúng ta có thể thấy tác giác nhắc tới món nợ công danh. Đó là theo quan niệm nhà Nho xưa kia, công danh được xem là món nợ lớn nhất đời của một trang nam nhi, một bậc trượng phu. Món nợ ấy thể hiện ở 2 phương diện. Một là lập công, nghĩa là để lại chiến công, sự nghiệp lẫy lừng. Hai là lập danh, nghĩa là để lại tiếng thơm cho hậu thế, muôn đời. Sinh ra là thân trai tráng thì bắt buộc họ phải hoàn thành xong nhiệm vụ này, khi đó họ mới được coi là trả nợ xong với đời. Đến đây, chúng ta bỗng nhớ tới những trăn trở của các bậc hiền nhân xưa kia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Phùng Khắc Khoan… Mặc dù họ là những người được lưu danh muôn đời, được mọi thế hệ người dân đất Việt kính quý nhưng trong lòng họ vẫn luôn mang theo nỗi trăn trở về món nợ công danh. Trong Tỏ lòng này, tác giả Phạm Ngũ Lão khẳng định quan niệm của mình đó là làm thân nam nhi mà không lập được sự nghiệp, công danh thì là một nỗi hổ thẹn và cụ thể là “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Theo tác giả, nếu không trả nợ được công danh, thì tác giả cũng như các đấng nam nhi tự cảm thấy hổ thẹn với chính mình, tự cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác.

Vũ Hầu ở đây là nhân vật Khổng Minh. Ông  là tấm gương sáng về lòng tận tâm tận lực, tận trung báo đáp chủ tướng. Vũ Hầu đã không chỉ dốc hết lòng trả món nợ công danh đết giây phút cuối cùng mà còn để lại tiếng thơm và sự nghiệp cho hậu thế. Tác giả Phạm Ngũ Lão được biết đến là một vị tướng hết lòng vì nhà Trần. Từ thủa hàn vi lo việc nước mà quên mọi hiểm nguy, hết lòng tận trung với nhà Trần, với tướng quân Trần Quốc Tuấn. Ông được phong tước phong hầu. Được sử sách ca ngợi và ghi chép lại cho muôn đời. Thế nhưng ông vẫn cảm thấy chưa hài lòng, cảm thấy hổ thẹn. Qua nỗi thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão, độc giả lại một lần nữa cảm nhận được nhân cách vô cùng lớn lao, cao cả của ông. Nó không chỉ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của ông mà còn là hoài bão, khát vọng luôn hướng về phía trước để thực hiện lý tưởng của tác giả. Sự hổ thẹn của ông còn đánh thức chí hướng lập công, ý chí làm trai của các trang nam tử hán thời nhà Trần.

Phần kết bài chi tiết

Phân tích bài thơ Tỏ lòng Ngữ văn lớp 10, các bạn có thể liên hệ với những bài thơ có cùng chủ đề yêu nước của một số tác giả thời xưa như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát… Toàn bài thơ là một bức tranh sống đống về hào khí Đông A, với hình tượng tráng sĩ và quân đội nhà Trần vô cùng oai dũng, kiên hùng. Họ là những chiến sĩ luôn mang khí phách anh hùng, sẵn sàng chiến đấu bền bỉ dù cho trải qua bao năm tháng. Những câu còn khích lệ ý chí lập công danh, tinh thần yêu nước của những đấng nam nhi đời nhà Trần. Với những biện pháp nghệ thuật như điển cố, so sánh tác giả đã làm nên thành công vang dội của tác phẩm. Ngoài ra bài thơ còn mang tới hoài bão, ước mơ, biết vượt qua thử thách, khó khăn để sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *