Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các bạn học sinh cần phải làm bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2. Để làm bài này tốt nhất, các bạn hãy tham khảo tài liệu mẫu dưới đây để bài văn thêm hiệu quả và đạt điểm cao nhất nhé!
Bạn đang đọc: Tài liệu phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 đầy đủ nhất
Mỗi thi sĩ đều có những phong cách sáng tác và những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của mình. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng vậy. Ông không chỉ là một nhà thơ có phong cách sáng tác điên loạn mà còn có những áng thơ làm lay động lòng người. Cùng phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2, các bạn sẽ càng thấy rõ hơn tài hoa của một thi sĩ bạc mệnh.
Mở bài
Thi nhân tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh năm 1912 và mất năm 1940. Nhà thơ sinh ra và lớn lên tại miền Trung, tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình. Ông là một trong những thi sĩ nổi tiếng, khởi nguồn cho dòng thơ hiện đại lãng mạn của Việt Nam. Ông cũng là thi nhân tiên phong cho trường phái thơ điên loạn. Ngoài Hàn Mặc Tử, người ta còn biết đến ông qua một số bút danh khác như Phong Trần, Lệ Thanh… Có thể nói, nhà thơ Hàn Mặc Tử bén duyên với thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, thi sĩ đã có những sáng tác đầu tiên.
Thế nhưng, cuộc đời thật trớ trêu. Năm 1940, mặc dù mới bước sang tuổi 28 nhưng Hàn Mặc Tử chẳng may lại mắc căn bệnh phong qoái ác. Ông đã qua đời sau đó ít lâu ở độ tuổi rất trẻ. Tuy nhiên, những tác phẩm của nhà thơ vẫn luôn để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu đậm.
Một trong những tác phẩm của Hàn Mặc Tử được Bộ Giáo dục đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nội dung bài thơ kể về thông Vĩ Dạ nơi ông đã có từng thời gian cư trú và ở đó cũng có người con gái ông thương. Toàn bài có 3 khổ thơ, mỗi khổ đều chan chứa vẻ đẹp con người và đất của thôn Vĩ. Nhưng thiên nhiên, cảnh đẹp của Vĩ Dạ cùng tâm trạng của thi nhân được thể hiện rõ nhất ở khổ 2. Cùng phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 để cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của thôn Vĩ và tâm tư tình cảm của nhà thơ này nhé!
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”.
Phần chi tiết thân bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2
Luận điểm 1: phân tích câu thơ 1
Khi phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2, chúng ta mở đầu khổ là một câu thơ mang tính nghịch lý và trớ trêu: “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Nếu như khổ thơ đầu là không gian gần như vườn rau hàng cau, thì đến câu thơ này, không gian đã được mở rộng hơn, ra xa hơn và cao hơn là mây, gió. Đây là hai hiện tượng thiên nhiên thuộc về vũ trụ bao la. Thường thì gió và mây sẽ đi cùng nhau. Nhưng ở đây, nhà thơ lại nói gió đi theo đường của gió, còn mây cũng đi theo đường của mây. Hai hiện tượng không gặp nhau, mà ở trái đường nhau. Đã thế, nhịp câu thơ cũng bị ngắt quãng ở giữa càng khiến cho độc giả cảm nhận rõ ràng hơn được sự xa cách, chia ly. Không chỉ là nói về sự nghịch lý, chia ly của thiên nhiên mà qua đây, nhà thơ muốn bộc lộ tâm trạng buồn man mác của chính mình. Không chỉ mây và gió không thể ở cùng nhau mà chính tác giả cũng không thể ở cùng người mình yêu thương.
Luận điểm 2: phân tích câu thơ thứ 2
Mở đầu khổ thơ tác giả đã vẽ lên bức tranh ở thôn Vĩ man mác buồn với thiên nhiên nhuốm màu li biệt, thì đến câu thơ thứ hai, tác giả một lần nữa khắc họa đậm thêm nỗi buồn ấy: “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Thiên nhiên ở đây không chỉ bất động, mà cũng mang tâm trạng như con người “buồn thiu”, không muốn chảy trôi nữa. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã nhân hóa dòng sông thành một con người đang mang tâm trạng buồn. Đúng như nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi con người đã mang tâm trạng buồn thì tất yếu cái nhìn lên mọi vật xung quanh đều nhuốm màu buồn thương. Bên cạnh dòng sông buồn thỉu buồn thiu thì còn xuất hiện hình ảnh hoa bắp. Một loài hoa mỏng manh chỉ lay nhẹ trong gió. Dường như nó muốn níu giữ điều gì đó nhưng không đủ sức và không thể làm được. Qua câu thơ, độc giả cũng càng cảm nhận rõ hơn tâm trạng buồn thương, lưu luyến của thi nhân. Dường như thi nhân cũng như đang thiếu sức sống, đang lay lắt sống trong cõi đời đầy vô vọng.
Luận điểm 3: phân tích câu thơ 3
Phân tích Đây thôn Vĩ Dã khổ 2 đến câu thơ thứ 3, độc giả bắt gặp một câu hỏi tu từ không cần lời đáp và xuất hiện hình ảnh bến sông trang vừa xa vời, vừa huyền ảo mơ màng “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”. Không phải là ánh trăng mà là một “bến sông trăng”. Có thể thấy cả không gian như tràn ngập toàn ánh sáng của trăng. Một thứ ánh sáng hư hư ảo ảo càng khiến cho bức tranh thôn Vĩ trở nên mơ màng, ám ảnh sự ảm đạm xa cách.
Hình ảnh ánh trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Nó là hình ảnh quen thuộc gắn liền với tình yêu đôi lứa, với sự bình yên, hạnh phúc viên mãn. Bởi vậy, có lẽ ánh trăng ở đây của Hàn Mặc Tử chính là ánh trăng thể hiện khát vọng trong tình yêu, khát vọng về một cuộc sống bình yên không đớn đau vì bệnh tật của tác giả.
Đây là một câu hỏi tu từ không lời đáp nhưng lại gợi ra nhiều ý hiểu khác nhau của độc giả. Tác giả hỏi “ai”, nhưng dường như là hỏi chính mình. Ai ở đây cũng có thể là người con gái trong nỗi nhớ niềm thương của thi nhân. Thật là một câu thơ chan chứa nhiều xúc cảm, nhẹ nhàng, mượt mà và đong đầy tâm trạng. Nhịp thơ như một dòng nhạc cứ thế chảy trôi vào lòng và tạo nên nỗi ám ảnh với người đọc.
Luận điểm 4: phân tích câu thơ cuối
“Có chở trăng về kịp tối nay?”. Một lần nữa, tác giả lại cho hình ảnh ánh trăng xuất càng tô tậm thêm bức tranh thôn Vĩ cùng xứ Huế thơ mộng trong đêm trăng mơ màng. Đây cũng là một câu hỏi tu từ không cần lời đáp nhưng lại cứ dai dẳng, ám ảnh trong tâm trí của độc giả. Câu thơ này là câu tiếp nối của câu thơ ba nên độc giả cảm nhận được ước mong, khát vọng sống của tác giả. Với nhà thơ Hàn Mặc Tử lúc này, ánh trăng có ý nghĩa như một người bạn tri âm tri kỷ, như là chốn bám víu duy nhất thể hiện giữa ông và sự sống. Thế nhưng ánh trăng giờ chỉ còn là khát khao, ước ao và nỗi niềm lo âu, dang dở, muộn màng.
Thi nhân không phải muốn biết thuyền ai trên bến sông đó có chở trăng về kịp không mà chính là muốn níu giữ cuộc sống của chính mình. Đồng thời cũng thể hiện sự hối hả, hối tiếc muốn được sống của thi nhân. Ông sợ rằng mình không kịp nữa. Ông không kịp tìm lại ánh trăng tình yêu, không kịp gặp lại người mình yêu thương, không kịp trở về thôn Vĩ chốn quê hương yên bình, không kịp sống lại những tháng ngày thanh xuân đầy tươi trẻ với nhiều khát vọng, hoài bão. “Tối nay” là một thời gian xác định nhưng cũng không mang tính xác định. Tối nay của hôm nay, hay ngày mai, hay một lúc nào khác. Điều này càng tăng thêm sự vô định, sự bất an trong lòng của thi nhân trước sự ra đi, trước cái chết của bản thân. Qua khổ thơ, tác giả cho thấy quỹ thời gian sống đã và đang dần bị vơi cạn đi từng ngày. Dường như cuộc biệt li vĩnh hằng của ông với thế giới này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với một người bình thường không mắc bệnh hiểm nghèo, không ốm đau bệnh tật, nếu không kịp trở về tối nay thì sẽ có thể còn có nhiều những đêm khác. Thế nhưng với thi nhân Hàn Mặc Tử nếu thuyền kia không kịp trở về tối nay, không kịp gặp gỡ để trao đi tri âm tri kỷ thì sẽ mãi mãi ra đi trong nỗi buồn thường vô hạn .
Phần kết bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2
Người ta từng nói, thơ ca là tiếng lòng của thi nhân. Đọc thơ, độc giả sẽ nghe thấy tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim, tâm hồn của thi sĩ. Thơ ca cũng chính là tiếng nói về thân phận, tâm trạng và số phận của mỗi nhà thơ. Và tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của thi nhân Hàn Mặc Tử là một bài thơ như thế vậy. Mỗi câu thơ trong bài thơ không chỉ thể hiện những nét độc đáo trong phong cách sáng tác lạ lẫm, loạn điên của ông mà còn sáng bừng lên ký ức, hoài niệm về vùng thôn quê Vĩ Dạ đầy thơ mộng của xứ Huế. Đó là bức tranh thôn Vĩ Dạ từ lúc hừng đông ở khổ thơ cho đến buổi tối đầy trăng. Từ niềm vui vẻ đẹp tinh khôi, tươi mới cho đến xúc cảm chia lìa, bơ vơ tuyệt vọng, buồn thương. Đặc biệt là khổ thơ thứ 2. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2, đã thể hiện vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng nhưng đầy ám ảnh của cảnh đêm trăng. Qua khổ thơ độc giả không chỉ thấy vẻ đẹp buồn thương nhuốm đầy thiên nhiên nơi đây mà còn cảm nhận rõ rệt tâm trạng xót xa buồn bã của thi nhân. Đó là tâm trạng của một người đang mang trong mình căn bệnh quoái ác. Một người dường như đoán trước được sự ra đi bất cứ lúc nào của bản thân. Thế nhưng, đau đớn thay, người ấy vẫn luôn mang trong mình nỗi khát vọng được sống, được yêu thương và được hạnh phúc. Do vậy, dù chỉ là mỏng manh thôi, nhưng thi nhân Hàn Mặc Tử vẫn muốn níu giữ lại những ký ức, những hoài niệm ngọt ngào đã từng có nơi thôn Vĩ, với người con gái ông yêu thương.
Toàn bài thơ chỉ có 3 khổ nhưng với ngôn từ trong sáng, như những nốt nhạc thanh bổng đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên, con người nơi thôn Vĩ. Và đặc biệt là tâm trạng đầy đau thương, nhuốm màu sinh ly tử biệt của tác giả.