Soạn Tập làm thơ lục bát trang 43 – Lớp 6 tập 1 Cánh Diều chi tiết nhất

Tài liệu soạn Tập làm thơ lục bát dưới đây sẽ giúp các bạn lớp 6 hiểu rõ hơn về thể loại này. Các bạn hãy tham khảo để soạn bài hiệu quả hơn nhé!

Bạn đang đọc: Soạn Tập làm thơ lục bát trang 43 – Lớp 6 tập 1 Cánh Diều chi tiết nhất

Phần I soạn Tập làm thơ lục bát trong chương trình Ngữ văn 6

Câu hỏi và trả lời phần Định hướng

Để soạn Tập làm thơ lục bát chính xác, các trước hết cần tìm hiểu qua vài ví dụ về thể loại này!

Câu 1: Cho các từ ngữ sau: sắc màu, lần đầu, bao giờ, chồi xanh, lời ca, chúng em. Em chọn từ ngữ nào để điền vào chỗ trống? Giải thích vì sao em lại chọn như vậy.

>> Chỗ trống như hình bên phải

Gợi ý trả lời:

Sáng ra trời rộng đến đâu

Trời xanh như mới lần đầu biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.

(Định Hải)

  • Các bạn có thể lựa chọn hai từ sau “lần đầu” và “chồi xanh”
  • Sở dĩ chọn 2 từ ngữ trên vì nó tuân thủ theo cách gieo vần của thể thơ lục bát (đâu – đầu, cành – xanh).

Câu 2: Trong mỗi dòng thơ lục bát, việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (tiếng không dấu và dấu huyền, kí hiệu là B) và các tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng; kí hiệu là T) phải theo quy tắc. Em hãy chép lại các dòng thơ trong ô bên cạnh vào vở và điền kí hiệu B hoặc T dưới mỗi tiếng để tìm hiểu quy tắc đó.

Gợi ý trả lời:

Con về thăm mẹ chiều đông

(B – B – B – T – B – B)

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

(T – B – B – T – T- B – T – B)

Mình con thơ thẩn vào ra

(B – B – B – T- B – B)

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi

(B – B – B – T – T- B – T – B )

Câu 3: Dựa vào kết quả của bài tập b, hãy kẻ bảng bên cạnh vào vở và điền các kí hiệu B, T, BV (thanh bằng, gieo vần) vào các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 trong mô hình câu thơ lục bát bên cạnh. ( Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc).

Gợi ý trả lời:

Các tiếng 2, 4, 6, 8 tuân theo quy luật: B – T – BV  (BV)

Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8
Dòng lục B T B
Dòng bát B T B BV

Phần II soạn Tập làm thơ lục bát

Câu hỏi và phần trả lời Thực hành

Khi soạn Tập làm thơ lục bát, các bạn không thể bỏ qua phần thực hành.

Câu 1: Ghi vào vở dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc?.

Gợi ý trả lời:

  • Con đường rợp bóng cây xanh

Chim ca ríu rít trên cành lao xao.

  • Tre xanh tự những thuở nào

Dù thân gầy guộc vẫn sao kiên cường.

  • Phượng đang thắp lửa sân trường

Tạo bao kỷ niệm vấn vương học trò.

  • Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Chăm lo con đã biết bao tháng ngày.

Câu 2: Viết một bài thơ lục bát ( ngắn dài tùy ý) về cha mẹ, ông và hoặc thầy, cô giáo?

Gợi ý trả lời:

 Chuẩn bị:

+ Các bạn cần xác định mình muốn viết bài thơ về ai (cha mẹ, ông bà hay thầy cô)?

+ Tiếp đến, các bạn vạch ra một số ý những điều mà bạn ấn tượng về người đó là gì. Cụ thể như tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, hành động….?

Viết bài thơ hoàn chỉnh

Gợi ý

+ Các bạn có thể bắt đầu bằng hình ảnh của người muốn viết. Ví dụ như: “Bàn tay mẹ chắn mưa sa”. Hoặc suy nghĩ, hành động, tình cảm bạn dành cho người ấy. Ví dụ các bạn có thể tham khảo như: “Con về thăm mẹ chiều đông”…

+ Các bạn cần lựa chọn các từ ngữ phù hợp để thể hiện rõ hình ảnh nhân vật mà mình muốn viết và gửi gắm tình cảm với người đó. Các bạn có thể vận dụng thêm các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, tu từ…

+ Cuối cùng các bạn hãy sắp xếp các từ ngữ đã dự định theo quy định về số tiếng, vần và nhịp thơ lục bát.

+ Gợi ý bài thơ lục bát:

BÀI THƠ HOÀN CHỈNH

Mỗi năm một chuyến đò sang

Trò đi muôn nẻo, cô càng vui sao

Cô cười đẹp tựa vì sao

Trò mãi ghi nhớ công lao cô thầy.

Kiểm tra và chỉnh sửa

– Các bạn hãy đọc lại bài thơ lục bát của mình lần nữa nhé!

– Các bạn hãy kiểm tra xem, bài thơ đã đảm bảo đủ số tiếng, vần và theo nhịp luật bằng trắc của thể lục bát chưa? Đặc biệt, có mắc lỗi chính tả gì không nhé?

– Tiếp theo, các bạn cùng xem bài thơ đã có nội dung tập trung thể hiện về người bạn đã chọn viết và gửi gắm tình cảm vào đó chưa?

– Các bạn xem lại bài xem có thể thay thế một số từ ngữ nào để tác phẩm đầu tay này diễn tả hay hơn hay chính xác hơn không nhé?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *