Soạn kiến thức ngữ văn trang 14-15 – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 (Cánh Diều)

Kiến thức ngữ văn trang 14-15 – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 cung cấp kiến thức về hình thức truyện dân gian: Truyền thuyết và Cổ tích, kiến thức về từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.

Bạn đang đọc: Soạn kiến thức ngữ văn trang 14-15 – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 (Cánh Diều)

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 14 – 15 nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, nhiều ví dụ sinh động.

1. Truyện truyền thuyết và cổ tích

Truyện truyền thuyết  tại bài Kiến thức Ngữ văn trang 14-15 là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

VD: Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ: sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo của câu chuyện “Bọc trăm trứng” lý giải nguồn gốc của Dân tộc Việt Nam;

Truyền thuyết Thánh Gióng: hình tượng nhân vật Thánh Gióng với nhiều yếu tố không có thật như: Mẹ ướm chân lên một vết chân rất to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra Gióng, Cơm ăn mấy cũng không lo, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.

VD; Truyện cổ tích Sọ Dừa, Thạch Sanh: Qua câu chuyện về cuộc đời của các nhân vật lồng ghép các bài học cuộc sống ý nghĩa.

(Yếu tố hoang đường, kì ảo: chỉ những sự vật, hiện tượng không có thật, được tạo ra do trí tưởng tượng của con người.)

2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật

– Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động cho tác phẩm:

VD: Chi tiết Thánh Gióng vươn vai đã trở thành tráng sĩ cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt: Thể hiện sinh động hơn khí chất của 1 vị anh hùng, làm cho tác phẩm trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

– Cốt truyện là hệ thống sự kiện sắp xếp theo một ý đồ nhất định để thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

VD: Cốt truyện Thánh Gióng: miêu tả quá trình sinh ra và lớn lên của Nhân vật Thánh Gióng (sự ra đời kì lạ → đòi đi đánh giặc → đánh tan giặc → bay về trời) giúp khắc họa rõ nét nhân vật, từ đó người đọc dễ dàng đón nhận nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

– Nhân vật là con người, con vật, đồ vật được miêu tả trong tác phẩm văn học.

VD: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng

3. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

– Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, có nghĩa

VD: ăn, uống, ngủ, nghỉ, …..

– Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng tạo thành 1 từ có nghĩa.

VD: vui vẻ, xinh đẹp, cô giáo,….

– Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa tạo thành VD: anh em, bạn bè, ngày đêm, …

– Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

VD: bấp bênh, bong bóng, bối rối,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *