Soạn Luyện tập trang 32-33-34 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Các em học sinh lớp 7 thân mến! Với bài soạn Luyện tập trang 32-33-34 Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, tập 1 sẽ giúp các em ôn tập một cách tốt nhất bài “Mạch lạc trong văn bản”

Bạn đang đọc: Soạn Luyện tập trang 32-33-34 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Câu 1 (Soạn Luyện tập trang 32-33-34): Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:

a, Văn bản “Mẹ tôi” (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

b, Một trong hai văn bản sau:

Gợi ý:

  • Chủ đề chung xuyên suốt các phần, các đoạn, của mỗi văn bản là gì?
  • Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong văn bản có giúp cho sự thể hiện của chủ đề được liên tục, thông suốt và hấp dẫn không?)

Trả lời:

a, Tính mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi” đó là:

  • Phần mở đầu: Tác giả nêu lí do người bố viết thư trách giận người con vì thiếu lễ phép với mẹ.
  • Đoạn tiếp theo: Bằng tình cảm yêu thương người bố đã giảng giải, phân tích để con biết được tình cảm vô bờ bến và sự hy sinh của mẹ dành cho con, đồng thời nhắc nhở phê bình con vì đã thiếu lễ phép với mẹ.
  • Đoạn cuối văn bản: Bố nghiêm khắc yêu cầu con có thái độ đúng đắn với đấng sinh thành, người đã sinh ra và nuôi nấng mình nên người. Người bố cũng cho con thêm thời gian để suy nghĩ về hành động của mình.
  • Chủ đề chung xuyên suốt văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử và sự kính trọng của con cái dành cho bố mẹ. Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đã thể hiện được tính mạch lạc thông suốt từ đầu văn bản đến cuối văn bản về tình cảm gia đình giữa bố mẹ, con cái.

b, Tính mạch lạc của văn bản “Ngụ ngôn chọn lọc” (La phông – ten, Tú Mỡ dịch).

  • Chủ đề xuyên suốt văn bản nói về lao động là vàng, chỉ cần chăm chỉ lao động, cần cù gắng sức sẽ gặt hái được thành công.
  • Chủ đề lao động là vàng được tác giả thể hiện liên tục qua các câu thơ trong bài. Khi người cha sắp mất có dặn dò các con có một kho vàng dưới đất, không được phép bán đi mà phải kiên trì gắng công sẽ tìm thấy. Khi cha mất, các con nghe lời cha, cày cuốc, xới bừa, làm kỹ mảnh đất nên mùa màng bội thu. Sau đó các con mới vỡ lẽ ra, chính sự chăm chỉ “lao động là vàng”, tìm kiếm ở đâu xa.

Câu 2 (Soạn Luyện tập trang 32-33-34): Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?

Trả lời:

Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Tuy nhiên, điều này không làm cho tác phẩm mất đi tính mạch lạc, thông suốt của văn bản. Vì ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Việc thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân trên sẽ dài dòng không cần thiết, ý tứ chủ đạo sẽ bị loãng, do đó, sẽ làm mất sự mạch lạc của văn bản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *