THCS.TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 8 ma trận, bảng đặc tả, nội dung đề thi và bảng đáp án, biểu điểm đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ 1 môn Toán 8 năm học 2022 – 2023 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Bạn đang đọc: Đề giữa kỳ 1 Toán 8 năm 2022 – 2023 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng – Quảng Nam
1. Nhân đa thức.
– Nhân đơn thức với đa thức.
– Nhân đa thức với đa thức.
– Nhân hai đa thức đã sắp xếp.
Về kỹ năng:
Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân: A(B + C) = AB + AC; (A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD trong đó: A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức đại số.
2. Các hằng đẳng thức đáng nhớ.
Về kỹ năng: Hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức: (A +- B)2 = A2 +- 2AB + B2; A2 – B2 = (A + B)(A – B); (A +- B)3 = A3 +- 3A2B + 3AB2 +- B3; A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2); A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2) trong đó: A, B là các số hoặc các biểu thức đại số.
3. Phân tích đa thức thành nhân tử hạng tử.
Về kỹ năng: Vận dụng được các phương pháp cơ bản phân tích đa thức thành nhân tử:
+ Phương pháp đặt nhân tử chung.
+ Phương pháp dùng hằng đẳng thức.
+ Phương pháp nhóm hạng tử.
+ Phối hợp các phương pháp phân tích thành nhân tử ở trên.
4. Chia đa thức.
– Chia đơn thức cho đơn thức.
– Chia đa thức cho đơn thức.
– Chia hai đa thức đã sắp xếp.
Về kỹ năng:
– Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức.
– Vận dụng được quy tắc chia hai đa thức một biến đã sắp xếp.
1. Tứ giác lồi.
– Các định nghĩa: Tứ giác, tứ giác lồi.
– Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 36.
Về kiến thức: Hiểu định nghĩa tứ giác.
Về kỹ năng: Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác.
2. Hình thang, hình thang vuông và hình thang cân. Hình bình hành. Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình vuông.
Về kỹ năng:
– Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết (đối với từng loại hình này để giải các bài toán chứng minh và dựng hình đơn giản.
– Vận dụng được định lí về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang, tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
3. Đối xứng trục và đối xứng tâm. Trục đối xứng, tâm đối xứng của một hình.
Về kiến thức: Nhận biết được:
+ Các khái niệm “đối xứng trục” và “đối xứng tâm”.
+ Trục đối xứng của một hình và hình có trục đối xứng. Tâm đối xứng của một hình và hình có tâm đối xứng.