Nếu trước Cách mạng, hồn thơ của Huy Cận luôn mang không khí trầm buồn, ảo não, thì sau chuyến đi thực tế tại đảo Hòn Gai, Quảng Ninh ông đã tìm thấy niềm cảm hứng tươi mới về thiên nhiên đất nước và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là mở đầu cho phong cách sáng tác với bút pháp lãng mạn dựa trên hiện thực của tác giả.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy cận mang âm hưởng tươi vui của cuộc sống đất nước thời kỳ đổi mới. Bài thơ được viết vào năm 1958, ca ngợi thiên nhiên và con người yêu lao động ở miền Bắc trong giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá để hiểu hơn về tinh thần hăng say ấy.
Cả bài thơ là những khúc hát tràn đầy niềm vui lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là đi vào cảm nhận từng khúc hát được ngân vang ấy.
- Khúc hát ra khơi của con người yêu lao động thời kỳ đất nước đổi mới
Trong khung cảnh thiên tuyệt đẹp, con người tràn đầy sự háo háo ra khơi:
Mặt trời xuống biển như ngọn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Điểm nổi bật của đoạn thơ là nghệ thuật so sánh và nhân hóa. Đó là hình ảnh mặt trời lặn dần vào lòng biển được ví như hòn lửa. Những sóng biển là những chiếc then cái của màn đêm, đóng sập không gian ánh sáng của buổi ngày. Và khi vũ trụ đi ngủ cũng là lúc người dân đánh cá bắt đầu một ngày lao động của mình.
Điều đáng nói ở đây là tác giả miêu tả một cuộc lao động mưu sinh thường ngày nhưng tràn đầy niềm tin, niềm vui sống, mà trước đó với con mắt của một nhà thơ trước Cách mạng có thể không nhận ra được.
Cuộc sống lao động diễn ra vào ban đêm là nhịp sống đều đặn, quen thuộc của người dân chài. Nhưng dù đêm đã xuống, dù cánh cửa của ban ngày đã “cài then, sập cửa”, biển vẫn mang đến niềm hứng khởi như trong câu thơ mà Huy Cận miêu tả “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
Ba hình ảnh, ba sự vật: câu hát, căng buồm và gió khơi khác biệt, trong khung cảnh này lại được gắn kết, hài hòa tạo cảm giác về sức mạnh của tập thể. Rằng ta có gió, có sự hăng say, cánh buồn sẽ căng tràn và đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng.
Vậy người dân chai đã hát về điều gì? Đây là điểm quan trọng mà khi phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhất thiết phải được nhắc đến.
Và người dân chài hát khúc hát đưa thuyền ra khơi với lòng mong ước về một ngày lao động nhiều thu hoạch:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Với kinh nghiệm của những người đánh cá, con cá bạc chính là báo hiệu của một đêm biển Đông lặng. Và cái thu thì như đoàn thoi là minh chứng cho thấy biển thật giàu có, biển thật ưu ái con người. Thế rồi người dân chài hát một câu, đàn cá sẽ “đến dệt lưới” cho một đêm bội thu.
- Khúc hát đánh cá với sự hăng say lao động
Như đã thấy từ hai khổ thơ đầu, thiên nhiên rộng lớn và con người cũng tràn đầy niềm tin. Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ thấy, cuộc sống của người dân chài dù vất vả, nhưng họ yêu thiên nhiên nên được lao động giữa thiên nhiên, đó là niềm vui.
Chẳng thế mà có hình ảnh liên tưởng và cường điệu:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Với gió với trăng, “lướt giữa mây cao với biển bằng”, con thuyền đánh cá bé nhỏ đã trở nên khổng lồ, kì vĩ, đầy sự tự chủ trước thiên nhiên.
Và người dân chài hát khúc hát ra khơi, khúc hát lao động không chỉ là miêu tả cuộc hành trình nhiều hứng khởi mà còn hát khúc hát ca ngợi thiên nhiên, ca ngời và biết ơn sự giàu đẹp của biển cả:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Biển thật giàu có! Nào cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song, loài nào biển cũng có. Đoạn thơ tập trung vào miêu tả sự giàu có của biển cả thông qua màu sắc và ánh sáng. Điều này ngụ ý gợi lên không khí tươi sáng của nhịp sống miền biển Quảng Ninh: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Có lẽ mọi bài phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đều thấy rõ, trong khúc hát lao động, khúc hát gọi cá vào lưới sẽ luôn mang niềm biết ơn đối với biển cả. Biển là lòng mẹ bao lao la, là người mang cho ta nguồn sống từ thưở nào sinh ra và lớn lên ở đây:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Có bài ca lao động nào vui thú hơn bài ca đánh cá, bài ca gọi cá vào. Khi trăng lên cao, rồi trăng tan vào nước biển và gõ vào mạn thuyền làm nhịp để gọi đàn cá vào lưới. Bởi vậy, cái đêm lao động giữa biển khơi không còn nặng nhọc mà thi vị, lãng mạn biết bao.
Và biển cho ta cá, cho ta sự thư thái và niềm vui trong lao động, biển thật bao dung. Biển bao dung như lòng mẹ. Và lòng biển là lòng mẹ đã “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.
- Khúc hát của ngày lao động bội thu
Biển giàu có và bao dung, con người làm việc hăng say thì sau những khúc hát của hành trình ra khơi và lao động sẽ là khúc hát của niềm vui bội thu:
Suốt dọc cả bài thơ là tiếng hát, sau những tiếng hát ca ngợi, những tiếng hát lao động hăng say là tiếng hát niềm vui thu hoạch:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Tưởng như con người lao động là trung tâm của bài thơ, nhưng suốt những đoạn thơ trước, con người ẩn mình và hòa quyện với vẻ hùng vĩ với thiên nhiên. Cho đến đoạn thơ này, khi sớm mai đến trên biển, con người mới hiện ra thật cụ thể. Đó là hình ảnh “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Đây chính là lúc sức mạnh của con người được thể hiện rõ nhất và cũng biểu hiện cho một đêm lao động bội thu đến “kéo xoăn tay”.
Kết thúc một hành trình lao động trên biển, nhịp sống buổi ngày nhộn nhịp trên biển đã trở lại.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Vẫn là câu hát căng buồm cùng gió khơi, nhưng lúc này đoàn thuyền đua cùng mặt trời để trở về đất liền. Và nếu ở khổ thơ đầu, “mặt trời xuống biển như hòn lửa” thì ở khổ thơ cuối “mặt trời đội biển nhô màu mới”. Cả hai đều là những hình ảnh mang đến sự tươi sáng cho không gian và thể hiện một ngày mới tốt đẹp, ấm no.
Mắt của những con cái dường như cũng hướng về ánh sáng bình minh, làm rực sáng muôn dặm của chiều dài bờ biển đất nước. Hình ảnh cuối bài thơ cũng thể hiện thành quả tốt đẹp của người dân chài sau một đêm ca khúc lao động hăng say.
Kết luận
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có thể thấy, Huy Cận thật tài tình trong việc ngợi ca sự hùng tráng và đẹp đẽ của biển cả rộng lớn lồng ghép vào là sự ngợi ca niềm tin, niềm hứng khởi và niềm hăng say lao động của người dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Bút pháp lãng mạn cùng với việc miêu tả hiện thực đã mang đến một hồn thơ Huy Cận tươi mới hơn, tràn đầy nhựa sống. Cùng với đó, cảm hứng vũ trụ hòa quyện trong nhịp sống của người lao động đã mở ra viễn cảnh về một tương lai tốt đẹp hơn.