Phân tích nhân vật Liên trong bài “Hai đứa trẻ” để thấy rõ được sự nghèo nàn nơi phố huyện. Liên luôn có những khát khao, tình thương, hy vọng tươi đẹp mỗi ngày.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Liên tác phẩm “Hai Đứa Trẻ”
Hai đứa trẻ là tác phẩm của nhà thơ Thạch Lam, được rút từ tập “Nắng trong vườn”. Thạch Lam là nhà thơ nổi tiếng trong biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc. Nhân vật Liên trong tác phẩm được miêu tả như bức tranh tâm hồn rộng lớn, đi vào lòng người. Đây là nhân vật góp phần làm tăng sự đa dạng, đặc sắc đến từng chi tiết cho tác phẩm. Hãy cùng phân tích nhân vật Liên để thấy rõ được nét đẹp tâm hồn, khát khao về cuộc sống.
Phân tích chi tiết nhân vật Liên
Nhân vật Liên trong Hai Đứa Trẻ được tác giả Thạch Lam điểm qua như sau:
- Luận điểm 1: Nhân vật Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm
Mở đầu tác phẩm, nhân vật Liên được nhắc đến với trạng thái ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen. Cái buồn của không gian, buổi chiều tàn thấm dầm vào tâm hồn trong sáng của chị. Tuy nhiên, chị cũng không rõ lý sao cứ mỗi lúc chiều tàn thì lại buồn man mác. Chỉ với mùi ẩm kết hợp với cát bụi mà Liên vẫn có thể liên tưởng đây là mùi vị riêng của quê hương. Liên nhạy cảm trước mọi cảm xúc, công việc, hành động, nỗi đau của con người xung quanh.
Trong bóng tối, Liên hướng về phía ánh sáng tại nhà bác Phở Mỹ, Ông Cửu, hiệu sách. Từng vệt sáng len lỏi trong một không gian tối mù, nhiều muỗi, nơi Liên và em ruột đang ở. Liên cảm nhận được cái tối tăm, nơi mà gia đình và nhiều người khác sinh sống. Tuy nhiên, cô luôn mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn, có nhiều ánh sáng và tiếng còi tàu. Cô luôn tưởng tượng về Hà Nội giàu có, nhiều đèn điện, đông đúc người.
- Luận điểm 2: Nhân vật Liên là cô bé giàu tình thương
Phân tích nhân vật Liên chi tiết hơn, bạn sẽ thấy được cô rất giàu tình thương với mọi người. Đầu tiên là sự quan tâm với em An, nhắc cô ấy ra ngồi cùng chị kẻo muỗi. Luôn canh giờ, đánh thức An dậy mỗi khi tài đến, niềm vui mỗi ngày của 2 chị em. Tiếp theo là sự động lòng trước những đứa trẻ tội nghiệp, lam lũ với cuộc sống. Trẻ con chỉ tìm nhặt những gì còn sót lại sau buổi chợ tàn. Tuy nhiên, Liên vẫn không có vật chất, hay tiền bạc để cho chúng.
Đối với mọi người, Liên luôn biết quan tâm, hỏi han, trò chuyện cùng. Cô luôn nói chuyện ân cần, lễ phép, với cụ Thy, chị Tí, bác Xẩm. Liên quan tâm họ từ giờ giấc, công việc, cực nhọc ra sao, cố gắng như thế nào.
- Luận điểm 3: Liên vô cùng đảm đang, chu đáo
Liên là cô bé sinh ra từ nghèo khó, không sống chung với bố mẹ. Chỉ có Liên và An luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau tại căn nhà thuê nhỏ hẹp. Liên trông coi chõng hàng nhỏ mỗi ngày, mẹ dặn phải bán cho đến khuya. Thời điểm khuya muộn là lúc đoàn tàu đi qua, sẽ bán được hàng hơn. Vì vậy, 2 chị em Liên và An đều mong đến lúc tàu đến. Liên có trách nhiệm bán hàng và ghi nhớ sổ nợ, tính tiền rõ ràng.
Thông qua việc phân tích nhân vật Liên, chúng ta thấy được cô rất đảm đang. Đối với em An, Liên luôn làm tròn vai trò của một người chị, bảo vệ, chăm, sóc, lo lắng cho em ruột. Em An nói chỏng hư, Liên hứa rằng sẽ xin mẹ đổi chõng mới tốt hơn. Liên mạnh mẽ và sống quen trong bóng tối, không còn biết sợ nữa. Đêm nào Liên cũng canh tàu đến và đánh thức An dậy chỉ để nhìn chiếc tàu chạy thoáng qua. Thể hiện được Liên là chị gái lớn, luôn đảm đang, dìu dắt em.
- Luận điểm 4: Liên có ước mơ về một tương lai tốt đẹp
Trong cuộc sống tẻ nhạt cùng gánh hàng bán rất ít khách mua mỗi ngày. Cái nghèo của chốn làng quê không có điện, ếch nhái kêu râm ran. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này không hoãn được ước mơ về Hà Nội của Liên. Cùng sự kiên trì của Liên mỗi khuya muộn đón đoàn tàu đông đúc. Đoàn tàu đến mang theo ánh sáng, con người đô thị, sự giàu sang. Khiến cho Liên luôn mơ về những điều tốt đẹp trong mỗi chuyến tàu đêm.
Cô luôn nghĩ về trong tương lai, cuộc sống sẽ tốt, đẹp hơn, ngập tràn ánh sáng. Thông qua nhân vật Liên, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc những ý nghĩa sâu sắc. Trong cái nghèo, con người luôn có ước mơ, khát khao, tìm kiếm động lực sống mỗi ngày. Dù khó khăn, họ vẫn luôn quan tâm đến nhau, từ người thân cho đến hàng xóm láng giềng. Họ luôn nhìn về phía có ánh sáng, nơi mang lại những hy vọng, cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kết bài
Tác phẩm “Hai đứa trẻ” cùng với hình tượng nhân vật Liên giúp người đọc có những bài học hay. Phân tích nhân vật Liên, chúng ta thấy được những niềm hy vọng rất mong manh. Sau khi thấu hiểu được tinh thần vượt khó của nhân vật Liên, chúng ta sẽ có động lực hơn trong cuộc sống. Bất kỳ chúng ta ở trong hoàn cảnh nào, hãy luôn xây dựng niềm tin vững chắc. Luôn hy vọng rằng, rồi một ngày chúng ta sẽ có cuộc sống như mơ ước, tốt đẹp hơn.
Hãy đón đọc những phân tích hay về tác phẩm văn học tại phantich.com.vn mỗi ngày quý vị nhé!