Phân Tích Tình Huống Truyện Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân

Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù để thấy được hình ảnh nhân vật Huấn Cao tài năng và người quản ngục lương thiện, đam mê cái đẹp, biết quý trọng nhân tài.

Bạn đang đọc: Phân Tích Tình Huống Truyện Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân

“Chữ người tử tù” là truyện ngắn xuất sắc, nói đến hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa. Người tử tù rất tâm huyết, có tâm hồn của một nghệ sĩ tài năng. Trong đó, tên quản ngục đại diện cho gian ác, nhưng lại có tâm lương thiện, quý trọng cái tài. Tác giả Nguyễn Tuân đã tạo nên một tình huống truyện đầy kịch tính. Cùng phân tích tình huống truyện chữ người tử tù thấy được cuộc kỳ ngộ của quản ngục, Huấn Cao.

Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù

Truyện chữ người tử tù xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ, trò chuyện của 2 nhân vật. Hai con người với hoàn cảnh khác nhau, gặp gỡ ở môi trường ngục tù. Tuy nhiên, họ lại có những điểm tương đồng. Đầu tiên là nhân vật Huấn Cao, ông cùng 5 người khác chuẩn bị lĩnh án tử hình. Viên quản ngục là người có chức quyền, cai quản chốn ngục tù. Tuy nhiên, ông lại là người biết chiêm ngưỡng, trân trọng cái đẹp, cái tài.

Hình ảnh Huấn Cao cho chữ diễn ra ngay tại ngục tù

Mặt khác, viên quản ngục còn đặc cách riêng cho Huấn Cao tiệc rượu thịt chu đáo. Đáng ra, Huấn Cao và 5 người còn lại được xem là giặc phản nước, phải đòn roi liên tục. Ông còn nói thủ thỉ với Huấn Cao “Ðối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Tuy nhiên, tính cách Huấn Cao vốn kiêu bạc, căm ghét kẻ xấu, ông xem thường tất cả quan chức triều đình.

Một khi phân tích tình huống truyện chữ người tử tù chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa mà tác giả truyền tải. Ta thấy, thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục là cực kỳ xem thường, ông còn nói “nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Sau đó, Huấn Cao hiểu ra viên quản ngục là người có tấm lòng tốt, nghiêm túc, lương thiện. Huấn Cao biết được quản ngục vì nể phục tài năng của ông mà đối xử khác biệt. Ông đã hối hận và vô cùng xúc động “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Để đáp lại tấm chân tình của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ cho ông.

Huấn Cao luôn nghĩ viên quản ngục cũng xấu xa như bao tên quan khác

Cảnh cho chữ được diễn ra ngay tại căn phòng ngục tù của Huấn Cao. Đây là khung cảnh ấn tượng, đặc biệt nhất trong xuyên suốt tác phẩm. Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián”. Hình ảnh Huấn Cao như một người nghệ sĩ tài năng, đưa nét bút điêu luyện. Trong mắt viên quản ngục, Huấn Cao là thần tượng, tài năng, ông luôn kính trọng. Ông là người có quyền, cai quản ngục, nhưng lại ngưỡng mộ, nợ ơn người phạm tội trọng.

Qua phân tích tình huống truyện chữ người tử tù, ta thấy hoàn cảnh sống không làm thay đổi bản chất con người. Ngoài ra, Huấn Cao còn nói ra những lời khuyên chân thành “tôi bảo thực đấy: Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Hai nhân vật gặp nhau trong hoàn cảnh, vai vế khác nhau, thật trớ trêu. Tuy nhiên, hai nhân vật lại có sợi dây kết nối, người đam mê cái đẹp gặp người tài năng.

Viên quản ngục là người có tâm hồn trong sạch, yêu cái đẹp

Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy đủ cá tính của mỗi nhân vật, xây dựng hoàn cảnh cốt truyện éo le. Nội dung tác phẩm thêm phần kịch tính, bởi thời gian cho chữ là đêm cuối cùng của Huấn Cao. Cảnh cho chữ diễn ra lén lút, vào đêm muộn, để tránh mọi tai tiếng. Tình huống truyện càng tôn lên sự tài năng, cái thiện, những điều đẹp đẽ ở chốn giơ bẩn. Thông qua tình huống truyện, chúng ta tưởng tượng được bản chất đời sống thời bấy giờ.

Thông qua tình huống truyện, tư tưởng nhà văn Nguyễn Tuân cũng được bộc lộ. Tác giả luôn cầu tìm kiếm cái đẹp chu toàn, độc đáo, đặc biệt, ấn tượng. Đồng thời, qua hình ảnh nhân vật để tôn vinh lòng yêu nước, coi kinh và không chịu khuất phục cái xấu. Với những lời văn hoa mỹ, tác giả đã truyền tải chính xác nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đến người đọc.

Kết bài

Phân tích tình huống truyện chữ người tử tù, chúng ta thấy được tác giả có tấm lòng yêu con người. Nguyễn Tuân đã tạo nên một tình huống truyện đặc biệt, hấp dẫn, rất đẹp nhưng có chút bi thương. Qua đó chúng ta thấy được ông là một nhà văn tài năng, đã có nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác. Bài văn chữ người tử tù luôn là câu chuyện hay, thu hút bởi phong cách rất riêng của tác giả Nguyễn Tuân.

Bạn đọc có cảm nhận gì sau khi đọc xong bài phân tích này! Hãy để lại chia sẻ ngay nhé để mọi người cùng nắm bắt thông điệp hay, ý nghĩa!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *