Phong cách văn chương cùng, quan điểm về con người và cuộc sống của nhà thơ Thế Lữ sẽ được thể hiện rõ nét khi phân tích bài thơ Nhớ Rừng.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của nhà thơ Thế Lữ chi tiết qua các luận điểm
Nhớ Rừng được sáng tác bởi nhà thơ Thế Lữ nói về đề tài yêu nước. Đây là tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách văn chương của ông. Đi kèm với đó là nội dung đầy giá trị mang đến sự thức tỉnh cá nhân trong thời đại bấy giờ. Những thông tin phân tích bài thơ Nhớ rừng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quan điểm và điều mà tác giả muốn gửi gắm.
Khái quát về tác giả và bài thơ Nhớ Rừng
Thế Lữ hoạt động văn chương với bút danh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông không chỉ làm thơ mà còn viết được cả truyện, kịch và làm đạo diễn. Đồng thời, ông còn giữ chức Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Dù ở phương diện nào thì ông cũng là người có những thành tựu xuất sắc.
Nhớ Rừng là tác phẩm được Thế Lữ viết vào năm 1934. Bài thơ được in trong tập May Vần Thơ và xuất bản vào năm 1935. Nội dung chính của tác phẩm chính là niềm khao khát tự do của những con người bị giam cầm. Cùng với đó là sự u uất, căm hờn được thể hiện vô cùng rõ nét.
Phân tích bài thơ Nhớ Rừng chi tiết qua các luận điểm
Bài thơ mặc dù dùng câu từ gần gũi nhưng vẫn có những nét ẩn dụ mà chưa chắc đọc vào chúng ta đã hiểu rõ. Hãy cùng đi sâu vào từng lời thơ để hiểu được nội dung một cách sâu sắc hơn.
- Tâm trạng uất hận khi bị giam cầm của con hổ
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh con hổ để thể hiện những điều muốn nói. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt chính là câu thơ dùng để thể hiện hình ảnh chúa sơn lâm đang bị giam cầm. Bị nhốt trong cũi sắt nên nỗi uất hận đã chất chứa thành “khối”. “Gậm” mãi chẳng tan mà toàn là cay đắng. Câu thơ tiếp theo lại thể hiện nỗi bất lực với động tác “nằm dài” đau khổ. Chưa dừng lại ở đó, tác giả lại còn sử dụng từ ngữ để “giễu” chúa sơn lâm. Bình thường là chúa tể muôn loài thế nhưng giờ đây lại là món đồ chơi cho “lũ người kia ngạo mạn”.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự
Hai câu thơ tiếp theo đã diễn tả thành công tấn bi kịch. Khi sa cơ thì vị thế chẳng còn như trước. Thông qua đó, tác giả muốn gợi nhớ đến nỗi tủi nhục của dân ta khi phải sống đời nô lệ, lầm than.
- Nhớ lại quá khứ vàng son trước đây
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi
Đoạn thơ tiếp theo chính là thời quá khứ vàng son của chúa sơn lâm “Tình thương nỗi nhớ” sẽ sống mãi và chẳng thể nào quên. Bởi vì, lúc đó là thời tung hoành ở nơi bóng cả cây già. Nhớ những khúc nhạc rừng dữ dội với tiếng gió gào ngàn,… Nỗi nhớ được thể hiện rõ nét qua cách ngắt nhịp thơ và hình ảnh biểu tượng chân thật. Ở nơi rừng già ấy, chúa sơn lâm bắt đầu nhớ đến những ngày tháng tung hoành của mình. Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng thể hiện khí phách hiên ngang. Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng là biểu tượng của sự ung dung. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc là mọi vật đều im hơi. Mọi con vật nơi rừng xanh điều e sợ khi chúa sơn lâm quắc mắt thần. Ở đoạn thơ này tác giả đã sử dụng từ ngữ vô cùng đặc sắc. Thêm vào đó là những hình ảnh quen thuộc của non sông, đất nước.
Đoạn thơ tiếp theo lại một lần nữa diễn tả cuộc sống quá khứ đầy tự do. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan, lặng ngắm giang sơn đổi mới,… Một không gian nghệ thuật được tái hiện nơi rừng xanh. Chúa sơn lâm sẽ có lúc trầm ngâm để chiêm nghiệm, cũng có lúc gầm gừ tung hoành để thể hiện sức mạnh.
- Quay về thực tại với nỗi uất hận
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Sau thời oanh liệt, chúa sơn lâm lại trở về với thực tại nơi cũi sắt căm hờn. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu là câu thơ thể hiện nỗi tiếc nuối về cuộc sống tự do, tự tại. Sự kết hợp từ cảm thân đã khiến cho lời thơ thêm phần đặc sắc. “Ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đã diễn tả cảm xúc một cách rõ nét nhất của chúa sơn lâm bấy giờ. Đứng trứng khung sắt ấy, chúa sơn lâm chẳng thể làm được gì hơn thế đành ngậm ngùi nhớ về cảnh rừng ghê gớm của ta ơi.
Thông qua hình tượng con hổ – chúa sơn lâm rừng xanh, tác giả muốn thể hiện khát khao tự do của nhân dân ta thời kỳ mất nước. Đây là lời than thở cho thời vàng son của dân tộc. Đồng thời, ông cũng muốn thức tỉnh lòng yêu nước của tất cả mọi người.
Sau khi phân tích bài thơ Nhớ Rừng, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về nội dung mà tác giả gửi gắm. Bằng hình ảnh ẩn dụ, thể thơ tự do mang sự phóng khoáng cùng ngôn từ độc đáo, tác giả đã thành công tái hiện cảnh rừng già. Đặc biệt, thông qua đó, những điều mà tác giả muốn thể hiện cũng được làm nổi bật và dễ hiểu hơn.