Phân tích chuyện người con gái Nam Xương để thấu hiểu thân phận của người phụ nữ phong kiến ngày xưa, luôn chịu những thiệt thòi, đau đớn, số phận thấp hèn
Bạn đang đọc: Phân Tích Chuyện Người Con Gái Nam Xương Của Tác Giả Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, là người có học rộng tài cao. Thời bấy giờ, chế độ phong kiến xấu xa, thối nát, thân phận con người thật bạc bẽo. Chuyện người con gái Nam Xương kể về cái chết thương tâm của nhân vật Vũ Nương. Cùng phân tích chuyện người con gái Nam Xương để thấy lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với cuộc đời, số phận của người phụ nữ ngày xưa.
Bài mẫu phân tích chuyện người con gái Nam Xương
Văn bản “chuyện người con gái Nam Xương” được trích ra từ tác phẩm “truyền kỳ mạn lục”. Truyện kể về người con gái Vũ Nương, có một cuộc đời thảm thương, tội nghiệp. Vũ Nương là người phụ nữ có nhan sắc, phẩm chất tốt “đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Chàng trai Trương Sinh yêu mến dung hạnh của nàng, xin bố mẹ cưới về bằng được. Tuy nhiên, sum họp gia thất chưa bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính chống giặc.
Chồng ra trận, Vũ Nương nói “lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công”. Nàng là một người vợ chung thủy, thương yêu lo lắng cho chồng. Vũ Nương không cầu mong chồng về trong nhung lụa, mà chỉ cần chàng trở về bình an.
Vũ Nương ở nhà lo cơm nước, gia thất, dạy con, phụng dưỡng bố mẹ chồng. Nàng làm tròn mọi trách nhiệm một người mẹ hiền, dâu thảo. Mẹ Trương Sinh vì quá nhớ mong con mà đổ bệnh rồi qua đời. Vũ Nương ở nhà lo toan đám tang chu toàn, giữ trọn đạo hiếu với bề trên. Qua việc phân tích chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta có thể thấy Vũ Nương là người có phẩm chất tốt.
Vũ Nương chưa bao giờ có tư tưởng tình cảm khác, không để vợ chồng bất hòa. Trong suốt thời gian chồng đi lính, Vũ Nương một mực thủy chung. Tuy nhiên, Trương Sinh lại là người đa nghi, ghen tuông vô cớ, thậm chí đánh đập Vũ Nương. Vì câu hỏi của Đản “ông cũng là cha tôi ư?”, làm Trương Sinh nảy lòng nghi ngờ vợ không trong sạch. Trương Sinh quyết không nghe vợ giải thích cũng không nói lý do tại sao chàng nghĩ vậy.
Cuối cùng, Vũ Nương mắc tội oan và tuyên thệ gieo mình tự tử “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ”. Vũ Nương chọn đến cái chết để rửa nỗi nhục, không biết ai có thể rửa oan cho nàng. Thời đại phong kiến bấy giờ, thân phận phụ nữ thấp kém, không được xem trọng.
Thông qua việc phân tích chuyện người con gái Nam Xương, chúng ta thấy rõ được nỗi oan ức của Vũ Nương. Mặc dù Trương sinh đi tìm kiếm xác của Vũ Nương khắp nơi, nhưng không thấy. Khi Vũ Nương ra đi, Trương Sinh và con trai ngày ngày sống cùng nhau. Bỗng một đêm Đản thốt lên “cha Đản lại đến rồi!” và chỉ vào cái bóng người cha. Lúc này, Trương Sinh mới hiểu ra mình đã đổ oan, trách nhầm vợ. Chàng vô cùng đau đớn, nhưng không thể thay đổi được gì nữa.
Số phận Vũ Nương may mắn, được Linh Phi cứu giúp, sinh sống ở Thủy Cung. Trong suốt thời gian đó, nàng không ngừng nhớ về chồng, con. Tuy nhiên, nàng không còn mặt mũi, hay chức danh gì để trở về. Chế độ phong kiến quá hà khắc, làm cho thân phận người phụ nữ trở nên nhỏ bé. Vũ Nương gặp Phan Lang ở Thủy Cung, gửi gắm đến chồng hãy lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Tuy nhiên, khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng trở về nhưng không thể lưu lại trần gian. Nàng nói “thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”
Qua câu chuyện người con gái Nam Xương, tác giả phê phán, lên án xã hội phong kiến tàn ác. Số phận người phụ nữ luôn thấp kém, chịu nhiều oan ức, không thể bảo vệ bản thân. Qua đó, bài văn cũng ca ngợi phẩm chất cao đẹp và thương thay cho thân phận phụ nữ. Tình huống truyện được xây dựng tốt, lồng thêm hình ảnh cái bóng trên trường, tô điểm thêm nhân cách cho Vũ Nương. Tác phẩm là một câu chuyện buồn, kết thúc éo le, giàu kịch tính. Hình ảnh nhân vật được xây dựng xuất sắc qua từng lời nói, việc làm.
Kết bài
Phân tích chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ để thấy được thân phận phụ nữ ngày xưa. Đây là tác phẩm hay, độc đáo, góp phần giúp đòi lại sự bình đẳng cho người con gái. Hình tượng nhân vật Vũ Nương hiền lành, chung thủy nhưng thật bi kịch, đau xót.
Bạn đọc đừng quên để lại chia sẻ hữu ích sau khi đọc xong bài phân tích này. Hãy để lại quan điểm của mình để mọi người cùng nắm bắt thêm thông tin khi tìm hiểu về tác phẩm văn học này.