Phân Tích Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Phân tích bản tuyên ngôn độc lập để thấy tác giả lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và cách mà dân tộc ta giành được tự do, tuyên bố độc lập dân tộc Việt Nam.

Bạn đang đọc: Phân Tích Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn độc lập do chính tác giả Hồ Chí Minh sáng tác, vào chính thời điểm giải phóng dân tộc. Đây là khoảnh khắc mừng vui của cả nước, thoát khỏi kiểm soát nô lệ của giặc. Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ tài năng, người còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc. Cùng phân tích bản tuyên ngôn độc lập để thấy được cách vạch trần tội ác của giặc và kiên quyết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.

Phân tích chi tiết bản tuyên ngôn độc lập

Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ra đời vào năm 1945, đây là tác phẩm xuất sắc trong sự nghiệp văn chính luận của người. Mở đầu tác phẩm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quyền của con người, được tự do. Người nói rằng “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là căn cứ vững chắc, khẳng định độc lập, chủ quyền của bản tuyên ngôn.

Dân ta nghèo khó, chết đói, không được học hành dưới sự cai trị của Pháp

Phân tích bản tuyên ngôn độc lập để thấy được cách lập luận chặt chẽ của tác giả. Đầu tiên, người đã tinh ý, trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của 2 cường quốc là Pháp và Mỹ. Cụ thể trong bản tuyên ngôn nước Mỹ “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.  Bản tuyên ngôn nước Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Hồ Chí Minh muốn truyền tải rằng, chúng ta đều là con người, đều sở hữu những quyền lợi như nhau.

Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ, có ý nghĩa sâu sắc, rất thông minh của Hồ Chí Minh. Đây là 2 bản tuyên ngôn đã được thế giới công nhận, có giá trị cao. Điều này đảm bảo được tính khách quan, áp dụng những quan điểm tiến bộ trong bản tuyên ngôn. Người thừa nhận, trân trọng giá trị bản tuyên ngôn của các cường quốc. Mặt khác, Hồ Chí Minh còn ngầm truyền tải rằng, chính tuyên ngôn của họ khẳng định dân quyền, nhưng lại đem quân xâm lược nước ta. Đặc biệt, bản tuyên ngôn độc lập còn là sự sáng tạo, thông minh, lập luận chính xác của tác giả.

Bản tuyên ngôn được Hồ Chí Minh viết ra nhằm ngăn chặn dã tâm tái xâm lược Việt Nam của Pháp và Mỹ. Trong đó, bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được đặt ngang hàng với Pháp, Mỹ, khẳng định chúng ta cũng có quyền tự chủ. Với những lập luận chặt chẽ, logic, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã tạo nên một bản tuyên ngôn rất ý nghĩa.

Tuyên ngôn độc lập được sáng tác năm 1945

Chỉ khi Phân tích bản tuyên ngôn độc lập chúng ta mới thấy rõ mưu mẹo của thực dân Pháp. Tiếp theo, trong bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh khéo léo nhắc đến tội ác thực dân Pháp. Đó là tình hình thực tế đã diễn ra. Sau những lời tuyên ngôn độc lập của Pháp, Hồ Chí Minh sử dụng từ “thế mà”, thể hiện sự trái ngược nhau. Những gì thực dân Pháp khẳng định về quyền bình đẳng, tự do và cách mà họ đã làm với đất nước ta là khác nhau. Hồ Chí Minh liệt kê vô số việc làm, vạch rõ tội ác của chúng.

Đầu tiên là chúng đến cướp đất nước ta. Sau đó, về chính trị, chúng áp đặt dân Việt làm nô lệ, tay sai, không hề có quyền tự do dân chủ. “Chúng thi hành những luật pháp dã man” và chia nước ta làm 3 miền Bắc Trung Nam với 3 chế độ. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn lên án “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Thực dân Pháp còn “thi hành chính sách ngu dân”, làm cho dân ta chỉ biết làm nô lệ.

Hồ Chí Minh là vị lãnh đạo tốt, nhà văn tài ba

Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn số lượng trường học, “chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Người dân Việt Nam chết dưới tay súng đạn của Pháp nhiều vô kể. Có rất nhiều cuộc đấu tranh nhỏ lẻ của những người yêu nước nổi lên, đều bị dập tắt và tiêu diệt sạch. Không dừng lại ở đó, “chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Về kinh tế, thực dân Pháp còn “bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”.

Khi phân tích bản tuyên ngôn độc lập, ta thấy Hồ Chí Minh đã không bỏ sót bất kỳ tội ác nào của thực dân Pháp gây ra. Thực dân Pháp còn thực hiện chính sách bảo hộ, “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”. Từ đó, Việt Nam trở thành quốc gia dưới sự quản lý của 2 chế độ. Tình hình về nạn đói ngày càng tăng lên, gây ra hơn 2 triệu dân phải chết. Các cuộc cách mạng Việt Nam đã thực hiện rất chính nghĩa. Việt Nam vẫn “kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật”. Tuy nhiên, Pháp sẵn sàng phản bội đồng minh, thẳng tay giết hại người Việt.

Thực dân Pháp chèn ép, hủy hoại dân ta

Dưới sự cai trị của Nhật, người Việt nhiều lần “giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”. Bằng những dẫn chứng chi tiết, cụ thể, tác giả đã nêu ra đầy đủ tội ác của thực dân Pháp. Sau cùng, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định thêm rằng “sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Qua đó, người muốn nói rằng thực dân Pháp không có lý do gì để quay lại Việt Nam.

Việt Nam chịu sự thống trị dưới ách nô lệ lên đến hơn 80 năm. Lập kế hoạch chi tiết để đứng về phía đồng minh, hợp tác với Pháp để đánh Nhật. Sau cùng, Việt Nam cũng giành được độc lập từ tay Nhật. Trong cùng 1 thời điểm, Việt Nam thoát khỏi 3 xiềng xích nô lệ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói “dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Đây là một lời tuyên bố độc lập chính xác, có cơ sở, thể hiện tinh thần bảo vệ chủ quyền dân tộc của người Việt.

Việt Nam giành được độc lập từ tay Nhật

Thông qua việc phân tích tuyên ngôn độc lập, chúng ta thấy Hồ Chí Minh đã gạt bỏ mọi quyền lực của Pháp tại Việt Nam. Người kêu gọi các nước đồng minh cần công nhận Việt Nam  độc lập. Theo “hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

Cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng quyết tâm của người Việt trong việc bảo vệ chủ quyền, hướng tới độc lập tự do. Người dùng những lời lẽ đanh thép, chi tiết, rõ ràng, thúc đẩy tinh thần đồng bào cả nước.

Kết bài

Phân tích bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời tuyên bố chắc chắn. Đây là áng văn chính luận sáng tạo, lập luận sắc bén, dẫn chứng cụ thể, quen thuộc. Qua đó, ta thấy tuyên ngôn độc lập không chỉ có giá trị về văn học, mà còn có ý nghĩa về lịch sử. Tác phẩm nâng cao tinh thần yêu nước của dân, ý chí chống giặc ngoại xâm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *