Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc để thấy được tấm lòng yêu nước, đoàn kết của các chiến sĩ và toàn người dân Việt Bắc nói riêng, đồng bào Việt Nam nói chung.
Bạn đang đọc: Phân Tích Tính Dân Tộc Trong Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu
Bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu, được viết trong hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc được trích ra từ tập “Gió Lộng”. Tập thơ miêu tả bức tranh, hình ảnh nhân dân đứng lên giành lại độc lập dân tộc. Tác phẩm với giọng thơ hào hùng, bằng tình yêu dân tộc. Cùng phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc để thấy rõ tình yêu nước, tình dân tộc của người dân Việt.
Bài mẫu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc
Mỗi dòng thơ của Tố Hữu đều rất hào hùng, hoành tráng, đậm đà tính dân tộc. Nội dung và bút pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng, đều có giá trị và ý nghĩa cao. Trong phạm vi bài Việt Bắc, giàu tính dân tộc bởi đây là đoạn trích được viết trong thời kỳ Pháp xâm lược.
Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được xét về cả nội dung dẫn hình thức. Xét về nội dung, bài viết được sáng tác trong hoàn cảnh chống giặc, vận mệnh dân tộc bị ảnh hưởng. Con người khát vọng được tự do, cơm no áo ấm, học hành đầy đủ. Về hình thức, lối hành văn của bài thơ Việt Bắc được sáng tạo, vẫn giữ nét truyền thống dân tộc. Việt Bắc thể hiện được hình ảnh dân tộc Việt Nam đấu tranh giành độc lập, không chịu khuất phục dưới tay giặc. Trong đó, có lẽ đẹp nhất là hình tượng Bác Hồ vĩ đại:
“Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
Tố Hữu xưng hô thân mật với chủ tịch Hồ Chí Minh là “ông cụ”. Đọc câu thơ cảm giác thật gần gũi, giản dị, thân thương. Mắt Bác Hồ sáng ngời, mặc dù đã lớn tuổi. Hình ảnh “áo nâu túi vải” mà bác mặc hàng hàng, bình dị như bao người khác. Tất cả người dân Việt Nam đều thương yêu, kính trọng, nể phục Bác Hồ:
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi”
Bác Hồ trở thành người hùng của dân tộc, là tấm gương sáng để tất cả chúng ta noi theo. Khi Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc, ông không chỉ tỏ lòng tri ân sâu sắc đến đảng, nhà nước, mà còn gửi đến Bác Hồ kính yêu. Ngoài ra, người dân Việt Bắc cũng góp phần quan trọng trong công cuộc giành lại độc lập dân tộc.
Thời điểm ra về, trong lòng tác giả còn nhiều tâm tư tình cảm vẫn lưu luyến. Suốt 15 năm dân Việt Bắc kết hợp cùng các chiến sĩ, kiên quyết chiến đấu chống giặc. Người dân Việt Bắc đã đồng hành, không ngại khó khăn, để cuộc chiến chống Pháp thành công.
“Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng lên cộng hòa”
Tác giả còn ca ngợi tình yêu trong sáng, chung thủy của người con gái Việt bắc và các chiến sĩ xa nhà. Mặt khác, trong tâm tư người dân Việt luôn hiểu rằng “uống nước nhớ nguồn”, yêu nước và quyết đánh bay bọn giặc. Qua việc phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc, ta thấy bản chất trong công cuộc chống giặc Pháp là toàn dân toàn diện. Tất cả già, trẻ, gái trai, lớn, bé đều tham gia chống giặc, góp chút sức mọn. Trong khi lực lượng bộ đội ra trận, thì nhân dân có vai trò tiếp tế lương thực:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Tất cả mọi người đều ra trận đánh giặc thật hào hùng, quyết tâm, mãnh liệt, không ai ngăn cản được. Họ ra trận vì muốn được tự do, gỡ bỏ ách nô lệ, lòng yêu nước sâu sắc, niềm tin thắng trận. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu còn thể hiện ở thể thơ lục bát, ngôn từ hùng hậu, giọng điệu nhẹ nhàng, hình ảnh giản dị. Tố Hữu là người con của đất Huế, nơi bắt nguồn của những giai điệu dân ca ngọt ngào. Bài thơ Việt Bắc được viết như âm hưởng tình yêu của những đôi trai gái trẻ.
Câu chuyện về chiến tranh giành độc lập, dưới cái nhìn của tác giả chỉ là tình yêu đẹp nhất của đôi lứa. Người lính không hề cứng đơ, khô khan, họ rất ngọt ngào, dịu dàng trước tình yêu. Thời điểm chia tay giữa chàng chiến sĩ và cô gái Việt Bắc:
“Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”
Cách xưng hô “mình”, “ta” thể hiện sự gần gũi, thân thiết của người dân Việt Bắc. Họ xem nhau như tri kỷ, bạn thân, sau thời gian hơn 15 năm đồng hành. Xưng hô mình ta được tách ra nhưng có khi lại được hòa làm một. Việt Bắc như là quê hương thứ 2 của các cán bộ chiến sĩ, chia tay thật lưu luyến, không nỡ rời xa. Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc còn được thể hiện qua âm điệu, từ ngữ. Hệ thống từ láy được Tố Hữu sử dụng, âm thanh “rầm rập”, điệp từ làm cho câu thơ thêm đặc sắc, ý nghĩa.
Đọc bài thơ Việt Bắc, ta bắt gặp những hình ảnh đời thường, rất riêng của Việt Nam như “củ khoai”, “bờ lau”, “củ sắn”. Đó cũng là hình ảnh, thấy rõ được cuộc sống khó khăn, nghèo đói của Việt Nam. Đây được xem là nguồn lương thực chính, cung cấp cho chiến sĩ để có sức chiến đấu.
Kết bài
Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc để thấy được tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam. Tác giả sáng tác bài thơ bằng những gì chân thực nhất, cả tấm lòng của ông. Việt Bắc còn ca ngợi tinh thần yêu nước, chống giặc, đoàn kết, thương yêu của nhân dân Việt Nam.