Phân tích nhân vật Vũ Như Tô để hiểu được tài năng, bản lĩnh, đam mê của ông trong quá trình xây dựng Cửu Trùng Đài và cái kết bi thảm khi ông chỉ sống với đam mê.
Bạn đang đọc: Phân Tích Nhân Vật Vũ Như Tô Trong “Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài” – Văn mẫu chuẩn
Vĩnh biệt cửu trùng đài là một tác phẩm đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn. Nhân vật chính trong đoạn trích là Vũ Như Tô, được xem như là một người anh hùng. Ông là một kiến trúc sư tài năng, trí thông minh, thích sáng tạo và đam mê cái đẹp. Tuy nhiên ông không biết được giữa lý tưởng xây dựng và thực tế diễn ra sẽ gây nên hậu quả như thế nào? Cùng phân tích nhân vật Vũ Như Tô để thấy được tài năng, trình độ của ông trước những việc làm và hậu quả bi thảm mà ông phải nhận về.
Bài mẫu phân tích
Vở kịch Vũ Như Tô có 5 hồi, nội dung là từ Lê Tương Dực đề xuất Vũ Như Tô hãy thiết kế và xây dựng Cửu Trùng Đài. Nhân vật Vũ Như Tô là người đàn ông chính trực, đam mê nghệ thuật, không tham quyền thế. Thời gian đầu, ông nhất quyết không đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài. Sau đó ông đồng ý, trong quá trình xây được tặng vàng bạc, ông cũng trao hết cho thợ. Cũng vì ông quá đam mê xây dựng Cửu Trùng Đài trở nên một toà thành hoàn mỹ, nên quên đi vấn đề khác. Ngoài kia, dân chúng đói nghèo, thiếu ăn thiếu mặc, bị đày đọa mỗi ngày.
- Luận điểm 1: Vũ Như Tô là một thiên tài, kiến trúc sư giỏi giang
Phân tích nhân vật Vũ Như Tô để hiểu lý do vì sao ông nhất quyết xây dựng Cửu Trùng Đài. Chính xương máu dân, là nguồn tiền để xây dựng nên Cửu Trùng Đài. Trong đó, quan chức triều đình mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau, hậu quả là Lê Tương Dực bị giết. Lúc đó, Cửu Trùng Đài cũng bị tấn công, Vũ Như Tô rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng.
Đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài ở hồi 5, lúc vở kịch lên cao trào nhất. Tính cách nhân vật Vũ Như Tô là một nghệ sĩ giỏi. Ông đam mê cái đẹp, sáng tạo, tuy nhiên lại đặt không đúng hoàn cảnh, vị trí. Cho nên, cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô lại thành ra phù phiếm. Ông phải đối mặt trực diện với nhân dân, trở thành kẻ thù của những người dân vô tội.
- Luận điểm 2: Vũ Như Tô là người lương thiện, đam mê cái đẹp
Vũ Như Tô không biết xây nên Cửu Trùng Đài là nên hay không, bởi ông chỉ nhìn từ 1 hướng, theo đam mê của mình. Ông chỉ biết về cái đẹp mà chưa xem xét về cái thiện, cái tâm. Tâm trạng của Vũ Như Tô rơi vào khủng hoảng khi biết việc ông làm là sai trái. Chỉ có 1 người biết được cái tâm, khát khao, việc làm của ông là Đan Thiềm.
Vào một hôm, bỗng dưng Đan Thiềm vội vã nói “nguy đến nơi rồi … Ông cả!” bà thở hổn hển. Vũ Như Tô vẫn điềm đạm chưa biết điều gì xảy ra, ông vẫn đang một lòng hướng tới công trình của mình. Việc làm của ông bỗng dưng trở thành tội ác. Đan Thiềm nhấn mạnh hơn “ông trốn đi, mau lên không thì không kịp”. Chỉ khi Phân tích nhân vật Vũ Như Tô chúng ta mới hiểu vì sao ông vẫn giữ được bình tĩnh. Ông chỉ đáp nhẹ nhàng “Trùng Cửu Đài chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn?” Vũ Như Tô vẫn chưa hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, trong hoàn cảnh Đan Thiềm quá vội vàng.
- Luận điểm 3: Quyết định Xây Cửu Trùng Đài đã đẩy Vũ Như Tô vào bi kịch
Đan Thiềm chỉ một mực nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu “ông trốn đi”, thì may ra còn hy vọng sống. Dân nghèo đói nổi lên, ngân khố triều đình đổ hết vào Cửu Trùng Đài, chính ông là người xây dựng nó. Tuy nhiên, Vũ Như Tô chỉ thản nhiên trả lời “bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh”. Ông sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những việc ông đã làm. Tuy nói vậy, nhưng ông thực sự vỡ mộng, ngạc nhiên gấp bội lần.
Quyết định của Vũ Như Tô là sống chết với Cửu Trùng Đài “Tôi quyết ở đây”. Sau đó, Vũ Như Tô chứng kiến cái chết của Nguyễn Vũ, Hoàng Thượng, Hoàng Hậu, Vũ Như Tô thêm bối rối. Ông bắt đầu quan tâm hơn đến Cửu Trùng Đài, một lòng lo cho công trình của mình cả tính mạng. Dân chúng 1 lòng truy đuổi, giết Vũ Như Tô, công trình kết thúc, dân bớt lầm than.
Thông qua việc Phân tích nhân vật Vũ Như Tô, chúng ta biết ông sống rất tình cảm, bản lĩnh. Trong hoàn cảnh nguy cấp, Đan Thiềm chỉ 1 lòng khuyên Vũ Như Tô chạy đi, bà ở lại chịu chết. Tuy nhiên, ông không bằng lòng “bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu”. Ông nhất quyết không ham sống sợ chết, mà liên lụy đến người khác. Trong hoàn cảnh cửa điện bị phá tan, dân kéo vào dày đặc. Cả Vũ Như Tô, Đan Thiềm và cung nữ đều bị kẹt lại, bao vây tứ phía, không có lối chạy thoát.
- Luận điểm 4: Bi kịch mà Vũ Như Tô phải nhận
Vũ Như Tô có một người đồng hành là Đan Thiềm, luôn lo lắng cho ông cả khi đã cận kề cái chết. Bà quyết xin Ngô Hạch tha cho thiên tài Vũ Như Tô, để ông giúp ích cho đời. Tuy nhiên, thái độ Vũ Như Tô vẫn cứng rắn, nhắc Đan Thiềm không được “lạy cả một đứa tiểu nhân”. Lời của Đan Thiềm càng làm cho Vũ Như Tô tan nát lòng “ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”. Vũ Như Tô còn lời hứa hẹn cuối cùng với Đan Thiềm, nếu ông chưa chết, ông sẽ “xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”.
Lúc này, Vũ Như Tô vẫn chưa hiểu rõ vấn đề, ông nói “ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng Đài có phải đâu để hại nước?”. Trước sự biện hộ của ông, chỉ nhận về câu trả lời là “câm ngay đi!” của quân sĩ.
Nếu không Phân tích nhân vật Vũ Như Tô, chúng ta khó trả lời được câu hỏi tại sao ông phải chết? Khi hay tin Cửu Trùng Đài đã bị phá hủy hoàn toàn, ông chỉ biết thốt lên trong oan ức “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!” Đây là tiếng kêu cuối cùng, trong đau đớn, thảm thiết của Vũ Như Tô. Cửu Trùng Đài bị thiêu rụi hoàn toàn bằng ngọn lửa oan nghiệt. Cuối cùng, Vũ Như Tô bị dẫn đến pháp trường xử tội chết, cái chết oan uổng. Ông mất mát tất cả, đam mê, Đan Thiềm, dự án Cửu Trùng Đài là những gì ông có. Hậu quả mà ông phải nhận thật đau buồn, bi tráng.
Nhân vật Vũ Như Tô có khát vọng nghệ thuật là đúng, xuất phát từ trái tim. Ông cũng chính vì có lòng yêu nước, dân tộc mới đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Tuy nhiên, quyết định của ông đã sai, đam mê, tài năng của ông đã đặt nhầm chỗ, sai thời. Thực tế thời đó nhân dân bị quan chức bóc lột, thống trị, chèn ép, nạn đói liên tục. Cái giá cho việc quyết định sai của Vũ Như Tô là mất hết và mất cả tính mạng.
Trong công trình Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô được xem là nạn nhân, nhưng ông cũng có tội. Ông thực thi mệnh lệnh của hôn quân, hại nhân dân thêm đói nghèo. Ông là nạn nhân vì đam mê và ảo tưởng việc mình đang làm. Việc ông làm đúng hay sai vẫn chưa được phanh phui.
Kết bài
Phân tích nhân vật Vũ Như Tô mới biết được ông là người có tấm lòng yêu nước. Đoạn trích với độ kịch tính cao, hấp dẫn, lại vừa tan thương. Bi kịch lên đỉnh điểm nhất của cuộc đời Vũ Như Tô là ở hồi cuối. Một bức tranh tràn đầy bi kịch, với những chi tiết đắt giá, tạo nên vở kịch thành công. Tác giả khắc họa tính cách, diễn biến tâm lí nhân vật Vũ Như Tô qua từng câu nói thật bản lĩnh.