Phân tích Tự Tình để hiểu rõ hơn hoàn cảnh, số phận của tác giả, biết được vì sao cứ mỗi đêm về họ lại nhiều ưu phiền, luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc cho đời mình
Bạn đang đọc: Phân Tích Tự Tình Của Tác Giả Hồ Xuân Hương
Tác giả Hồ Xuân Hương thường được gọi với danh xưng là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một nhà thơ, để lại cho đời những tác phẩm mang giá trị cao. Trong nội dung thơ bà thường đề cao tinh thần tự do, khát vọng sống, trân trọng với cuộc sống. Cùng phân tích Tự Tình để thấy được số phận của người con gái thời phong kiến đầy đau đớn, bi kịch.
Phân tích chi tiết Tự Tình của Hồ Xuân Hương
Bài thơ Tự Tình được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, truyền tải nội dung đặc biệt sâu sắc. Số phận của Hồ Xuân Hương thật éo le, nên bà thường viết nên những bài thơ về thân phận phụ nữ. Đặc biệt là phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến, mong muốn được yêu, quan tâm. Tự Tình nói đến thân phận hồng nhan bạc mệnh thời xưa, tình yêu gặp nhiều trắc trở. 2 câu thơ đầu tả về không gian thiên nhiên giữa khuya, trống vắng không bóng người:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Hai câu thơ đầu nói về nỗi niềm buồn sầu của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên. Trong đêm khuya im ắng, không bóng người lại văng vẳng âm thanh trống canh dồn. Làm cho con người trước sự trống trải lại như bị thúc giục hơn. Âm thanh không chỉ là báo hiệu thời gian đêm khuya mà còn thể hiện tâm trạng, tiếng lòng của tác giả. Hồ Xuân Hương cảm giác lo lắng khi thời gian thêm trôi đi.
Phân tích Tự Tình để thấy được thân phận người phụ nữ xinh đẹp, bất hạnh dưới chế độ phong kiến xưa. Cũng với không gian ấy, Hồ Xuân Hương cảm thấy duyên phận đời mình thật hẩm hiu, bi đát. Tác giả dùng từ “trơ” nhấn mạnh thêm sự cứng đơ, bất hạnh về thân gái hồng nhan. Ngoài ra, “trơ cái hồng nhan” còn mang ý nghĩa về một người con gái luôn mạnh mẽ, cá tính. Mặc dù cuộc đời có lắm thách thức, khó khăn, cô gái vẫn luôn vững tồn.
Tiếp theo là phong cảnh thực tế và nỗi lòng của người thi sĩ. Không tự nhiên mà Hồ Xuân Hương bỗng nhạy cảm mỗi khi về khuya. Chắc chắn trong nỗi lòng tác giả chất chữa điều gì đó, lúc mà mọi thứ tĩnh lặng là khi con người nghĩ ngợi nhiều hơn:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
Hồ Xuân Hương gặm nhấm nỗi buồn sâu tận đáy lòng với “chén rượu hương đưa”. Hình ảnh gợi ra nét buồn sầu, cứ say rồi lại tỉnh, tác giả muốn quên đi điều gì đó. Kể cả vầng trăng đêm cũng ‘khuyết chưa tròn”, nhắc đến thân phận người phụ nữ lận đận trong đường tình duyên. Hương rượu làm cho tác giả mất thăng bằng, lòng vòng trong khung cảnh thiên nhiên. Vầng trăng khuyết làm cho con người hụt hẫng, thiếu thốn, chưa đạt được mong muốn.
Chỉ khi Phân tích Tự Tình ta mới thấy được nỗi lòng, tâm tư của người phụ nữ. Tác giả cảm thấy phẫn uất, tủi nhục, vẫn tồn tại niềm khát khao được yêu, sống mãnh liệt. Trải qua khó khăn, bão tố, con người sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Ngay cả lúc u sầu, tác giả vẫn duy trì sự mạnh mẽ. Bà luôn khát khao về cuộc sống, biết đòi hỏi, so sánh vạn vật thiên nhiên:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, tác giả nêu rõ được cảnh đẹp của thiên nhiên. Hình ảnh rêu có thể “xiên ngang mặt đất” thể hiện sự sống mãnh liệt, bon chen, đấu tranh đến cùng. Thậm chí, mấy hòn đá cũng có thể “đâm toạc chân mây”. Tác giả muốn nói đến sự kháng cự của những sự vật thiên nhiên.
Đá vốn không thể nào đâm toạc được mây, rêu cũng chỉ mọc được ở trên mặt đất. Mượn hình ảnh rêu và đá, tác giả nói nên nỗi lòng mình, khát khao được bứt phá, vượt qua mọi rào cản. Bản lĩnh của người phụ nữ rất mạnh mẽ, kiên cường. Sống dưới chế độ phong kiến mục rủa, phụ nữ chỉ là món đồ, không được trân trọng.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Kết thúc bài thơ tác giả thể hiện tâm trạng chán chường, hy vọng nhỏ nhoi. Tác giả mệt mỏi trước mỗi tiếng trống canh dồn, thời gian càng trôi đi, kéo theo thanh xuân của bà. Một năm có 4 mùa, mùa xuân đi rồi lại đến, còn thanh xuân của người phụ nữ chỉ có một lần và mất đi mãi mãi. “Mảnh tình” mà bà từng trải qua chỉ trong thời gian ngắn, không hề lưu luyến. Không một ai để bà có thể chia sẻ nỗi lòng, tâm sự những đêm khuya vắng. Chỉ đành mượn thiên nhiên, thơ ca để nói ra nỗi buồn lòng mình.
Kết bài
Phân tích Tự Tình để thấy được nỗi buồn của thi sĩ trước khung cảnh thiên nhiên. Tác giả khát khao tình yêu, tự do, hạnh phúc. Tình cảm của bà san sẻ ra, chung quy lại cũng còn tí con con. Một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ, thì thân phận phụ nữ chỉ có thể chèn ép nhau. Họ không có niềm tin, động lực để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc đời mình.
Nếu thấy hay thì đừng quên ấn nút chia sẻ bài phân tích này ngay cả nhà nhé!