Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử sẽ cho chúng ta thấy được phong cách thơ cùng với nội dung sâu sắc mà tác giả gửi gắm. 

Bạn đang đọc: Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đây Thôn Vĩ Dạ được xem là tác phẩm để đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Tác phẩm được giới văn học đánh giá cao về nội dung lẫn nghệ thuật. Để tìm hiểu chi tiết hơn hãy cùng phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ qua những thông tin chính. 

Bài mẫu phân tích

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có xuất thân từ gia đình công giáo nghèo. Do cuộc sống có nhiều thay đổi nên miền ký ức của ông rất đa dạng. Thế nhưng, cuộc đời tài hoa lại rất bạc mệnh khi mắt phải bệnh phong. Với quan niệm độc đáo cùng cái nhìn siêu thực, Hàn Mạc Tử đã để lại cho đời nhiều bài hay. Trong đó, bài Đây Thôn Vĩ Dạ là tác phẩm được nhiều người biết đến. 

Bài thơ ra đời vào khoảng năm 1938. Đây là thời điểm mà bà Hoàng Cúc biết được tình yêu đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho mình. Bà đã gửi cuốn bưu thiếp lại cho ông. Nó chính là cảm hứng thôi thúc ông cho ra đời tác phẩm. Đây cũng chính là thời điểm ông đang nằm trên giường bệnh. 

Mỗi khổ trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ đều mang ý nghĩa riêng. Đặc biệt là khổ thơ đầu đã gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. 

Nỗi niềm đau xót, tiếc nuối

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ xưng anh vô cùng nhẹ nhàng. Có lẽ đây là câu nói mà bà Hoàng Cúc gửi đến ông thông qua bức bưu thiếp. Giọng điệu như vừa trách móc, hờn giận như vừa mời gọi chân thành. Có lẽ bất kỳ ai khi đọc câu thơ này sẽ đều cảm thấy bồi hồi xao xuyến. 

Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Nhà thơ nuối tiếc khi không về thôn Vĩ

Đây cũng chính là nỗi lòng, lời tự trách của nhà thơ vì không về thăm thôn Vĩ Dạ. Đây là nơi mà Hàn Mặc Tử đã từng có những kỷ niệm rất đẹp. Thế nhưng, do hoàn cảnh ông không thể về đây lần nữa. Tất cả nỗi nhớ cùng hồi ức đã được ông truyền tải thông qua những câu tả cảnh tiếp theo. 

Những câu thơ tiếp theo trong khổ đầu lại tập trung về bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ Dạ. 

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với những hàng cau xanh mướt. Do đó, tác giả đã sử dụng hình ảnh quen thuộc này để nói về Vĩ Dạ. Những hàng cau xanh ấy hiện lên vô cùng đẹp và tự nhiên. Nó như tượng trưng cho sức sống tươi mới tràn đầy của con người nơi đây. Thêm vào đó là điệp từ “Nắng” được sử dụng hai lần để diễn tả cảm xúc háo hức của tác giả khi chứng kiến cảnh sắc này. Nhớ về thôn Vĩ, nhà thơ lại lấy tâm hồn mình như bừng lên những cảm xúc trong trẻo. Chưa dừng lại ở đó, bức tranh thiên nhiên còn được khắc họa qua khung cảnh khu vườn xanh ngắt. Tại câu thơ này, Hàn Mặc Tử đã dùng phép so sánh “xanh như ngọc” để gợi tả màu xanh của cây cối. Đi kèm là tính từ “mướt” để diễn tả sự mượt mà. Đọc câu thơ ấy, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sự chăm chỉ của bà con nơi đây. 

Đứng trước, bức tranh thiên nhiên bình dị ấy, con người sẽ có những cảm xúc xao xuyến trong lòng. Hình ảnh con người xuất hiện thấp thoáng một cách rất lạ mang lại sự mới mẻ trong phong cách thơ của Hàn Mặc Tử. “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”. Sở dĩ, tác giả đề cập đến mặt chữ điền vì nó gợi lên sự phúc hậu và hiền lành. Chỉ một câu thơ nhưng Hàn Mặc Tử đã cho chúng ta thấy được tính cách thật thà, chất phác của người dân thôn Vĩ. Con người xuất hiện khi “chen ngang” những khóm trúc cho thấy được tình cảm gắn bó với làng quê. Giữa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy, con người như điểm nhấn giúp mọi thứ trở nên sinh động hơn. Người và cảnh hòa quyện với nhau vô cùng hài hòa tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. 

Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ để thấy bức tranh thiên nhiên nơi thôn Vĩ tuyệt đẹp
  • Nghệ thuật đắt giá được sử dụng trong khổ đầu bài Đây Thôn Vĩ Dạ

Trong khổ đầu, nhà thơ đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để mang đến điểm mới cho thơ ca. Câu đầu với biện pháp tu từ độc đáo đã mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Tiếp theo đó, nhà thơ lại sử dụng biện pháp so sánh để mô tả những khu vườn xanh. 

Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng ngôn từ tự nhiên gợi sự gần gũi cho người đọc. Đi kèm là lời thơ da diết. Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo nên sự thành công của đoạn đầu nói riêng và tác phẩm nói chung.

Lời kết 

Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ, chúng ta đã phần nào hiểu được tâm tình của nhà thơ khi nằm trên giường bệnh. Những hồi ức, kỷ niệm của ông về vùng thôn Vĩ qua những hình ảnh vô cùng mộc mạc. Từ đó, chúng ta sẽ cảm thấy thêm trân quý cuộc sống và những điều nhỏ bé xung quanh. 

Bạn đọc có thấy bài phân tích trên hay và sâu sắc hay không? Đừng quên ấn nút chia sẻ để thông điệp này được đi xa hơn tới người đọc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *