Phân tích bài thơ mây và sóng của nhà thơ Ấn Độ vĩ đại R. Tago

“Mây và sóng” là tác phẩm thơ nổi tiếng về tình mẫu tử dù cả bài thơ không trực tiếp nói đến. Phân tích bài thơ mây và sóng sẽ thấy được tình yêu thương là những điều giản dị mà không gì biểu hiện rõ nhất là những tưởng tưởng hồn nhiên của trẻ thơ.

Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ mây và sóng của nhà thơ Ấn Độ vĩ đại R. Tago

Phân tích bài thơ mây và sóng chi tiết

Mở bài

Bài thơ “Mây và sóng” là một bài thơ trong tập “Trăng Non” được sáng tác năm 1915 của nhà thơ Ấn Độ vĩ đại R. Tago. Bài thơ là sự ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cũng thể hiện triết lý về hạnh phúc, rằng hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé, giản dị xung quanh chúng ta. Phân tích bài thơ mây và sóng sẽ hiểu rõ những tư tưởng này của tác giả.

Thân bài

Như kết cấu của tựa đề, bài thơ gồm hai phần: Mây và sóng. Nhưng đây không phải là bài thơ tả mây và sóng mà là những câu chuyện tưởng tượng của một em bé. Bài thơ là lời kể, lời thủ thỉ của em bé với người mẹ về những điều em biết, những tưởng tượng của em về bạn mây và bạn sóng. Phân tích bài thơ mây và sóng sẽ đi cụ thể vào hai luận điểm dưới đây.

  • Luận điểm 1: Bài thơ là thời thủ thỉ của em bé với mẹ về những cuộc rong chơi

Bài thơ bắt đầu bằng câu gọi mẹ âu yếm, tràn đầy tình yêu và sự dựa dẫm của em bé khi muốn nói với mẹ về chuyện trời mây: Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao

Em bé đang được nói chuyện cùng với các bạn mây, và “họ bảo” với em những gì, em liền kể cho mẹ nghe:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Là các bạn mây đang rủ em bé cùng vui chơi và em bé kể với mẹ rằng: “Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?””

Rồi “họ” trả lời rằng, chỉ cần em bé “Hãy đến bên bờ trái đất, Và đưa tay lên trời, Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”

Trí tưởng tượng của em bé thật đáng yêu, thật kì diệu, dù biết đó như một giấc mơ nhưng nó gợi nhiều xao động chúng ta, những người đã từng là trẻ thơ. Chẳng em bé nào có thể không thích thú trước việc được vui chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”, rồi được nô đùa trong nắng sớm, dưới trăng đêm. Nhưng em bé yêu mẹ, em bé biết rằng mẹ luôn đợi em ở nhà, nên đáp rằng:

Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”

Dù bầu trời có sáng lấp lánh, có hấp dẫn ra sao, em bé vẫn luôn nhớ tới mẹ, nhớ về ngôi nhà mà mẹ đang đợi mình. Bởi vậy, các bạn mây chỉ biết “mỉm cười” và bay đi. Nhưng em bé không buồn, vì đã phát hiện ra, có một trò chơi hay hơn, mà em có thể vừa được chơi vừa được ở gần mẹ:

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là mây và mẹ là trăng, thật là một trò chơi thơ mộng quá. Nhưng cảm động hơn cả, khi em bé nói rằng “Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ”. Dù là ngày nắng hay ngày u ám, những đám mây chẳng khi nào lại xa rời mặt trăng. Em bé cũng vậy, vì em bé là mây nên hay tay của em bé sẽ luôn ôm lấy mẹ. Và “bầu trời xanh thẳm” chính là mái nhà của mẹ và con, ngôi nhà hạnh phúc khi con và mẹ được sống cùng nhau.

Phân tích bài thơp mây và sóng như thấy rằng, em bé đang chìm trong giấc mơ. Và dường như giấc mơ về những bạn mây lúc này đã qua rồi, vì mây không rủ được em bé đi chơi cùng và em bé chọn chơi trò khác cùng mẹ. Nhưng em bé ham vui lại mơ lại có mơ một câu chuyện khác:

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,

Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ

Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.

Đó là những bạn sóng. Cũng như mây vui đùa ca vang từ sáng sớm đến đêm trăng, những bạn sóng cũng ngao du khắp nơi, vui chơi từ sớm mai đến tối. Cuộc viễn du của sóng quả là hấp dẫn với một em bé thích khám phá thế giới. Nhưng làm sao để gặp được sóng để cùng vui chơi, em bé thắc mắc hỏi sóng. Em bé kể rằng “họ bảo:

“Hãy đến chỗ gần sát biển

Và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,

Là em sẽ được đưa lên trên làn sóng”.

Hóa ra để đi cùng sóng thật dễ quá. Nhưng cũng như lần trước, em bé biết rằng cứ tối đến mẹ sẽ nhớ em và luôn muốn em ở nhà cùng mẹ:

Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ –

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”

Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua.

Mây mỉm cười bay đi và rồi sóng cùng vậy, bởi em bé còn có mẹ chờ ở nhà, em không thể đi miết trên những hành trình ngao du khắp nơi. Nhưng dù không thể cùng sóng rong chơi, em bé biết một trò mới hay hơn:

Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi

Và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.

Những lời thủ thỉ ấy không chỉ là sự hồn nhiên, giàu trí tưởng tượng của trẻ thơ, mà đó là tình yêu thương giản dị mà vô cùng của em bé dành cho mẹ. Đi cùng sóng biển sẽ có biết bao cuộc dạo chơi đang chờ, nhưng em bé biết, hạnh phúc nhất là được chơi cùng mẹ. Em bé thích được “lăn, lăn, lăn mãi”, cứ lăn vì rồi em sẽ lăn vào lòng mẹ như sóng vỗ xa bờ rồi sẽ lại quay trở lại mà thôi. Tiếng sóng giòn tan lúc vào bờ cũng như tiếng em bé cười vang khi được lăn vào lòng mẹ.

  • Luận điểm 2: Bài thơ là bài ca về tình mẫu tử bao la

Một em bé thật thích thú đi xa để vui chơi thì mới tưởng tượng ra những câu chuyện kì diệu với mây và sóng. Nhưng dù em muốn đi chơi qua, em vẫn luôn được ở cùng với mẹ. Đó là sợi dây đỏ xuyên suốt bài thơ. Thế giới ngoài kia hấp dẫn quá, nhưng mẹ vẫn là quan trọng nhất, chỉ cần ở gần mẹ, em bé sẽ có đủ mọi trò hay ho khác.

Bởi vậy, qua những câu chuyện mà em bé kể lại với mẹ, bao trùm lên là tình yêu thương, tình mẫu từ ngập tràn, hòa quyện với mây với sóng. Và em bé và mẹ không thể tách rời nhau được, em không thể sống thiếu mẹ và mẹ cũng không thể thiếu vắng em trong mỗi lúc chiều buông. Đặc biệt, tình yêu ấy luôn có mặt ở muôn nơi, đến mức “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”.

Tình mẫu tử là đề tài muôn đời không cạn của thơ ca. Tình mẫu tử có trong những giấc mơ và bước ra đời thực. Và rồi vì tình yêu thương ấy trong cuộc đời thực, mà em bé có thể nghĩ ra thật nhiều trò chơi hay ho để hai mẹ con được hạnh phúc vì được ở cùng nhau. Cuộc sống của mẹ dù có vất vẻ sẽ có thêm thật nhiều niềm vui, thật nhiều nụ cười khi có bé thơ bên cạnh.

Để truyền tải nội dung ý nghĩa của bài thơ, tác giả đã lấy các hình tượng thiên nhiên là mây và sóng nhằm tạo ra một không gian rộng lớn, đa chiều như tương xứng với tình mẫu tử bao la. Và mây và sóng cũng là hình tượng nhân hóa để qua đó, em bé bày tỏ những suy nghĩ và tình yêu thương dành cho mẹ.

Kết luận

Phân tích bài thơ mây và sóng có thể thấy, với hình tượng mây và sóng, bài thơ là không gian tươi sáng rộng mở. Nhưng đó là cái nền cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đồng thời bài thơ cũng là lời nhắc nhở rằng, chúng ta sống trong cuộc đời có muôn ngàn cám dỗ, nhưng ta cần biết vượt qua nó. Vượt qua được, hạnh phúc sẽ luôn chờ đợi chúng ta ở phía trước, như mẹ vẫn luôn chờ đợi em bé trở về vào buổi chiều sau cả ngày ham chơi.

Đặc biệt dù không phải là một bài thơ dài và không dung những lời hoa mĩ mà đơn thuần chỉ kể một câu chuyện tưởng tượng của một em bé, nhưng tác phẩm thực sự đã khiến được đọc cảm động sâu sắc.

>> Xem thêm: Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh – Tình yêu mãnh liệt của người con gái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *