Phân tích hình tượng rừng xà nu để thấy được vai trò của cây trong hoạt động chống giặc ngoại xâm và đời sống sinh hoạt hàng ngày, cùng với sức sống mãnh liệt vô cùng.
Bạn đang đọc: Phân tích hình tượng rừng Xà Nu trong tác phẩm cùng tên với sức sống mãnh liệt vô cùng
Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành, ông còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc. Ông sinh thời trong những năm kháng chiến chống Mỹ, giặc ngoại xâm lược. Rừng Xà Nu có nội dung về tình yêu nước sâu sắc của con người sinh sống nơi vùng cao. Mỗi nhân vật đều đại diện cho cái đẹp, sự hy sinh không hề tính toán. Cùng phân tích hình tượng rừng xà nu để thấy được sự sống mạnh mẽ, kiên cường, bảo vệ dân làng của cây.
Phân tích chi tiết hình tượng rừng xà nu
Tác phẩm Rừng Xà Nu ca ngợi hình ảnh cây xà nu và người dân làng Xô Man giàu lòng yêu nước. Cụ Mết, người lớn tuổi nhất, chứng kiến sự trưởng thành của cây xà nu, cũng là người dẫn dắt người dân đánh giặc. Người dân làng Xô Man quyết chiến đấu đến cùng, anh dũng hy sinh để lấy lại tự do. Ngoài những nhân vật Tnú, Mai, bé Heng, Mai, … Hình ảnh rừng xà nu cũng được tác giả miêu tả từ đầu đến cuối tác phẩm, đồng hành cùng dân làng đánh giặc.
- Luận điểm 1: Rừng xà nu trải qua nhiều đau đớn, bị tàn phá, đại diện cho hình ảnh người dân làng Xô Man
Phân tích hình tượng rừng xà nu để hiểu được sự hy sinh của người dân làng Xô Man nói chung, toàn dân tộc nói riêng. Giặc Mỹ hoành hành, con người và cây cối đều gồng mình chống giặc, bảo vệ lãnh thổ. “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Mỗi ngày, số lượng cây xà nu ngã xuống vô số, chúng phải chịu rất nhiều đau thương. Cả một làng Xô Man bị bao vây, phía trước là một rừng xà nu như bờ đê che chắn, bảo vệ.
Giặc tàn ác, “Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “ giết bà già Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”. Chung số phận với người dân, rừng xà nu cũng bị bắn 1 ngày 2 lần, hàng trăm cây ngã xuống. “Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Cây xà nu như là một người anh hùng, kiên cường, bất khuất trước giặc. Cây xà nu có sức sống mạnh, nhưng không phải là trường tồn. Dưới bom đạn giặc cây xà nu chịu tổn thương, mất mát nặng nề.
Sức sống của cây xà nu được Nguyễn Trung Thành miêu tả “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.”. Một cây ngã, có đến 5 cây mới mọc, làm sao súng đạn giặc có thể tàn phá hết được. Cây xà nu mọc thành rừng, cây con phát triển rất nhanh, đan xen chen chúc nhau. Sức sống của cây vô cùng mạnh mẽ, chỉ có thể chết dưới bom đạn giặc, tàn phá tàn nhẫn.
- Luận điểm 2: Rừng xà nu có vai trò quan trọng trong sinh hoạt, đánh giặc của người dân vùng núi
Chỉ khi phân tích hình tượng rừng xà nu, ta mới hiểu tại sao cụ Mết luôn chắc chắn rằng, giặc Mỹ không bao giờ chấm dứt được sức sống của loài cây này. Cây xà nu với hình ảnh “những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”, kéo dài bất tận không có điểm dừng. Từ truyền thống lâu đời, cây xà nu luôn gắn bó với cuộc sống người dân làng Xô Man. “Đốt khói xà nu xông bảng nứa đen kịt” để giúp Mai và Tnú học hành. Thân cây xà nu để nhóm bếp, nấu ăn hay đốt lửa rất bén, “không có gì đượm bằng nhựa xà nu”.
Cây xà nu đều có mặt trong những việc quan trọng, quen thuộc của người dân. Nhựa xà nu làm ngọn đuốc, chiếu soi, chỉ lối đường đi cho người dân. Kế hoạch đêm đêm “làng Xô Man thức mài vũ khí” cũng dưới ngọn đuốc xà nu. Người dân làng Xô Man cũng chạy vào rừng xà nu để lên kế hoạch chiến đấu. Rừng xà nu rất đỗi quen thuộc, vai trò như một người bạn đối với dân làng Xô Man.
- Luận điểm 3: Rừng xà nu đại diện cho sự trường tồn, sức sống mạnh mẽ của người dân Tây Nguyên
Người Strá quyết tâm đấu tranh đến cùng trong lửa đạn, người này ngã xuống, người khác tiến tới. Tương tự, cây xà nu cũng vậy, 1 cây chết, nhiều cây con khác đã mọc lên tiếp tục chiến đấu. Rừng xà nu rất ham ánh nắng, chỉ hướng về phía mặt trời. Nguyễn Trung Thành miêu tả loài cây này thật đặc biệt, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Phân tích hình tượng rừng xà nu, ta thấy đây như là người anh hùng vĩ đại.
Tnú rời xa quê hương, khi về thăm làng, gặp lại cây xà nu anh như thấy người bạn thân. Rừng xà nu vẫn còn đây sau bao lần bị đạn đại bác tấn công, hủy hoại. Khi anh tiếp tục lên đường, rừng xà nu cũng tiễn anh, dẫn dắt anh đi từng bước. Rừng xà nu gợi về hình ảnh chiến tranh khốc liệt, tầng tầng lớp lớp người ngã xuống. Họ sẵn sàng, tự nguyện hy sinh, đóng góp xương máu vì tổ quốc, độc lập dân tộc. Cụ mết còn khẳng định nói với Tnú “Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy”.
Cụ Mết biết rằng, không bao giờ giặc Mỹ tiêu diệt hết rừng xà nu ở nơi đây. Đây không chỉ là loài cây giúp ích cho người dân, tạo nên khung cảnh thiên nhiên rộng lớn mà còn là chứng nhân cho tội ác của giặc. Rừng xà nu như một người anh hùng dân tộc, mạnh mẽ, kiên cường chống giặc. Cụ Mết đã già, nhưng ông còn được tác giả ví như là “một cây xà nu lớn”.
- Luận điểm 4: Rừng xà nu thể hiện mong muốn tự do, độc lập, một lòng vững tin cách mạng của người dân Tây Nguyên
Rừng xà nu ham ánh nắng, luôn vươn lên rất nhanh để đón nhận thứ mà chúng muốn. Mặc dù cây trải qua bao đau thương, người dân làng Xô Man cũng vậy, họ luôn khát khao tự do, sống cuộc sống yên ổn. Ánh nắng, mặt trời mà cây xà nu hướng tới, cố vươn lên có phải chăng là đường lối cách mạng. Dù Tnú hy sinh Mai và con, nhưng anh vẫn gạt nỗi đau qua một bên và tiếp tục công cuộc chiến đấu.
Nguyễn Trung Thành đã lấy hình tượng cây xà nu làm đại diện cho tinh thần quyết đấu tranh với giặc. Sức mạnh của cây xà nu, người dân tây nguyên thật hùng mạnh, không giặc nào tàn phá hết được. Con người Tây Nguyên toát lên nét đẹp tâm hồn thần kỳ, truyền thống thiêng liêng. Phân tích hình tượng rừng xà nu để thấy sức sống mãnh liệt, hiên ngang. Tác phẩm là một khúc sử thi miêu tả vẻ đẹp anh hùng dân tộc, hoành tráng nơi vùng cao. Hình ảnh cây xà nu đại diện cho con người làng Xô Man nói chung, người dân Tây Nguyên nói riêng. Họ sở hữu những nét đẹp hào hùng, đậm chất con người Việt Nam. Nguyễn Trung Thành sử dụng ngôn từ giản dị, mộc mạc, giống đời thực.
Kết bài
Phân tích hình tượng rừng xà nu để cảm nhận nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi núi rừng. Bài văn là cảm hứng lãng mạn, xen chút sử thi mà tác giả đã sáng tạo nên. Trong hoàn cảnh chiến tranh, con người, thiên nhiên chịu thật nhiều mất mát. Tuy nhiên, họ chưa từng dừng lại, cũng như rừng xà nu luôn sinh trưởng mạnh mẽ. Giúp người đọc hình dung nên một bức tranh bi thương, những thế hệ anh hùng dân tộc ngã xuống vì độc lập tự do.