Phân tích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích Nỗi thương mình trích Truyện Kiều ta cảm nhận rõ nét số phận cô đơn, tủi nhục và bất hạnh của Thúy Kiều.

Bạn đang đọc: Phân tích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mở bài

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên thật là Tố Như, là một nhà văn hóa lớn, một thiên tài văn học. Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nhất, được xếp vào hàng kinh điển trong kho tàng văn học Việt Nam. Đoạn trích “Nỗi thương mình” nằm từ câu 1229 đến câu 1248 trong Truyện Kiều. Đây là đoạn trích miêu tả rõ nét tình cảnh trớ trêu của nàng Kiều trong chốn lầu xanh, và nỗi niềm thương xót cho phận đời bạc bẽo của Thúy Kiều. Càng đi sâu phân tích Nỗi thương mình ta sẽ càng cảm thấy sự tài hoa của Nguyễn Du. 

Thân bài phân tích nỗi thương mình

Tột cùng của nỗi đau không phải là chuyện Kiều bán thân làm lẽ cho Mã Giám Sinh. Mà đó là việc Kiều bị Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu Ngưng Bích làm kỹ nữ. Số phận của Kiều đúng kiếp “hồng nhan bạc phận”.

  • Luận điểm 1: Phân tích Nỗi thương mình – Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh

Ở đoạn trích này, Nguyễn Du đã lột tả một cách trần trụi phận đời éo le, tủi nhục của Kiều. Độc giả đã cảm nhận rõ nét nỗi đau đớn của Kiều và không khỏi thương cảm, xót xa. Và chính Kiều là người ý thức rõ nhất cảnh ngộ éo le ấy của mình:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã khắc họa khung cảnh chốn lầu xanh trụy lạc bằng những hình ảnh hết sức chân thực. “Bướm lả ong lơi” mở ra khung cảnh vô cùng dung tục. Ở đây, tác giả đã ví người kỹ nữ nư những bông hoa tươi đẹp, còn khách làng chơi tựa như loài ong, loài bướm. Nguyễn Du thật sự tinh tế khi dùng hình ảnh ong bướm để ẩn dụ cho khách hàng chơi. 

Nỗi thương mình khắc họa rõ nét cuộc sống tủi nhục của Thúy Kiều chốn lầu xanh

Trong chốn hồng lâu ấy, chỉ là những hình ảnh ăn chơi trụy lạc thâu đêm suốt sáng, đó là những “cuộc say đầy tháng” cùng nỗi khoái lạc từ những “trận cười suốt đêm”. Có lẽ với khách làng chơi đó những giây phút khoái lạc, nhưng với Thúy Kiều đây lại là sự xót xa, tủi nhục. Dường như giá trị của những kỹ nữ như Thúy Kiều ở chốn lầu xanh chỉ như một món đồ cho kẻ khác mua vui, người đến, kẻ đi “dập diu” cười đùa ngả ngớn. 

Những người kỹ nữ chốn lầu xanh ngày đêm tiếp khách chẳng phân biệt ngày đêm, chẳng cần biết khách là ai. Họ vẫn vui vẻ trao đổi với nhau thú vui xác thịt và đồng tiền rẻ mạt. Cuộc sống ấy cứ quẩn quanh, hết ngày này đến tháng khác, đến nỗi người kỹ nữ chẳng còn nhận ra chính bản thân mình nữa. Nguyễn Du đã khéo léo đưa vào đoạn trích hai nhân vật nổi danh trong lịch sử là Tống Ngọc – nổi danh với Phú Cao Đường kể về chuyện mây mưa của thần nữ Vu Sơn với tiên vương Sở quốc. Trường Khanh – người đã gảy khúc Phượng Cầu Hoàng để quyến rũ Trách Văn Quân, là một người phong lưu, giỏi chuyện trăng gió. 

Bằng những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, cùng những điển tích cổ, Nguyễn Du đã tái hiện rõ nét khung cảnh chốn lầu xanh nhuộm màu nhơ nhớp, chốn vui thú loạn lạc, hoang đường của những con người nơi đây. Ở đó, số phận người phụ nữ trở nên thấp kém, chỉ là những món đồ phục vụ cho sở thích dung tục, tầm thường. Cuộc đời của người kỹ nữ vì thế mà luôn chìm vào tăm tối và đầy xót xa, tủi nhục. 

  • Luận điểm 2: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều

Khắc họa số phận của kỹ nữ chốn lầu xanh cũng là để khắc họa nỗi tủi phận của Thúy Kiều. Cuộc đời Kiều đúng “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên dù chống cự, vùng vẫy thế nào, cuối cùng nàng cũng phải chấp nhận số phận. Để rồi sau mỗi cuộc vui thú xác thịt, Kiều tự nhìn lại tấm thân tàn tạ của mình nàng cảm thấy xót xa cho chính bản thân. 

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình 

Chỉ hai câu thơ thôi nhưng sao ta thấy đau đớn, xót xa đến vậy. Để quên đi nỗi chua xót về số phận mình, nỗi đắng cay, Kiều đã tìm đến hơi men. Thế nhưng, khi tỉnh nỗi đau ấy càng thấm thía và như xát muối vào tim. Say của Thúy Kiều không phải tự chuốc say mình như Hồ Xuân Hương, mà đó là bắt buộc. Thân phận người kỹ nữ bắt buộc phải nâng chén với đủ loại khách làng chơi. Việc ấy cứ liên tục mỗi ngày, khi tỉnh giấc thì tiệc đã tàn, người đã tan. Lúc này, giữa không gian tĩnh lặng ấy, Kiều mới chợt “giật mình” nhìn lại tấm thân tàn mà không khỏi xót xa. 

Giữa chốn phong trần, Thúy Kiều cảm thấy cô đơn, tủi hổ

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Kiều ý thức được thân phận bèo bọt của mình nơi chốn lầu xanh. Thế nên, trong một phút chốc nàng đã nhớ về cuộc sống êm đềm trước kia. “Khi sao phong gấm rủ là” đó là cuộc sống trong sự bao bọc của cha mẹ, chẳng cần quan tâm tới chốn phong trần. Vậy mà “giờ sao tan tác như hoa giữa đường”. Lấy sự tươi đẹp của quá khứ để làm nổi bật lên cuộc sống ê chề, xót xa đến tận cùng. Vẫn là “trướng rủ màn che” nhưng giờ lại là cuộc sống buôn phấn bán hương cho người chẳng quen biết. Thế mới thấy được nỗi xót xa của Thúy Kiều. 

Nguyễn Du đã khéo léo khắc họa lời tự sự của Thúy Kiều. Cuộc sống giờ đây nàng bị chà đạp không thương tiếc. Khuôn mặt ngại ngùng, e ấp chốn khuê phòng xưa kia giờ đã “dày gió dạn sương”, ngày ngày phải chường ra tiếp rượu cho người ta ngắm nghía, ôm ấp. Càng nghĩ đến bản thân, Thúy Kiều càng chán chường, chỉ còn có thể thốt lên những lời thở than chua xót “thân sao bướm chán ong chường”. Qua đó, ta càng cảm thương số phận của nàng Kiều. Dường như ý thức được tấm thân tàn tạ, rẻ mạt của mình, nên Kiều chẳng còn thiết tha gì:

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì

Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu

Giữa chốn phong trần ấy, dù phận liễu yếu đào tơ bị vùi dập, bị coi thường, nhưng Kiều vẫn mạnh mẽ, cố giữ cho mình cốt cách thanh cao. Bốn bề lầu xanh đâu đâu cũng có “mưa Sở mây Tần” nhưng Kiều cũng chẳng để tâm. Dường như những thú vui hoan lạc, tầm thường ấy chẳng làm ảnh hưởng đến tâm hồn vốn đã chết lặng của Kiều. Với người khác, những cuộc vui thâu đêm suốt sáng ấy chính là xuân, còn với Kiều những thứ ấy cũng như gió thoảng mây trôi. 

  • Luận điểm 3: Sự cô đơn, đau khổ của Kiều 

Sống trong sự tủi nhục, đau đớn cả thể xác và tâm hồn, giờ đây Kiều chỉ như một cái xác vật vờ chốn lầu xanh. Tâm trí nàng chẳng màng đến những thú vui tầm thường ấy. Có lẽ chính vì tâm trạng của người, đã khiến tâm trạng của thiên nhiên trở nên u ám. 

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Đó là những câu thơ đắt giá nhất, diễn tả chính xác hoàn cảnh éo le của Thúy Kiều. Dù xung quanh đều là những cuộc vui tối ngày, nhưng với Kiều nó đều tầm thường hết cả. Có lẽ từ khi bước chân vào chốn này, Kiều đã trở nên không màng nhân tình thế thái. Đối với Thúy Kiều mọi cảnh vật, con người nơi đây đều là giả tạo, nàng không tìm được tri âm, tri kỷ. 

Kiều chẳng màng tới nhân tình thế thái, cố giữ lấy cốt cách của mình

Ở đây, Nguyễn Du đã hết sức tinh tế khi dùng những từ ngữ chắt lọc để miêu tả về đám người dung tục, tầm thường nhưng vẫn luôn thể hiện mình là kẻ có văn hóa. 

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

Câu thơ ấy thể hiện sự mỉa mai đối với những khách làng chơi ở chốn lầu xanh. Kiểu vốn là một người “cầm kỳ thi họa” thế nên khi nhìn thấy sự giả tạo ấy, nàng không ngừng cảm thán. Đó là những điều mà nàng yêu thích trước đây, thế nhưng giờ đây dưới con mắt của những kẻ làng chơi, nàng lại thấy nó thật tẻ nhạt, chán chường. Và giữa chốn phong trần này, chính tài sắc vẹn toàn của Kiều lại là sự trêu ngươi chua xót. 

Những điều Kiều làm trong chốn lầu xanh ấy chỉ là gượng gạo. Bởi nàng biết dù có phản kháng thế nào nàng vẫn không thể thoát khỏi nó. Ngay cả khi tìm đến cái chết, nàng cũng đâu thể trốn tránh được số phận đâu. 

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai

Ở chốn đó nàng muốn tìm một tri âm, tri kỷ. Ấy thế nhưng những kẻ đến đây đều vì mến mộ, thèm khát nhan sắc, tài năng của Kiều. Chẳng một ai thật tâm, thật tình đến để chia sẻ tâm sự cùng nàng. Thế nên những kẻ ấy chỉ là một phút thoáng qua. Vì thế càng làm cho Kiều cảm thấy mình cô đơn, hiu quạnh và xót xa đến tột cùng. 

Lời kết

Phân tích Nỗi thương mình ta càng hiểu rõ hơn nỗi thương cảm xót xa cho kiếp hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều. Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn ấy đã bị cuộc sống chốn phong trần vùi dập không thương tiếc. Đến mức tâm hồn Kiều như chết lặng vì quá đau đớn. Qua đoạn trích ấy, ta cũng thấy rõ tấm lòng nhân đạo mà Nguyễn Du đã trao gửi, cảm thông cho Thúy Kiều. Chính vì thế ông đã đề cao nhân phẩm tốt đẹp của nàng, dù chìm đắm trong chốn dung tục tầm thường, nhưng Kiều vẫn giữ được cốt cách tâm hồn, không bị cuốn theo lối sống trụy lạc ấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *