Phân tích bài thơ Vội vàng để thấy tâm trạng trăn trở, khắc khoải trước những khúc quanh của cuộc đời của Xuân Diệu. Nơi mà mọi thứ đến nhưng rồi vội vàng rời đi.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Vội vàng của tác giả Xuân Diệu
Mở bài
Xuân Diệu là nhà thơ có phong cách sáng tác riêng biệt so với những người cùng thời. Cái tôi trong thơ văn của ông được thể hiện một cách mãnh liệt và sống động hơn cả. Tác phẩm Vội vàng là kết tinh những điểm nhấn lắng đọng và sâu sắc nhất của tinh thần thơ Xuân Diệu. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng tinh thần của Vội vàng vẫn là bài học để thế hệ sau biết trân quý trước những điều đang trải qua. Phân tích bài thơ Vội vàng với những thủ pháp nghệ thuật và tầng lớp giá trị được Xuân Diệu biểu đạt.
Thân bài
Xuân Diệu (1916 – 1985), là một nhà thơ “mới nhất trong số những nhà thơ mới” của Việt Nam giai đoạn 1936 – 1944. Những tác phẩm của ông đều thể hiện được nét trữ tình mà da diết. Từng vần thơ không chỉ mang giá trị văn học nghệ thuật, mà còn là những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, cách sống. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, Xuân Diệu đã vẽ nên được bức tranh đầy mê hoặc qua các tập thơ Gửi hương cho gió, Thông vàng,…
Tập Thơ thơ (1938) được ra đời trong giai đoạn hoàng kim của Xuân Diệu. Tác phẩm như mở ra một khung trời mới, nhặt nhạnh những mảnh vụn dung dị nhất trong cuộc sống để vun đắp nền khu rừng đầy xuân sắc. Vội vàng là một nhành cây đầy sống động trong khu vườn đó.
- Luận điểm 1: Điểm nhấn tưởng chừng như lệch nhịp, nhưng lại đầy sáng tạo
Xuân Diệu là nhà thơ đầy táo bạo. Sự liều lĩnh, phá vỡ những khuôn mẫu của Xuân Diệu là điều làm nên điểm độc đáo trong thơ văn của ông. Bốn câu đầu trong tác phẩm Vội vàng có thể minh chứng cho sự táo bạo đó.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Vào giữa thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến. Những nỗi lo về cuộc trường kỳ đấu tranh đã làm cho các thanh niên thế hệ đó bị cuốn vào guồng quay thời cuộc. Xuân Diệu là một con người giữa cuộc đời. Thơ của ông thể hiện những trăn trở “con người” nhất. Những yếu tố vận động của tự nhiên như “nắng”, “gió” đối với Xuân Diệu đều là những niềm yêu quý giá. Ông muốn “tắt chúng đi” muốn “buộc chúng lại” để giữ chúng mãi bên mình. Những khao khát mang tính “Trái quy luật đó” cũng được đặt trong các câu thơ lệch nhịp so với toàn bài.
Ngay từ đầu bài, Xuân Diệu đã đặt bốn câu thơ mang ý nghĩa bao quát tinh thần của toàn bài. Sự lệch nhịp trong các câu thơ đầu dường như phản ánh đúng những sắc thái riêng biệt mà thơ Xuân Diệu hướng tới so với các trường phái thơ ca trong thời kỳ kháng chiến.
- Luận điểm 2: Vẻ đẹp trần gian hiện lên đầy sống động
Ẩn đằng sau sự ngông cuồng và bướng bỉnh của Xuân Diệu là tình yêu tha thiết đối với cuộc đời, với con người. Cũng chính nhờ vào tinh thần đó mà nhà thơ đã nhìn thấy những nhãn quan rực rỡ của thiên nhiên:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si”
Một bức tranh đầy sống động gợi lên các giác quan với hình ảnh, âm thanh, màu sắc, những chuyển động tinh tế của vạn vật được mở ra. Điệp ngữ “Này đây” liên tục được lặp lại thể hiện cái háo hức và rạo rực của một tâm hồn nhạy cảm. Khi trước những điều tưởng chừng như dung dị của trần gian.
Thiên nhiên trong Vội vàng hiện ra đầy mời gọi, tươi tắn đến tuyệt vời. Khiến cho những ai vô tình đọc qua đều chợt nhận ra bản thân đã bỏ lỡ quá nhiều điều tươi đẹp đến thế trong đời.
Mùa xuân đến mang theo những ánh sáng diệu kỳ rọi chiếu khắp trần gian. Có lẽ vậy mà Xuân Diệu cảm thấy “Tháng giêng ngon như cặp môi gần” . Người thi sĩ Xuân Diệu là người có nhiều cảm xúc với tình yêu. Nên những liên tưởng của ông về thiên nhiên tựa như vẻ đẹp của sự gần gũi giữa con người cũng mang đặc trưng bản sắc thơ của ông.
Những trải nghiệm của Xuân Diệu về thiên nhiên cũng được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với thời gian. Mùa xuân, tuổi trẻ hay tình yêu đều là những thứ đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người. Nhưng chúng không vô hạn, mà hữu hạn. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” thể hiện các tầng lớp ý nghĩa và giá trị triết học sâu sắc về thế giới quan. Mỗi người chúng ta không phải chỉ đang sống, chúng ta còn đang dần chết đi. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống “Vội vàng”, trân trọng và khao khát từng ngày trong cuộc đời. Đó là những giá trị mà mỗi người cần nắm giữ, bên cạnh nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng với đất nước trong giai đoạn đó.
Kết lại
Vội vàng là áng thơ trữ tình. Nhưng nó không chỉ đơn thuần là những câu từ phi hiện thực. Thông qua sự phá cách trong thể hiện, tinh thần đầy hấp dẫn, Xuân Diệu thể hiện những triết lý sống giản đơn nhất. Tinh thần thơ Xuân Diệu dù đã trải qua nhiều năm, nhưng vẫn đem đến cho thế hệ trẻ một tuyên ngôn đầy hào sảng. Hãy sống Vội vàng, sống như chỉ một lần được sống. Bài Phân tích bài thơ Vội vàng trên đây là một mặt cắt triết lý được Xuân Diệu gửi gắm, với giọng thơ Vồn vã, nhịp điệu nhanh.