Thông tin phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dưới đây sẽ giúp người đọc rõ hơn về giá trị nội dung đằng sau và cả thủ pháp nghệ thuật độc đáo.
Bạn đang đọc: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ cực hay
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là truyện nằm trong tập Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Đây được xem là truyện tiêu biểu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Tác phẩm không chỉ là lời ca ngợi người anh hùng dũng cảm vì dân mà còn là lời lên án bọn giặc tàn ác. Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chúng ta sẽ dễ dàng thấu hiểu hơn về điều này.
Mở bài
Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, xuất thân trong gia đình có cha đỗ tiến sĩ. Ông từ đi thi và ra làm quan nhưng sau đó về sống ẩn giật. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện trong Truyền Kì Mạn Lục. Tác phẩm với nội dung đề cao tinh thần dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn. Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng công lý sẽ luôn chiến thắng và lên án sâu sắc tội ác của lũ giặc ngoại xâm.
Bằng việc phân tích các luận điểm, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của truyện.
Thân bài
- Luận điểm 1 là lời giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn
Ngô Tử Văn được tác giả giới thiệu với cái tên đơn giản dễ nhớ là Soạn. Chàng là người của vùng đất Lạng Giang, cụ thể là ở huyện Yên Dũng. Vốn là người “khẳng khái nóng nảy” nên khi “thấy sự tà gian” chàng “không thể chịu được“. Chàng Soạn được giới thiệu một cách trực tiếp không dùng quá nhiều từ hoa mỹ nên để lại ấn tượng khá mạnh mẽ. Khi đọc vào, người ta có thể nhớ ngay mà không cần phải cần thời gian quá lâu.
Chính tính cách này của Tử Văn đã dẫn đến hành động đốt đền và câu chuyện đằng sau. Từ đó, hình ảnh của chàng cùng phẩm chất tốt đẹp sẽ hiện lên rõ nét hơn.
- Luận điểm 2: Cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn ở trần gian
Tên họ Thôi là tướng giặc của quân Minh. Khi giao chiến với quân ta, hắn đã chết và chiếm lấy đền thờ Thổ công gần đó. Từ đó, hắn bắt đầu tác oai trong dân gian và quấy nhiễu dân làng. Cuộc sống vốn bình yên giờ đây lại có nhiều điều rối rắm khiến dân làng sợ hãi. Đứng trước sự hống hách, tàn ác ấy, chàng Văn đã rất tức giận và quyết định đốt đền để tiêu diệt tên tướng giặc. Đây là quyết định táo bạo chỉ những con người dũng cảm, thương dân mới dám làm. Và hơn hết là Tử Văn tin vào chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng.
Trước khi đốt đền, chàng đã tắm rửa sạch sẽ và khấn Trời. Đây là hành động thể hiện niềm tin của chàng vào chính nghĩa. Chàng dùng thái độ chân thành nhất để cầu mong Trời ủng hộ. Như vậy, hành động đốt đền của chàng không phải là phá hoại mà xuất phát từ mục đích tốt đẹp, cao cả. “Lúc ấy, mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn nhưng chàng vẫn vung tay, không cần gì cả“. Chi tiết này thể hiện sự kiên quyết không dễ bị tác động bởi bất kỳ ai. Phải suy nghĩ rất kỹ, chàng mới quyết định chứ không phải là hành động bộc phát nhất thời.
Sau khi đốt đền, Tử Văn đã lên cơn sốt, “người mê mệt”. Đây cũng là lúc mà chàng gặp phải hồn ma của tướng giặc. Hắn đã dùng lời lẽ hăm dọa “biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ”, “nếu không thì vô cơ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”. Mặc dù lời đe dọa đáng sợ nhưng chàng vẫn không hề nao núng tinh thần. Thái độ thản nhiên của con người dũng cảm, tự tin. “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không” là lời nói của chàng với thổ thần. Điều này không thể hiện sự sợ hãi mà chính là muốn biết rõ kẻ thù để mà đối phó.
- Luận điểm 3: Cuộc đấu tranh ở Minh Ti để giành lại công lý
Vì quyết tâm không dựng lại đền nên chàng đã bị quỷ sứ bắt đi trong đêm.
Cuộc chiến với hồn ma từ trần gian lại chuyển xuống Minh Ti. Diêm Vương vì nghĩ Tử Văn có tội nên đã dùng uy lực đe dọa, quát mắng. Thế nhưng, chàng vẫn rất mạnh mẽ bình tĩnh kể lại mọi chuyện. Lời nói của chàng vô cùng đanh thép, không hệ nhún nhường.Điều này cho thấy Tử Văn không chỉ dũng cảm mà còn là người có đầu óc. Chàng muốn đòi lại sự công bằng cho chính mình và cả dân làng.
Diêm Vương vì bị vẻ giả nhân giả nghĩa của tên họ Thôi đánh lừa đã tin nhầm. Thế những, Tử Văn vẫn không bỏ cuộc xin người xuống Tản Viên để chứng thực. Trải qua mọi chuyện thì cuối cùng sự việc được sáng tỏ. Tử Văn đã thắng kiện. Điều này cho thấy được khí phách và cả sự can đảm của Ngô Tử Văn. Không vì Minh Ti đáng sợ, vì kẻ thù hung ác mà chùn bước. Chàng luôn tin rằng, điều đúng đắn là công lý, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Chưa dừng lại ở đó, cuộc đấu tranh này còn cho chúng ta thấy được bộ mặt gian xảo của hồn ma tướng giặc. Chúng không chỉ làm hại dân ta khi còn sống mà đến khi là hồn ma vất vưởng vẫn có thể tác oai tác quái. Dùng một chút tình tiết kỳ bí đề nói về sự tàn độc của giặc ngoại xâm ở thời bấy giờ.
- Luận điểm 4: Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên
Mọi chuyện sáng tỏ, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên. Đây là chi tiết khá nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn. Tác giả muốn người đọc tin rằng “người ở hiền sẽ gặp lành”. Đây là câu nói mà ông bà ta vẫn luôn tin từ xưa đến nay.
Chức vụ mà Tử Văn nhận được chính là phần thưởng cho sự dũng cảm, khẳng khái của chàng. Nhờ diệt trừ cái ác mà dân làng đã được sống yên bình. Nỗi oan của Tử Văn và danh dự của Thổ thần cũng được làm sáng tỏ. Những chi tiết này là minh chứng cho chân lý “cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác”. Thêm vào đó, yếu tố Tử Văn nhận chức còn mang ý nghĩa khác. Đó là khát vọng của nhân dân về vị quan có những phẩm chất tốt đẹp, thanh liêm, chính trực.
- Luận điểm 5: Đánh giá nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
Một trong những điểm đặc sắc nhất của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đó là chi tiết kì ảo, hoang đường. Thực tế liệu rằng có hồn ma hay không và con người có thể gặp Diêm Vương hay không? Tất cả những chi tiết này được xây dựng tưởng phi lí nhưng lại khá thuyết phục. Nó khiến cho mạch truyện trở nên mạch lạc hơn. Đi kèm với đó là những tình huống giàu kịch tính góp phần khiến cho câu chuyện trở nên cao trào hơn. Những nút thắt được khơi gợi và tháo ra từ từ vô cùng logic.
Bên cạnh đó, tác giả còn xây dựng tính cách nhân vật một cách trực tiếp qua hành động, lời nói. Như vậy, người đọc có thể dễ dàng thấu hiểu và cảm nhận. Ngoài ra, nhờ phong cách kể chuyện đầy tự nhiên cùng giọng văn gần gũi đã mang đến cho người đọc những ấn tượng nhất định.
Lời kết
Đọc những thông tin phân tích chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mỗi người sẽ hiểu rõ hơn về nội dung đằng sau tác phẩm cùng với đó là những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngô Tử Văn chính là nhân vật đại diện cho công lý, chính nghĩa yêu thương dân làng.
Qua hình ảnh ấy, tác giả muốn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người dùng cảm, kiên cường và lên ác tội ác của bọn giặc ngoại xâm. Và đặc biệt, chúng ta nên tin rằng, cuộc đời này cái thiện luôn chiến thắng cái ác và những người ở hiền sẽ gặp điều lành.