Phân tích 14 câu đầu bài Trao Duyên để thấu hiểu nỗi lòng của Kiều khi quyết định gửi gắm tình yêu của mình lại cho Thuý Vân, kèm bao nhiêu đau xót, lưu luyến.
Bạn đang đọc: Phân Tích 14 Câu Đầu Bài Trao Duyên Của Nguyễn Du Văn Mẫu Tham Khảo
Nguyễn Du là tác giả của bài thơ Trao Duyên, được trích từ “Truyện Kiều”. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn, để lại cho đời vô số tác phẩm giá trị, niềm tự hào của dân tộc ta. Ông sinh ra và lớn lên dưới chế độ phong kiến, chứng kiến nhiều sự bất bình trong cuộc sống thời xưa. Truyện Kiều được viết tại Trung Quốc, đây là một kiệt tác của Nguyễn Du. Cùng phân tích 14 câu đầu bài Trao Duyên để cảm nhận sự đau xót, tiếc nuối của Thuý Kiều khi giành lại tình yêu duy nhất cho em gái.
Phân tích chi tiết 14 câu đầu bài thơ Trao Duyên
Bài thơ Trao Duyên nói về ba nhân vật Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng khi số phận đưa đẩy họ vào một tình huống khó. Thuý Kiều và Kim Trọng yêu nhau, trước hoàn cảnh gia đình gặp nạn, Kiều chọn chữ hiếu, bán mình chuộc cha. Kim Trọng vẫn luôn chờ đợi Kiều nhưng lại bén duyên cùng em gái Thuý Vân. Khi Kiều may mắn sống sót trở về, cô mở lời với em gái:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
Cô chị Thuý Kiều đã rất thật tâm, dùng những lời lẽ chân tình và trò chuyện cùng em gái. Kiều dùng từ “cậy” thật ấn tượng, khéo léo để truyền đạt đến em gái. Cậy là giao phó tất cả cho em, còn nhờ thì Vân có thể nhận hoặc từ chối. Cô thương em gái mình hơn ai hết, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc đời mình. Kiều trao hết những gì mình có, tin tưởng vào Vân, hy vọng em sẽ có cuộc sống tốt. Kiều là chị nhưng không hề bắt ép em gái, cô sẵn sàng “lạy rồi sẽ thưa”, để Vân bằng lòng.
Phân tích 14 câu đầu bài Trao Duyên để hiểu rõ hơn về con người cũng như tấm lòng của nhân vật. Kiều đặt mình ở vị trí thấp hơn, chia sẻ cùng Vân như một người lớn. Kiều van xin Vân, bằng những từ ngữ như đấng bề trên, kể cả “thưa”, “lạy”. Đây đều là những lời nói bắt đầu, dẫn dắt vào câu chuyện chính. Điều mà Kiều sắp nói ra sẽ khá khó khăn để Vân quyết định. Kiều có cả “gánh tương tư” nhưng không trọn vẹn, giữa đường bị đứt, tình yêu cũng tan biến.
Tình yêu đó là của Kiều, khi trao lại cho Vân đã là “tơ thừa”, nên cô xin em hãy thương chị. Mặc dù Vân còn quá trẻ, chưa tình trả về tình yêu, còn rất thơ ngây. Kiều trao nhân duyên của mình lại cho Vân, xin em hãy xây dựng, chăm sóc, vun vén cho tình yêu ấy.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Từ khi gặp gỡ Kim Trọng, Kiều rung động con tim, đêm ngày nhớ về chàng. Họ đã từng hẹn ước cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Tuy nhiên mọi thứ không như ý muốn, sóng gió ập tới, Kiều không thể trọn hiếu mà vẫn nguyên vẹn tình yêu. Vì thương cha mẹ, Kiều bán thân, phải chịu một chuỗi ngày u ám về sau. Vân đang độ tuổi thanh xuân đẹp nhất, tình cảm sẽ từ từ vun đắp, gầy dựng nên. Kiều hy vọng Vân sẽ vì tình nghĩa chị em mà đồng ý lời cầu xin của cô. Như vậy, dù sau này số phận có ra sao, Kiều cũng an lòng mà ra đi, chấp nhận số phận.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Kiều gửi lại kỷ vật tình yêu cho em gái, gồm “chiếc thoa với bức tờ mây”. Tuy nhiên, Kiều chỉ muốn giữ lại tình yêu cho riêng mình. Kiều còn nhắn nhủ đến Vân, dù sau này hạnh phúc cùng chồng, hãy luôn nhớ đến người chị bạc mệnh này. Kiều rời bỏ Kim Trọng, nhưng tin chắc rằng em gái mình sẽ chăm sóc tốt cho chàng. Kiều là người giỏi cầm, kỳ, thi , hoạ, đã cùng Trọng gãy khúc nhạc tình yêu. Những việc đã làm cùng nhau từ nay trở đi chỉ còn là kỷ niệm.
Kiều biết thân phận mình sớm lụi tàn, chỉ có thể trở về theo hướng tâm linh. Vân một khi thấy ngọn cỏ, cành cây bị gió đẩy, thì đó là dấu hiệu Kiều về thăm. Câu thơ nghe thật bi ai, Kiều đúng nghĩa tài hoa bạc mệnh. Lời thề mà cô đã hứa với Kim Trọng sẽ không bao giờ quên.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Phần cuối bài thơ Trao Duyên, Kiều đau xót trước quyết định của cuộc đời mình. “Bây giờ trâm gãy bình tan”, cuộc đời Kiều không còn gì để níu giữ. Bao nhiêu “ái ân” với Kim Trọng và vô số, nhưng giờ đều là những kỉ niệm đẹp.
Kết bài
Phân tích 14 câu đầu bài Trao Duyên để thấu hiểu nỗi lòng của Thuý Kiều. Tính cách của Vân và Kiều được Nguyễn Du miêu tả hoàn toàn đối ngược. Một người chân thật, bình thường, còn người kia thì rất đỗi phi thường. Thuý Vân còn ngây thơ, trong sáng, chưa trải đời, thì Kiều đã gặp vô vàn sóng gió. Kiều là một người giàu đức hy sinh, hiếu thảo, biết trân trọng tình yêu, cuộc sống.