Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Văn mẫu tham khảo đạt điểm cao

Tìm hiểu, phân tích bài thơ Ánh Trăng sẽ chúng ta thấu hiểu hơn tình cảm của con người thông qua hình ảnh ánh trăng là biểu hiện của quá khứ so với hiện tại.

Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Văn mẫu tham khảo đạt điểm cao

Ánh Trăng là đề tài được nhiều nhà thơ sử dụng để đưa vào tác phẩm của mình. Ánh Trăng không chỉ đẹp mà còn gợi lên trong lòng mỗi người rất nhiều cảm xúc. Và Nguyễn Duy cũng vậy. Khi nhìn ánh trăng ông đã nhớ về quá khứ khi xưa. Từ đó, cảm xúc trong lòng ông về ánh trăng và con người hiện tại cũng được trỗi dậy mạnh mẽ. Hãy cùng phân tích bài thơ Ánh Trăng để hiểu rõ hơn về tâm trạng cũng như tâm tư mà tác giả gửi gắm. 

Phân tích bài thơ Ánh Trăng chi tiết 

Là nhà thơ trưởng thành từ cuộc chiến chống Mỹ, Nguyễn Duy đã có nhiều sáng tác để đời. Những tác phẩm của ông không mang nét mạnh mẽ, gai góc mà lại nhẹ nhàng và mộc mạc. Đọc bài thơ của Nguyễn Duy chúng ta sẽ cảm nhận được sự gần gũi và rất đỗi quen thuộc. 

Bài thơ Ánh Trăng được rút ra từ tác phẩm cùng tên sáng tác vào năm 1978. Nội dung chính của bài thơ xoay quanh hình ảnh “Ánh trăng” với cách nhìn chân thực và sâu sắc về quá khứ và cả cuộc sống hiện tại. 

Để hiểu rõ hơn về tâm trạng cũng như cảm nhận của nhà thơ qua hình ảnh ánh trăng, chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích chi tiết hơn qua các luận điểm dưới đây. 

  • Luận điểm 1: Hình ảnh vầng trăng của quá khứ 

Hình ảnh ánh trăng được tác giả nhắc đến xuyên suốt ở 4 khổ thơ. Đó là những dòng suy nghĩ, hoài niệm về quá khứ, hiện tại của đời người. Mặc dù hình ảnh trăng rất vô tri vô giác nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy được tình cảm, cảm xúc từ tận trái tim. 

Ánh trăng trong quá khứ

“Hồi nhỏ sống với đồng 

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ”

Hình ảnh ánh trăng hiện lên vô cùng thân thuộc gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu. Bên cạnh đó là những năm tháng chiến tranh vô cùng khốc liệt. Ánh trăng hiện diện nơi cánh đồng mênh mông, nơi con sông đổ ra bể và ở trên những ngọn cây trong rừng. Dù là đi đâu thì chúng ta vẫn thấy ánh trăng đồng hành cùng và cuối cùng trở thành “tri kỷ“. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật để nhân hóa ánh trăng như người bạn tri kỷ với tấm lòng thủy chung son sắt. Sự quấn quýt ấy sẽ khiến cho người đọc cảm nhận được sự trân quý. 

“Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên 

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Dù là ở đâu thì con người cũng “không bao giờ quên” cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Từ “ngỡ” như dấu hiệu của sự rạn nứt để bắt đầu cho sự lãng quên ở những câu thơ tiếp theo. 

  • Luận điểm 2: Hình ảnh vầng trăng ở hiện tại

“Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương 

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Cuộc sống nơi đô thị hiện lên với điện đường chói lọi với tiện nghi đầy đủ. Tất cả những điều này đã khiến cho tác giả và chính con người quên đi người bạn năm xưa. Giọng thơ nhẹ nhàng mang tâm tình khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng xót xa. Chưa dừng lại ở đó, cụm từ “người dưng” còn khiến chúng ta cảm thấy vô cùng xót xa hơn. Mặc dù đã từng là tri kỷ tưởng như không bao giờ quên nhưng giờ đây lại lại người dưng qua đường. Sự thay đổi khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng đau nhói từ tận trong tim. 

  • Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả về ánh trăng và con người 

“Thình lình đèn điện tắt 

Phòng Buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn” 

Một sự thay đổi đột ngột khiến cho bản thân tác giả giật mình. Vì sự bận rộn với cuộc sống đủ đầy mà nhân vật đã quên đi ánh trăng. Sự chói lọi của đèn điện khiến ánh trăng trở nên mờ nhạt. Thế nhưng, khi “đèn điện tắt” thình lình thì con người ta chợt nhận ra chính tâm tư của mình đã thay đổi. “bật tung cửa sổ” như cách để diễn tả sự đột ngột và thảng thốt của nhân vật. Nhưng nhờ hành động đó mà con người lại một lần nữa nhìn thấy ánh trăng tròn. 

Ánh trăng nơi thành thị xa hoa

“Vầng trăng tròn vành vạnh 

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Đọc đến những câu thơ này, chúng ta đã phần nào cảm nhận được sự vô tình cùng với những sự đổi thay của con người. Ánh trăng vẫn thế chỉ có con người là thay đổi. Những từ ngữ như “vành vạnh”, “phăng phắc” lại khiến con người cảm thấy giật mình. Dù con người thay đổi nhưng ánh trăng vẫn thế, vẫn bao dung. 

Lời kết

Với tứ thơ độc đáo cùng cách viết mới mẻ, bài thơ đã để lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc. Phân tích bài thơ Ánh Trăng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được tình cảm của con người ánh trăng ở quá khứ và hiện tại. 

Đồng thời, bài thơ còn là sự ray rứt về tấm lòng đổi thay với “người bạn tri kỷ” luôn ở bên ta. Ánh trăng vẫn mãi thế, chỉ có con người là thay lòng đổi dạ. Thế nhưng, ánh trăng ấy vẫn mãi bao dung, vẫn mãi bên cạnh chúng ta từ quá khứ đến hiện tại. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *