Bài mẫu phân tích khổ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Phân tích khổ cuối bài Sang thu, ta sẽ thấy được trái tim yêu mến thiên nhiên, cuộc đời của tác giả Hữu Thỉnh.

Bạn đang đọc: Bài mẫu phân tích khổ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Bài mẫu phân tích khổ cuối bài Sang thu

Thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca. Và mùa thu được xem là thời điểm khiến thi sĩ rung cảm, gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm nhất. Hữu Thỉnh, với trái tim yêu mến thiên nhiên, cuộc đời, cũng đã biết nên áng thơ Sang thu. Thông qua việc phân tích khổ cuối bài Sang thu, ta sẽ thấy rõ phong cách thơ cũng như cái nhìn về nhân sinh sâu sắc, độc đáo của tác giả.

  • Khái quát tác giả, tác phẩm

Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thế nhưng, thơ ông không gan góc, mạnh mẽ mà luôn chất chứa rất nhiều tình cảm. Ông thường xuyên viết về đề tài nông thôn, mùa thu, ẩn chứa trong đó là nhiều triết lý về con người, cuộc đời. Lời thơ của Hữu Thịnh luôn mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước thiên nhiên, đất trời. Những biến chuyển tinh tế, nhẹ nhàng của không gian, qua lời thơ của ông trở nên gần gũi, mang đậm thích tâm hồn Việt với nhiều xúc cảm mãnh liệt. Chính vì thế, thơ Hữu Thỉnh dễ nghe, dễ cảm, ám ảnh tâm trí người đọc và nương lại trong tâm hồn mỗi người những suy ngẫm khó diễn tả thành lời.

Chân dung tác giả Hữu Thỉnh

Bài thơ Sang thu được viết vào năm 1977, là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Đây là một bức tranh thu trong sáng, yên bình ở vùng nông thôn nơi đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù đã có rất nhiều những bài thơ nổi tiếng viết về mùa thu, thế nhưng những lời thơ của hữu thỉnh vẫn mang rất nhiều nét độc đáo, nổi bật, chiếm một vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ không chỉ là cảm nhận tinh tế của tác giả về những tín hiệu mùa thu, miêu tả rõ nét những biến chuyển tinh tế của không gian đất trời; mà con gửi gắm những tâm tư, suy ngẫm sâu sắc, nhiều trải nghiệm của một tác giả đã kinh qua nhiều thử thách. Thông qua khổ cuối của bài thơ, ta sẽ thấy rõ được những suy ngẫm ấy được bộc lộ một cách rất thơ, rất đời. Và những cảm nhận của tác giả khi tiết trời chuyển sang thu đã được thể hiện rõ nét nhất ở khổ thơ cuối:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng 

Đã vơi dần cơn mưa 

Sấm cũng bớt bất ngờ 

Trên hàng cây đứng tuổi”

  • Luận điểm 1: Cảm nhận thực của tác giả trước khoảnh khắc sang thu

Ở khổ thuốc cuối này, tác giả lại tiếp tục thể hiện những cảm nhận chân thực của mình trước những khoảnh khắc chuyển mình giữa hai mùa hạ – thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa”

Các tính từ “vẫn còn”, “vơi dần” âm chỉ mức độ bớt dần chỉ mức độ rằng mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu dần đậm nét hơn. “Nắng” là bình ảnh đặc trưng của mùa hạ, diễn tả cụ thể sắc thái thiên nhiên nổi bật của nó. Giờ đây, vào khoảnh khắc giao mùa, nắng cuối hạ dù vẫn còn nồng, còn sáng chói nhưng cũng đã yếu dần, nhạt dần, bởi gió se đã đến. Cơn gió đổi mùa đã làm dịu đi cái gay gắt của thiên nhiên, khiến ánh nắng không còn chói chang, dữ dội, khiến con người khó chịu nữa.

Đối lập với “nắng” là “mưa”. Vào khoảnh khắc giao mùa này, mưa cũng đã ít đi. Nếu như cơn mưa mùa hạ chút đến chợt đi thì giờ đây dường như đã hiền hòa hơn, “vơi” đi. Ở đây, tác giả đã sử dụng từ “vơi” có giá trị gợi tả sâu sắc. Nó giúp diễn tả rõ nét cái thưa dần, ít dần, hết dần của những cơn mưa rào bất ngờ, ào ạt, xối xả của mùa hạ.

Qua hai câu thơ, ta có thể cảm nhận được dường như mùa hạ vẫn còn đang vấn vương, nếu kéo điều gì khi thời gian cứ trôi đi. Thế nhưng không gì có thể ngăn lại được những bước chân trôi chảy của hiện thực. Thời gian vẫn cứ tuần hoàn, và mùa hạ trôi đi không nhanh, không chậm, làm con người ta xao xuyến, nuối tiếc theo. Đọc những lời thơ này của Hữu Thỉnh, ta bất giác nhớ đến Xuân Diệu thuần nào cũng vấn vương, nhớ nhung một mùa xuân dù đang sống và cảm nhận nó:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Phải yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc đời lắm thì những nhà thơ ấy mới vấn vương, tiếc nuối thời gian trôi chảy. Mặc dù không trực tiếp nói ra, thế nhưng ta vẫn cảm nhận được niềm yêu quý cuộc đời, mong muốn sống từng phút từng giây trọn vẹn của thi sĩ Hữu Thỉnh. Và chính nhờ những giây phút chuyển mình tinh tế của thiên nhiên, cảm xúc ấy mới có thể bộc lộ một cách rõ ràng nhất. 

  • Luận điểm 2: Suy ngẫm, triết lí của tác giả

Sau những tình cảm ẩn chứa trong lời thơ, đến hai câu thơ cuối, tác giả Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách rõ ràng những suy ngẫm, triết lý về cuộc sống, về mùa thu của đời người:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Đến đây, tác giả lại tiếp tục sử dụng một loạt các hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh “sấm” chỉ một hiện tượng tự nhiên của thời tiết, thường xuất hiện sau những cơn mưa lớn. Cuối hạ, đầu thu, không chỉ có anh nắng dịu đi, cơn mưa chậm lại, mà sấm cũng thưa thớt dần. Chúng không còn dữ dội để có thể làm lay động hàng cây nữa. Thiên nhiên dường như cũng dịu dàng hơn, ưu ái hơn đối với mùa thu. Chính điều đó đã làm cho mùa thu trở nên dịu nhẹ, tinh tế, làm con người ta xao xuyến.

Không chỉ thế, ở hai câu thơ này, tác giả còn thể hiện những ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Hình ảnh “sấm” còn là biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời con người. Cụm từ “bớt bất ngờ” đã được nhân hóa chỉ trạng thái của con người. Còn hình ảnh ẩn dụ “hàng cây đứng tuổi” không chỉ là hình ảnh tả thực của thiên nhiên chỉ những cây cổ thụ lâu năm, mà còn là biểu tượng của con người. Ở đây, tác giả không dùng từ “cây” mà là “hàng cây” để ám chỉ sự khăng khít, đoàn kết bền chặt. Đó là một thế hệ những con người đã trải qua biết bao khó khăn, vấp ngã, thất bại của cuộc sống. Những thăng trầm ấy của cuộc đời đã tôi luyện cho con người ta bản lĩnh vững vàng, không còn bất ngờ trước những biến đổi của thời gian, của hoàn cảnh nữa. Chính những sự từng trải ấy đã khiến họ trở nên mạnh mẽ, kiên cường, biết cách đối mặt với giông tố, khó khăn. Họ không còn xao động, lung lay, trước những cơn “sấm” ồn ã mà trở nên bình ổn, vững vàng hơn.

Con người cũng như cây cổ thụ, vững vàng trước giông tố cuộc đời

Trưởng thành trong quân đội, tác giả Hữu Thỉnh ý thức sâu sắc được giá trị của sự sống, của tự do. Được tôi luyện trải qua những khó khăn của cuộc đời, lời thơ của Hữu Thỉnh vừa sâu sắc lại vừa tinh tế. Ông không dùng đao to búa lớn để nói về cuộc đời mà chỉ nhẹ nhàng bộc lộ thông qua những hình ảnh thiên nhiên. Sâu xa hơn nữa, tác giả Hữu Thỉnh muốn hướng đến tình yêu Tổ quốc thiết tha, mãnh liệt. Ông đã bày tỏ thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ sức mạnh dũng cảm, kiên cường, kiên trung bất khuất và đoàn kết một lòng của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã tồn tại trong suốt những năm tháng chiến đấu gian khổ của nhân dân trong công cuộc bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc. Và đến bây giờ, những phẩm chất quý giá ấy vẫn được kế thừa, tiếp nối đến tận mai sau.

Thông qua lời thơ trên, tác giả Hữu Thỉnh còn muốn gửi gắm một quan điểm nhân sinh sâu sắc. Cũng giống như mùa thu yên bình và lặng lẽ, con người ta khi đã đến cái tuổi xế chiều, khi đã trải qua những năm tháng bão giông của cuộc đời, sẽ chẳng còn những bồng bột, nông nổi nữa. Đối mặt với những khó khăn, thử thách, ta sẽ thật bình tĩnh và nhẹ nhàng để cảm nhận, suy ngẫm, suy tư và bước qua nó một cách bình thản nhất.

Kết bài 

Với lời thơ nhẹ nhàng, tinh tế cùng những hình ảnh ẩn dụ độc đáo, tác giả Hữu Thỉnh đã viết nên một bản Sang thu Độc đáo, sâu sắc. Thông qua phân tích khổ cuối bài sang thu, ta sẽ thấy được đôi mắt yêu mến thiên nhiên, trái tim tinh tế cùng những suy ngẫm sâu sắc, dầu trải nghiệm của tác giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *