Văn mẫu phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm xuất sắc

Bài văn mẫu phân tích Nhàn của Nguyễn Bình khiêm dưới đây sẽ giúp cho các em hiểu hơn về bài thơ và phân tính chính xác từng luận điểm. Nhờ vậy các em dễ dàng đạt điểm cao trong các kì thi sắp tới.

Bạn đang đọc: Văn mẫu phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm xuất sắc

Phân tích Nhàn chi tiết

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm và đã từng làm quan. Ở đây, ông đã chứng kiến nhiều cảnh trái ngang nơi quan trường và mong muốn được về quê ở ẩn, thảnh thơi, an nhàn. Ông cũng được biết đến là nhà thơ nổi tiếng của hai tập thơ “Bạch Vân am thi tập” và “ Bạch Vân quốc ngữ thi”. Vời tài năng và tấm lòng nhân hậu của mình, tác giả đã cho ra đời tác phẩm “Nhà” nói về cuộc sống nhiều niềm vui, an nhàn nơi chốn quê nhà.

Ngay phần tiêu đề bài thơ chúng ta cũng có thể hình dung ra được nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. “Nhàn” chính là sự thảnh thơi cả về trong cuộc sống lẫn tâm hồn. Không cần phải bon chen nơi phố thị, quan trường, chỉ cần mỗi ngày được thả hồn mình vào cảnh quan quê hương sơn nước hữu tình, vườn rau ao cá, ăn uống đạm bạc, tâm hồn nhẹ nhàng cũng được coi là sống trong chốn bồng lai tiên cảnh rồi. Đặc biệt, càng đọc vào từng câu thơ, chúng ta sẽ càng thấm hơn cái tư duy, lối sống thanh tịnh, nhẹ nhàng mà tác giả gửi gắm vào từng chữ.

Mở đầu hai câu thơ, tác giả viết:

Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Phân tích nhàn cho thấy với phép lặp Một – một, tác giả cho thấy cuộc sống nơi đồng quê không hề nhàm chán mà lại rất vui, rất tao nhã. Bên cạnh tác giả luôn có những người bạn đồng hành đó là mai, là cuốc, là cần câu. Hình ảnh mai, cuốc cần câu mới giản dị và gần gũi làm sao. Đây là hình ảnh của những công cụ làm việc của người quê. Một vài câu thơ đầu thôi cũng đã vẽ lên được một bức tranh của miền quê Bắc Bộ. Đó là hình ảnh lão nông làm ruộng, câu cá thật an nhàn thảnh thơi quá đỗi. Đây có thể coi là cuộc sống đáng mơ ước của nhiều người, không phải suy tư lo nghĩ gì, cuộc sống cứ thể vui vẻ trôi qua mỗi ngày. Nhưng đâu phải ai cũng làm được, đâu phải ai cũng sẵn sàng dứt bỏ quan trường, danh lợi để về quê tận hưởng thú vui ao nhà. Ai cũng có lòng thâm Sân – Si – hận mà không thể buông bởi vậy mới khổ não, u sầu và trượt dài trong vòng danh lợi. Nhưng tác giả thì mặc kệ, ông đã không còn quan tâm đến những ánh hào quang bên ngoài, ông “an phận” với mảnh vườn, ao cá nhỏ, ngày ngày cuốc bẵm trồng cây nuôi cá sống một đời an nhiên như vậy thôi. Có thể nói, đây là một cuốc sống đáng ngưỡng mộ mà không phải ai cũng làm được.

Tiếp hai câu thơ sau, càng thấy được sự hiểu đời, thâm thúy của tác giả:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Có thực sự là tác giả đang “dại” hay không? Và có thực sự những người đang lao vào vòng danh lợi ngoài kia, sống trong xa hoa nơi quan trường phải là “khôn”? Chỉ với hai câu thơ thôi chúng ta mới thấy nó thâm thúy và sâu sắc thế nào. Phải một người đã học rộng hiểu cao, đi nhiều, trải nhiều sự đời mới thấy, cuối cùng mục đích con người cần đến là gì? Có phải tiền tài, danh vọng? Hay chính là sự bình yên trong tâm hồn và cuộc sống? Câu thơ trên của Nguyễn Bình Khiêm đã trả lời tất cả. Cái “dại” mà ông nói là cái mà ai cũng đang mong mốn và ghen tị. Ông rất khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, rất khiêm tốn và không phô trường. Người đời nói ta dại khi ta bỏ quan, ta về quê, ta nhận. Hãy cứ để cho người đơn khôn khéo, sống bon chen bên ngoài, tiền vàng đeo đầy người. Còn ta, ta cứ về quê tìm nơi vắng vẻ thanh tịnh sống một đời an yên, đêm ngủ ngon giấc, ngày vui đồng lúa ao sâu.

Hai câu thơ còn là cách chê khen khéo léo mà tác giả muốn nói đến. Tác giả không hề “bỏ trốn, hay rũ bỏ trách nhiệm” mà với một cốt cách thanh cao, tâm hồn đáng ngưỡng mộ như ông không thể sống giả dối nơi quan trường, ông thà dứt áo về quê sống đời bình an thanh thản còn hơn.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Phân tích nhàn – Hai câu thơ lột tả chân thật đời sống hàng ngày của tác giả. Mùa nào thức ấy vừa tốt cho sức khỏe vừa thanh đạm dễ tìm. Tuy không phải sơn hào hải vị nhưng những món ăn đồng quê lại vô cùng con và tác giả hài lòng với điều đó. Quê nhà đâu có thiếu gì đâu, một bát măng thôi cũng qua ngày.

Đặc biệt, xuân tắm hồ sen hạ tắm ao thì không khác gì cuộc sống nơi tiên cảnh. Khó có nơi nào sánh được, sống cùng thiên nhiên, hòa với thiên nhiên con người mới có thể hạnh phúc và hoàn thiện bản thân mình. Chỉ có thiên nhiên không bao giờ ngược đãi ta nếu ta sống hòa mình, tôn trọng tự nhiên thì tự nhiên sẽ cho ta tất cả những gì ta muốn.

Hai câu thơ nói lên đúng mong muốn và tinh thần của tác giả. Mong muốn về quê sống đời bình yên ăn rau ăn cháo nhẹ nhàng qua ngày, sinh hoạt giản đơn sống thanh thản. vậy là tác giả đã được như ý muốn của mình, thấy những thức quà của thiên nhiên rất đáng trân quý.

Đến hai câu kết, tác giả đúc kết lại tinh thần, cốt cách của mình:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Phân tích nhàn – Đối với một đời người mà nói, khó có ai có thể thoát khỏi vòng danh lợi, tiền tài, địa vị. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lại khác. Mặc dù Nguyễn Bình Khiêm cũng từng đỗ Trạng Nguyên, tiền bạc của cái không thiếu. Nhưng khi làm quan ông mới thấy rằng, phú quý chỉ là giấc chiêm bao. Tỉnh dậy rồi cũng sẽ tan vào mây khói mà thôi. Chỉ có ta – tâm hồn ta mới là điều tồn tại mãi mãi. Chỉ có ta mới biết ta muốn gì, hạnh phúc thực sự ở đâu? Đặc biệt, với một cốt cách tâm hồn thanh cao như Nguyễn Bình Khiểm thì việc rời xa phú quý trở về quê nhà là điều hiển nhiên. Ông dễ dàng buông được cuộc sống hào nhoáng kia, cái ông thấy đó là cuộc sống thanh thản trong tâm hồn.

Phải là người sống từng trải, hiểu đời sâu sắc thế nào tác giả mới thể thấy được chân lí của cuộc đời. Nhiều người phải đi hết gần cuộc đời mới nhận thấy, khi còn trẻ lao vào vòng thiêu thân cũng chỉ là chứng tỏ bản thân, cũng chỉ là dày vò bản thây đêm ngày tinh toán, cũng chỉ là những tháng ngày mệt mỏi triền miên. Để rồi khi về già mới thèm cuộc sống bình an, mới thầy hạnh phúc chính là sự bình an trong tâm hồn, la buông bỏ được.

Buông hết đi đừng ngập ngừng e ngại

Đời của mình chứ nào phải của ai

Trái đất tròn rồi mỗi thứ đổi thay

Nếu mệt mỏi hãy buông tay người ạ

(Trích bài thơ Buông – tác giả Tùng Trần)

Phân tích nhàn – Nếu ta thấy sớm được như tác giả, nếu ta sẵn sàng như Nguyễn Bình Khiêm sớm rũ bỏ quan trường, có lẽ đời người đã không phải khổ thế, được chạm đến hạnh phúc và bình an sớm. Điều này càng khẳng định cốt cách thanh cao, trái tim thiện lương và tầm nhìn rộng đã giúp tác giả sớm nhìn được những đau khổ ở đời và từ bỏ cuộc sống quan trường, lui về ở ẩn, sống đời an nhiên.

Qua bài thơ chúng ta thấy chân dung của Nguyễn Bình Khiêm rất rõ rệt. Bài thơ là bức tranh về cuộc sống an nhàn nơi miền quê, là nhân cách cao đẹp và trí tuệ bậc tại của một bậc đại Nho rất đáng để chúng ta học hỏi và noi theo.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa” hay nhất 2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *