Từ Ấy là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Đây là tác phẩm thường được đưa vào các đề thi học kì hoặc thi lên cấp. Để hiểu hơn về nội dung bài viết và các luận điểm chi tiết, chúng ta cùng xem bài phân tích Từ Ấy.
Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ từ ấy của Tố Hữu hay xuất sắc
Phân tích bài thơ từ ấy chi tiết
Mở bài
Tố Hữu là nhà cách mạng lớn trong nền văn học nước nhà. Thơ ông có sự hài hòa giữa chất trữ tình chính trị và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật. Đặc biệt tác phẩm Từ Ấy của nhà thơ được viết trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Đó là khi Tố Hữu đã được kết nạp đảng, niềm vui sướng được biết đến đảng và trở thành con người của Đảng khiến nhà thơ không biết dùng cách nào để diễn tả niềm vui hơn cách gửi gắm vào thơ. Vì vậy, đọc bài thơ Từ Ấy độc giả cũng như vui lây với niềm vui của tác giả. Để hiểu cụ thể hơn về diễn biến tâm trạng của Tố Hữu qua tác phẩm, chung ta hãy cùng phân tích bài thơ từ ấy.
Thân bài
Phân tích bài thơ từ ấy – Tên tác phẩm rất đặc biêt “Từ Ấy”. Đây là một mốc thời gian nói về một bước ngoặt lịch sử của một đời người. Từ ấy đánh dấu sự trưởng thành lớn lên của một tâm hồn, một lí tưởng cách mạng. Giấy phút ấy, thời điểm ấy đã khiến tác giả nghẹn ngào, hạnh phúc sau bao nhiêu bế tắc. Ánh sáng cuộc đời đã mở ra, Từ Ấy đã giúp chàng trai trẻ thấy được cuộc đời này ý nghĩa hơn, Từ ấy cũng là tiếng lòng reo vui, rộn rã, tràn ngập tin yêu của người thanh niên khi đứng trong hàng ngũ cao quý của Đảng. Và sau bước ngoặt này, chắc chắn chàng thanh niên sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong con đường Cách Mạng, cống hiến cho dân tộc.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Mở đầu bài thơ chính là niềm hạnh phúc không nói lên lời. Giây phút này chàng trai chỉ biết ngập ngừng nói Từ Ấy, sau một thời gian “từ ấy” chính là những bước ngoặt của sự giác ngộ lý tưởng, sự chuyển mình thay đổi rõ rệt trong một tâm hồn.
Tất cả những gì tươi đẹp, hạnh phúc nhất chàng trai gửi vào hình ảnh “bừng nắng hạ”. Ánh nắng của mùa hạ là ánh nắng chói cháng, sáng lòa, ánh nắng của sự sống, sự rõ ràng, minh bạch. Mùa hạ vốn đã nắng như nhuộm mỡ gà trên bầu trời. Vậy mà giờ đây còn “bừng nắng hạ” nghĩa là tâm hôn tác giả đang thực sự bừng tỉnh vui sướng biết nhường nào. Tâm hồn tác giả đã được soi sáng không khác gì ánh nắng mùa hạ rực rỡ chói lòa. Chỉ với hình ảnh ví von ẩn dụ đơn giản, nhẹ nhàng mà lại có thể nói lên được nỗi lòng vui sướng của mình cho thấy tác giả thật tài tình, thật khéo léo và cũng thật sâu sắc. Câu thơ “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” đủ để độc giả hiểu được tâm trạng hạnh phúc, như khai phá được một điều gì đó rất quý giá. Tâm hồn tác giả bừng tỉnh sau những lúc u mê, bế tắc. Ánh sáng mùa hạ đã chiếu vào tâm hồn khiến tâm hồn như nở hoa, hạnh phúc biết chừng nào.
Phân tích bài thơ từ ấy – Chưa dừng hết, câu thơ “Mặt trời chân lí chói qua tim” càng chứng tỏ được nguyên nhân vì sao tâm hồn tác giả lại bừng sáng như vậy. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh lớn và vĩ đại. Mặt trời là duy nhất trên thế giới này và không có bản sao. Mặt trời chính là sự thật, là chân lí. Giờ đây tác giả đã tìm thấy chân lí của cuộc đời này, đó là Đảng. Đảng chính là mặt trời rọi chiếu qua trái tim, tâm hồn của nhà thơ khiến nhà thơ bừng tỉnh:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Hai câu thơ tiếp theo càng khẳng định được sự vui tươi hạnh phúc vô bờ bến của Tác giả. Lúc này đây, tôm hồn tác giả chính là một vườn hoa rực rỡ, là hương thơm là tiếng chim hót. Tâm hồn người chiến sĩ trẻ thực sự sinh động, tràn đầy sinh kí. Có lẽ qua khổ thơ đầu này chúng ta càng hiểu được tác giả hạnh phúc dường nào khi được ánh sáng của Đảng chiếu tới. Một ánh sáng tươi đẹp, hạnh phúc mà người chiến sĩ sẵn sàng đi theo, cống hiến hết cuộc đời mình.
Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm vạn khối đời
Sang đến khổ thơ thứ hai lại là một sự thật trần trụi. Nếu như ở khổ thơ đầu chúng ta chỉ thấy được niềm vui hạnh phúc thì sang khổ thơ thứ hai lại là cái tôi rõ nét nhất. Từ buộc ở câu thơ đầu tiên nghe mới nặng nề làm sao, đây chính là sự tự nguyện của người chiến sĩ khi muốn gắn bó với cách mạng, với nhân dân. Buộc chính là sợi dây, là con đường và lẽ sống mà người chiến sĩ đã lựa chọn. Tác giả buộc lòng mình với nhân dân, với nỗi khổ thăng trầm mà dân đang chịu. Với một tấm lòng kiên trung, tình yêu thương rộng lớn, người chiến sĩ chỉ muốn mang đến bình an cho nhân dân, muốn cùng dân gánh bớt nỗi cực khổ của họ.
Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
Động từ “là” thể hiện sự chắc chắn sự trung kiên của người chiến sĩ cách mạng. Đây chính là tình yêu, sự gắn bó của người chiến sĩ đối với toàn thể nhân dân. Cả khổ thơ được lặp đi lặp lại động từ “là” để nhấn mạnh mối quan hệ hiển nhiên giữa mình và nhân dân, để chia sẻ sự gắn bó, cùng gánh vác những khổ đau, cùng đương đầu với mọi sóng gió. Tác giả coi mình là một thành viên trong ngôi nhà to lớn mang tên nhân dân, tự cho mình là người con, người anh, người em… ngay cả một người vô danh.
Qua khổ thơ chúng ta cùng thấy được sự căm ghét của tác giả dành cho tội ác của giặc, đã đẩy bao nhiêu gia đình tan nát, em thơ bơ vơ. Chính vì vậy, tác giả nguyện đem cả đời cống hiến và đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh.
Khép lại phân tích bài thơ từ ấy, ta vẫn cảm nhận được tiếng lòng reo vui của người cộng sản khi thấy được ánh sáng của Đảng, được Đảng dẫn lối. Ta cũng thấy được sự kiên trung, kiên quyết, kiên trì và gắn bó của người cộng sản với nhân dân.
>> Xem thêm: Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” hay nhất 2021