Phân tích đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta” trong bài thơ Việt Bắc chính xác

Việt Bắc là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Cách Mạng. Các đoạn trích trong tác phẩm này thường xuyên được đưa vào các kì thi học kì, chuyển cấp, thậm chí Đại học. Trong đoạn trích Những đường Việt Bắc của ta dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức chắc về tác phẩm này để dễ dàng đạt điểm cao trong các kì thi.

Bạn đang đọc: Phân tích đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta” trong bài thơ Việt Bắc chính xác

Phân tích đoạn thơ những đường việt bắc của ta

Đoạn thơ Những đường Việt Bắc của ta được viết trong những ngày kháng chiến gian khổ và mang cảm xúc hân hoan, hạnh phúc. Dù trong gian khổ nhưng quân và dân ta vãn kiên cường tiến về phía trước với tinh thần vô cùng lạc quan. Dưới đoạn phân tích đoạn thơ những đường việt bắc của ta sẽ giúp các em thêm hiểu và cảm nhận được chí khí hào hùng, oanh liệt của dân quân ta.

Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu viết vào năm 1954, tức sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Lúc này miền Bắc giải phóng, cơ quan Trung Ương Đảng và nhà nước chuyển từ Việt Bắc về Hà Nội. Sự lưu luyến của người dân Việt Bắc đã là nguồn cảm xúc cho Tố Hữu viết ra bài thơ, bộc lộ niềm nhớ nhung, lưu luyến không nỡ rời đi. Bài thơ cũng ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, con người Việt Bắc đáng yêu và đã góp phần xây dựng nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt trong đoạn trích dưới đây, Tố Hữu đã viết lên một khúc ca hùng tráng về con người khang chiến và kháng chiến. Đó là đoạn trích:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như lá đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng

Phân tích đoạn thơ những đường việt bắc của ta – Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc, đây chính là quê hương của Cách Mạng. Đây cũng là nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước. Tại đây đã diễn ra hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ tám và thành lập mặt trận Việt Minh. Việt Bắc là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của Đảng, là nơi đã từng gắn bó, máu thịt của chiến sĩ cộng sản. Vậy thử hỏi, liệu khi rời đi chúng ta có thể quên được không.

Tiêu đề bài thơ Việt Bắc chính là muốn dành mọi lời thơ cảm ơn về quê hương, con người nơi đây. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là chiến khu vững chãi và là nơi chứng kiến bao nhiêu chiến công oanh liệt, khi thế hào hùng của quân và dân ta. Đây là cuộc kháng hiến của dân tộc, toàn dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến không phân biệt người già, người trẻ, người nam, người nữ : “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong đó, nổi bật nhất phải là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Những anh bộ đội cụ Hồ trong gian khó nhưng không bao giờ kêu than một lời. Hình ảnh anh bộ đội vẫn mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường tiến về phía trước. Tác giả sử dụng từ láy “điệp điệp trùng trùng” vừa gợi lên hình ảnh một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức mạnh và khí thế hào hùng của đoàn quân. Đoàn quân mạnh mẽ bước đi trong đêm tối theo từng lớp từng lớp, tuy đông mà có trật tự, ai cũng ý thức cần phải thực hiện đúng các kỉ luật, bước đi mạnh mẽ, đều chân để không làm cản trở bước tiến của đồng dội.

Phân tích đoạn thơ những đường việt bắc của ta – Câu thơ thứ hai : “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính. Đây là vẻ đẹp lãng mạn mang tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh người lính gian khổ ngoài chiến trường lẽ ra chỉ là bom đạn, khói súng, sự gian khổ và hi sinh. Tuy nhiên, tác giả lại sử dụng hình ảnh rất đẹp: “Ánh sao và mũ nan”. Hình ảnh này làm chúng ta liên tưởng đến : “Đầu súng trăng treo” – tác giả Chính Hữu, thơ Đồng Chí. Hình ảnh của súng – chiến tranh luôn được đặt cạnh ánh sao  hay ánh trăng – hòa bình, lãng mạn… Cho thấy, trong gian khó người chiến sĩ vẫn rất lạc quan, tin tưởng vào con đường cách mạng của Đảng và nhà nước. Ánh sao trong bài có thể là hình ảnh ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan (hình ảnh thực) nhưng cũng là lí tưởng cách mạn soi sáng cho người lính bước đi. Cũng như nhà thơ Vũ Cao đã viết:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Hình ảnh người lính cụ Hồ đẹp, mạnh mẽ và lãng mạn là thế thì hình ảnh của dân ta cũng hiện lên mạnh mẽ, tràn đầy hào khí không kém phần. Có thể nói, trong chiến thắng thực dân Pháp, công sức không chỉ của người chiến sĩ mà còn là của nhân dân ta.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Sự hi sinh, cống hiện của dân ta không hề thua kém những người chiến sĩ đang “nằm gai nếm mệt” ngoài chiến trường. Với cách nói cường điệu  hóa : dấu chân nát đá” cho thấy được sức mạnh yêu nước nồng nàn, yêu lí tưởng cách mạng và ý chí quyết tâm chống kẻ thù. Từng đoàn dân công đi trong đêm với đuốc đỏ trên tay như ngọn lửa chứ khí rực sáng soi đường.  Người nông dân lao động chính là lực lượng nòng cốt của Cách Mạng, là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi vẻ vang. Họ chiến đấu với kẻ thù bằng tất cả sự căm thù, không ngại khó, ngại khổ, dù đá núi chênh vên dù biển lớn sông sâu, họ vẫn quyết tâm đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng. Chẳng vậy mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết:

 Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản, toàn dân ta hiện lên thật oai hùng như một khúc hành ca hùng trang. Đó là lí do vì sao dù trải qua nhiều gian khổ, dù có “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” thì vẫn luôn lạc quan, tin vào ngày mai nhất định sẽ thắng lợi. Vẫn luôn tin rằng phía trước giữa cái nghìn đêm dầy thăm thẳm tưởng là tối tăm ấy vẫn có một hi vọng mang tên “ngày mai”. “Ngày mai trời sẽ sáng” – chính là chân lí không thể chối cãi, ngày mai dân tộc ta chắc chắn sẽ bước sang một trang sử hào hùng khác, sẽ có một thắng lợi huy hoàng của cách mạng, niềm tin này đã thúc đẩy các chiến sĩ cụ Hồ, toàn dân đồng lòng chiến đấu với kẻ thù.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng

Niềm tin vào ngày mai của các chiến sĩ, của toàn dân đã thực sự hiệu nghiệm. Chiến thắng đã liên tục dồn dập trên mọi mặt trận. Lòng quân và dân vui như mở hộ. Niềm “vui” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần cho thấy những đợt sóng dạt dào hạnh phúc đang lan tỏa mạnh. Tâm hồn của dân và quân ta đang hát khúc khải hoàn, từ Miền Bắc, miền Nam đến Miền Trung đều chung một niềm vui dân tộc. Anh em khắp miền chính là ruột thịt, một nhà vì vậy mà mới có kết quả của ngày hôm nay: Độc lập – tự do.

Với lối thơ lục bát, lời thơ ngọt ngào như ca dao và đậm chữ tình cách mạng, Tố Hữu đã thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của dân tộc chỉ qua một đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc. Đoạn thơ cũng ca ngợi niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của dân và quân ta. Đồng thời cũng ca ngợi ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên trì, hăng say để làm nên một chiến thắng vẻ vang, rung chuyển năm Châu, mang lại tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam.

>> Xem thêm: Bài mẫu phân tích bài thơ Phú sông bạch đằng của Trương Hán Siêu chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *