Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt đầy đủ

Bài phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt đầy đủ dưới đây sẽ giúp các em học sinh bổ sung thêm kiến thức và hành văn chính xác, lưu loát, hay hơn, dễ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, các kì thi tuyển.

Bạn đang đọc: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt đầy đủ

Văn mẫu phân tích

Mở bài

Hồn Trương Ba – Da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng vào những năm 80 của thế kỷ 20. Cha đẻ của tác phẩm là nhà văn Lưu Quang Vũ. Ông được mệnh danh là cây bút vàng trong làng sân khấu Việt Nam thời đó. Tác phẩm Hồn Trương Ba- Da Hàng Thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc để đời, ngay sau khi công chiếu đã được nhận hàng trăm lời khen ngợi về nội dung, ý tứ sâu xa của tác phẩm. Bằng ngòi bút giàu chất triết lí, ông đã thổi vào tích xưa một luồng gió mới. Tác phẩm thể hiện lẽ sống của con người qua việc “ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, con người khi không thể sống là chính mình thì chính là bi kịch đau đớn nhất của con người. Qua Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt chúng ta cũng cảm thấy, tá giả cũng phê phán lối sống giả tạo, sống nhờ và không phải là chính mình.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Hoàn cảnh của hồn Trương Ba và da hàng thịt

Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt – Trương Ba là một người đàn ông khoảng 50 tuổi, tính tình ngay thẳng, trung thực và rất giỏi đánh cờ. Tuy nhiên, vì sự tác trách của Nam Tào và Bắc Đẩu mà ông bị chết oan. Do thương cho kẻ hiền lại chết oan cộng với việc giỏi đánh cờ, vị Tiên cờ Đế Thích đã cho phép hồn Trương Ba được nhập vào xác ông hàng thịt vừa chết.Vậy là giờ đây, Trương Ba vẫn sống nhưng lại sống trong thân thể của một người khác. Từ đây xảy ra rất nhiều mâu thuẫn trong tâm hồn và thể xác. Tiên cờ Đế Thích nghĩ rằng đây là cách giải quyết tốt nhất, vẫn để cho một người giỏi và hiền được sống dưới nhân gian, nhưng ngài không ngờ rằng, nó lại chính là bi kịch của Trương Ba không được sống là chính mình.

Đáng buồn thay, trong chính gia đình mình ông lại bị người thân chê trách, xa lánh, coi thường. Ông bị dồn vào sự đau khổ nhất, tự mình nhận thấy sự tha hóa, con trai thì hư hỏng không thể dạy bảo, cường hào thì nhũng nhiễu… Dường như Trương Ba không thể chịu đựng được nữa, ông quyết định vùng lên và đấu tranh với thể xác phàm tục – thể xác của người bán thịt. Ông không thể sống chung với xác của ông hàng thịt, ông tác ra khỏi thân xác để tranh luận.

  • Luận điểm 2: Cuộc tranh luận giữa hồn và xác

Cuộc tranh luận diễn ra vô cùng khốc liệt, gay cấn. Một bên là thể xác ông hàng thịt với bụi bặm, cuộc đời phong trần hay nói đúng hơn là phàm phu tục tử. Đã là người bán thịt thì khó ai mà có thể thanh cao, nhẹ nhàng, thảnh thơi chơi cờ được. Họ còn được gọi là đồ thể nếu hành nghề mổ heo. Bởi vậy cho nên thân xác này vô cùng phàm tục nhưng nó cung có những luận điểm vô cùng sắc bén và không chịu thua hồn Trương Ba. Nó tự vỗ  ngực, tự tin nói rằng vai trò, vị trí của xác rất quan trọng. Nhờ có thân xác mà linh hồn mới có nơi trú ngụ, mới cảm nhận được mùi vị cuộc sống, mới có cảm giác lâng lâng hạnh phúc hay được hưởng những món ăn ngon ở đời. Nhìn chung, thân xác chính đóng vai trò quan trọng nhất không thể chối bỏ. Thân xác còn đưa ra các luận điểm vô cùng sắc bén: “Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng nực, cổ nghẹn lại… Đêm hôm đó, suýt nữa thì… […] Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì ? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao ? . Chứng tỏ, thân xác rất biết rõ vị trí và lợi thế của mình. Nó là nơi giúp cho linh hồn thể hiện các nhu cầu, cảm xúc, hỉ nộ ái ố. Không có thân xác thì linh hồn sao có thể cảm nhận được cuộc đời và sao có thể tồn tại.

Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt – Tuy nhiên, Hồn Trương Ba không chịu thua, ông phủ nhận vai trò thể xác mà khẳng định sự thanh cao của tâm hồn. Ông vốn là người có đời sống nhẹ nhàng, thanh thản, chơi cờ giỏi vì vậy sống trong thân thể phàm tục ông vô cùng tức giận và bức bối. Ông cho rằng, thân xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì, không có tư tưởng, cảm xúc, hoặc nếu có cũng chỉ là cái xác mà con thú nào cũng có được. Ông rất đề cao tâm hồn. Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc {. .] Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt; Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

Cả hai đều có những lý luận mà không ai chịu thua ai khiến cho cuộc tranh luận khó có thể giải quyết trọn vẹn. Tuy nhiên, trước những lí lẽ giảo hoạt, ti tiện của thể xác, cuối cùng linh hồn cũng phải chịu thua. Khi thể xác chế giễu coi thường linh hồn trước những nhu cầu thể xác và đáu tranh có những nhu cầu chính đáng của mình. Nó vuốt ve linh hồn Trương Ba hãy trở về sống hòa hợp. Chứng tỏ nó nhận thấy vai trò của nó rất quan trọng, phải tồn tại thể xác thì mới là một cơ thể thực sự. Về phía hồn Trương Ba, một mặt tức tối trước những lí lẽ của xác hàng thịt, nhưng cũng rất lúng túng bối rối trước những luận điểm của xác hàng thịt và không thể phản bác. Cuối cùng, hồn Trương Ba cũng phải chấp nhận trở lại xác hàng thịt và sống trong nỗi khổ, tuyệt vọng.

  • Luận điểm 3: Đánh giá cuộc hội thoại

Cuộc hội thoại của Hồn Trương Ba và Da hàng thịt mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ. Một bên dại diện cho khát vọng trong sạch, khát vọng sống thanh cao, còn một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề mang tính triết lí, thể hiện khát khao sống ngay thẳng, trong sạch, là tiếng nói từ tầm hồn, bản chất sâu thẳm của con người. Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là vấn đề trong một con người. Con người đều có hai vấn đề đó là khát vọng sống đẹp và sự dung tục. Qua đây tác giả cũng cảnh báo: Khi con người phải sống trong sự dung tục, nếu không đấu tranh mạnh mẽ sẽ bị sự dung tục chiếm lĩnh và át đi những gì trong sạch và đẹp đẽ nhất bên trong con người. Đồng thời cũng nhấn mạnh, tâm hồn và thể xác là hai thể thống nhất bên ngoài và bên trong. Vì vậy, con người sống chỉ có ý nghĩa khi là chính mình, khi được dung hòa giữa nhu cầu vật chất và tinh thần. Nếu chỉ chạy theo những dục vọng tầm thương thì con người tự hạ thấp mình và sống lối sống dục vọng,b ản năng. Vậy thì cuộc sống đâu có thể phát triển được!

Kết luận

Có thể nói, Lưu Quang Vỹ đã xây dựng lên một cốt truyện vô cùng độc đáo, thú vị và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Bên ngoài nhìn vào là cuộc đối thoại giữa hai con người khác nhau nhưng thực chất là cuộc đối thoại giữa linh hồn trong sạch và thể xác dung tục. Qua đây ông cũng gửi gắm tư tưởng, con người cần là một sự thống nhất, đề cao khát vọng sống thanh cao, sống đẹp, con người chỉ có thể là chính mình thì mới không có bi kịch cuộc đời. Dù là thể xác hay tâm hồn cũng đều rất quan trọng, không có phần nào tốt hơn phần nào,bởi vì thiếu đi một trong hai thứ đều khó có thể tồn tại được. Do đó, hãy sống dung hòa, sống chân thành, sống tốt với nhau.

>> Xem thêm: Phân Tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt Chi Tiết Và Ý Nghĩa Nhân Văn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *