Bài mẫu phân tích bài Làng của nhà văn Kim Lân đầy đủ nhất

“Làng” là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu thể hiện sự am hiểu, gắn bó với người nông dân trong từng diễn biến tâm lý của nhà văn Kim Lân. Bài phân tích bài Làng nhằm phân tích các tình huống ý nghĩa của cũng như nghệ thuật đặc sắc của truyện.

Bạn đang đọc: Bài mẫu phân tích bài Làng của nhà văn Kim Lân đầy đủ nhất

Kim Lân là tác giả của lớp các nhà văn nổi bật trên văn đàn từ trước Cách mạng tháng Tám. Ông để lại nhiều dấu ấn với các truyện ngắn nổi tiếng về văn hóa Kinh Bắc, về cuộc sống thôn quê cũng như về những người nông dân.

Với tác phẩm Làng được xuất bản năm 1948, Kim Lân đã tái hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, về tình yêu của họ đối với làng, với nước, với cách mạng trong những ngày đầu của cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần hai.

Bài mẫu phân tích bài Làng chi tiết

Điểm nổi bật của tác phẩm “Làng” chính là ở cách tác giả tạo tình huống truyện để qua đó thể hiện diễn biến tâm lý, lòng yêu nước của nhân vật. Để hiểu được ý nghĩa toàn vẹn của tác phẩm, bài phân tích đi vào cụ thể hai luận điểm chính và nêu ra những nghệ thuật đặc sắc.

  • Luận điểm 1: “Làng” là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật tạo tình huống truyện.

Đọc truyện ngắn làng có thể thấy, để thể hiện rõ tâm lý nhân vật mà cụ thể là những chuyển biến trong tinh thần yêu làng, yêu nước của ông Hai; tác giả đã liên tục tạo ra các tình huống truyện cho nhân vật có cơ hội bộc lộ.

Trước nhất, ông Hai hiện lên trong tác phẩm là một người yêu làng tha thiết. Nhưng rồi hoàn cảnh đẩy đưa, ông phải tản cư đi nơi khác. Đây là tình huống đầu tiên được tác giả tạo ra và cũng là sự bắt đầu cho hàng loạt những diễn biến tâm lý nhân vật.

Dù phải xa làng, nhưng ông Hai khi nào cũng nhớ về làng, về quê hương với tình yêu tha thiết. Mà minh chứng là ông luôn theo dõi tin tức về làng và mọi người trong làng.

Những ngày tản cư ở xứ khác, ông Hai luôn mang câu chuyện về làng mình khoe với mọi người. Đó là câu chuyện về những người nông dân yêu nước, một lòng với kháng chiến. Ông cũng hồi tưởng khoảng thời gian được làm việc cùng những người đồng chí, từ đào đường, khuân đá, xẻ hào. Đó là những ngày tháng không thể nào quên bởi gian lao nhưng cũng thật ý nghĩa và đáng tự hào. Vì vậy, mỗi lần nhớ về làng ông đều trở nên hào hứng và thấy mình có sức sống. Nỗi nhớ làng đôi khi không thể kiềm lòng khiến ông phải thốt lên:”Nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

Ông Hai nhớ làng không chỉ là nhớ nơi mình sinh ra, lớn lên, sinh con để cái mà nỗi nhớ ấy còn gắn liên vời tình yêu nước. Bởi thế, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe đọc tin tức, không để sót bất cứ tin nào. Những ngày xa làng, đó là nghe tin về làng là niềm vui giản dị, chân thành của ông.

Nhưng rồi một hôm, ông nghe được một tin dữ, rằng làng mà ông nhớ nhung, luôn trăn trở, luôn tự hào đã theo Tây, phản bội cách mạng. Đây là tình huống cao trào sẽ giúp người đọc thấy rõ tình yêu làng, yêu nước vô bờ bến của ông Hai.

Với ông Hai, tin làng Chợ Dầu theo giặc là cái tin đột ngột và đau đớn nhất trong đời. “Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân”. Ông không thể tin vào tai mình, ông hỏi “liệu có thật không hở bác?”. Đó là câu hỏi nhưng cũng khẳng định sự sửng sốt đến bàng hoàng của ông. Trong lòng ông Hai lúc này nỗi băn khoăn, nghi ngờ trỗi dậy, dằn vặt ông.

  • Luận điểm 2: Tình yêu nước chi phối tình yêu làng nơi ông Hai

Nghe tin làng mình theo giặc, ông buồn bã, đau đớn và nước mắt bỗng dưng cứ trào ra. Ông không còn vẻ hoạt bát, kể chuyện cho lũ trẻ nghe. Nếu lâu nay ông luôn mang trong mình niềm tự hào về làng thì nay trong ông tràn ngập nỗi uất ức, xấu hổ. Sự căm phẫn ấy lớn đến mức ông rít lên tiếng chửi trong đau đớn: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước, để nhục nhã thế này.

Và trong cảnh huống khốn cùng này, một tình huống bi kịch khác lại xảy đến. Đó là ông Hai bị chủ nhà đuổi khéo. “Tưởng làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà”, là câu nói đầu mỉa mai như cào xé tâm can ông.

Nhưng tình huống này cũng mang ý nghĩa bước ngoặt dẫn đến những diễn biến tâm lý sâu sắc của ông Hai. Đó là lúc này, ông phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Gắn bó với làng bao nhiêu năm, lúc vui sướng cũng như lúc gian khổ, đôi khi ông nghĩ hay là mình bỏ về làng. Nhưng rồi ông lại lập tức phản đối mình, bởi ông nghĩ: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Điều này khẳng định rằng, dù yêu làng tha thiết, nhưng tình yêu nước vẫn là tình yêu rộng lớn nhất, bao trùm và chi phi phối tình yêu làng của ông Hai.

Phân tích bài Làng có thể thấy, tình huống thể hiện được tình yêu nước sâu nặng của ông là trong cuộc trò chuyện với đứa con út. Ông tìm đến cu Húc để bày tỏ nỗi lòng, sự bế tắc của chính mình. Nhưng với đứa con út ngây thơ, ông thổ lộ cũng như đang nói với chính mình.

Những lời tâm sự của ông với con trai mang nặng tình yêu làng. Ông hỏi con rằng “quê con ở đâu?” là muốn khẳng định, muốn con hãy nhớ lấy nguộn cội, nhớ lấy làng Chợ Dậu của mình, nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Ngoài ra, cuộc trò chuyện này cũng thể hiện rõ nét lòng thủy chung của ông đối với cách mạng, với Bác Hồ. Khi ông nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”, ông vẫn luôn nghĩ về làng Chợ Dầu của ông nên nước mắt cứ thế trào ra.

Nhưng tình yêu, niềm tự hào của ông cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Bởi ông nhận được tin, làng Chợ Dầu theo giặc là tin sai sự thật và nay đã được cải chính. Ông Hai vui sướng vô cùng. “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy”. Và về đến nhà, ông lại gọi lũ trẻ để kể chuyện, kia quà như trước khi nghe tin làng mình theo giặc.

Và đáng nói nhất, sự chuyển biến tâm lý rõ nhất, tình yêu nước chân thành và sâu nặng nhất của ông Hải thể hiện ở chi tiết, ông mang tin nhà mình, làng mình bị Tây đốt đi khoe khắp làng. Bởi điều này chứng minh rằng, làng Chợ Dầu yêu thương của ông không theo giặc mà vẫn một lòng với kháng chiến.

Một lần nữa phải khẳng định rằng, với truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã trở thành trong việc tạo tình huống truyện. Bởi những tình huống theo các mức độ đã giúp nhân vật thể hiện sắc nét nhất tâm lý, tình yêu làng của mình. Và nhân vật ông Hai trong truyện trở thành hình tượng đại diện cho người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước thiết tha trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn đầu nhiều cam go.

  • Luận điểm 3: Phân tích bài Làng với những nghệ thuật đặc sắc

Bên cạnh nghệ thuật tạo và giải quyết tình huống truyện, “Làng” của Kim Lân còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi, là lời ăn tiếng nói của người nông dân Việt Nam. Dù vậy, nhân vật ông Hai vẫn mang những nét tính cách cũng như ngôn ngữ riêng.

Ngoài ra, truyện ngắn “Làng” còn có giọng điệu trần thuật rất tự nhiên, thân mật và cũng không kém phần dí dóm trong tính cách nhân vật. Các miêu tả tâm trạng, tình huống cũng rất cụ thể và giúp người đọc nắm bắt được diễn biết nội tâm nhân vật. Tác phẩm còn sử dụng nhuần nhuyễn hai lối ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Qua bài phân tích bài Làng, người đọc sẽ thấy rõ tài nghệ của nhà văn Kim Lâm, sẽ hiểu rằng, tại sao đây là một tác phẩm thành công về lòng yêu nước của người nông dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Đồng thời cũng qua bài phân tích, bối cảnh của công cuộc chống Pháp giai đoạn đầu cũng như tinh thần yêu nước, lao động, chiến đấu sôi nổi của nhân dân được tái hiện rõ nét.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *