Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, các bạn không thể bỏ qua bài phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học hiện đại. Các bạn hãy tham khảo để làm bài hiệu quả hơn nhé!
Bạn đang đọc: Bài phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết của nhà văn Minh Châu
Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng trong nó những bài học về giá trị cuộc sống vô cùng ý nghĩa và sâu sắc. Độc giả đọc thôi chưa đủ mà còn phải mổ xẻ tác phẩm ra nhiều khía cạnh. Với việc phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng vậy.
Mở bài
Nhà văn Nguyễn Minh Châu, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông có nhiều năm công tác trong lĩnh vực văn hóa quân đội. Tác giả đươc đánh giá là một trong những nhà văn có nền ảnh hưởng lớn đối với văn học Việt Nam trong gia đoạn chiến tranh và thời kỳ đất nước đổi mới.
Là một chiến sĩ, vừa là một nhà văn nên ông luôn có trong mình sự nhạy bén của thời đại, đặc biệt là trong những năm tháng chiến tranh 29 năm cầm bút với nhiều tác phẩm đặc sắc, độc giả luôn đón nhận nồng nhiệt mỗi khi có sáng tác ra đời. Độc giả sẽ rất nhớ một Nguyễn Minh Châu rất lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng. Và sẽ không thể quên một Minh Châu rất thực trong Chiếc thuyền ngoài xa.
Tác giả Nguyễn Minh Châu nhận thức rất rõ sứ mệnh và trách nhiệm khi trở thành nhà văn, nên ông sử dụng ngòi bút của mình để hướng đến phục vụ nhân dân. Ông không ngừng trăn trở về số phận của con người trong đời sống hàng ngày. Ông luôn tha thiết đi tìm những hạt ngọc tâm hồn trong bề dày cuộc sống. Bởi thế, mỗi tác phẩm của nhà văn đều chứa đựng tính nhân văn rất cao.
Phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa, độc giả sẽ cảm nhận rõ hơn con đường đi tìm hạt ngọc tâm hồn của tác giả. Tác phẩm được in trong tập Bến quê nổi tiếng.
Chi tiết thân bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa
Luận điểm 1: khái quát tác phẩm
Trước khi phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa, các bạn cần khái quát qua tác phẩm. Đây là truyện ngắng được nhà văn viết năm 1983 và xuất bản năm 1987. Câu chuyện xoay quanh chuyến đi chụp ảnh Tết của nhiếp ảnh Phùng. Trong chuyến đi ấy, nhiếp ảnh đã gặp phải những mảnh đời, những chuyện đời éo le, trớ trêu. Chuyện về gia đình người đàn bà thuyền chài mặt rỗ, chuyện chánh án Đẩu, và thằng bé Phác. Họ là những nhân vật được khắc họa rõ nét trong tác phẩm và để lại ấn tượng và ám ảnh sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện bao gồm cả vẻ đẹp lãng mạn của nghệ thuật lẫn sự thật trần trụi, phàm tục của cuộc sống đời thường.
Luận điểm 2: hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh
Truyện ngắn bắt đầu với những phát hiện thú vị trong chuyến đi công tác của nhiếp ảnh gia Phùng.
Luận cứ 1: “cảnh đắt trời cho”
Vốn là người say mê nghệ thuật, luôn đi tìm cái đẹp vĩnh cữu thực sự nên đã qua nhiều ngày công tác, Phùng vẫn chưa tìm thấy một tấm ảnh ưng ý. Thế rồi, khi định cất máy đi, Phùng chợt nhận ra một cảnh đắt trời chỉ trong một thoáng nhìn.
“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn”.
Phùng nhận xét đó là “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Chỉ có nghệ sĩ có tâm hồn nghệ thuật chân chính mới có thể nhận ra một vẻ đẹp toàn bích trong cái vẻ đẹp đơn sơ, giản dị ấy. Đó chính là cảnh tượng vi diệu của thiên nhiên, và cuộc sống khi được nhìn từ nơi xa. Vì quá yêu cái đẹp nên nhiếp ảnh Phùng bỗng cảm thấy bối rối khi đứng trước cái đẹp. Tim anh như có cái gì đó bóp thắt vào đau nhoi. Nhiếp ảnh nhận ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Chỉ có người nghệ sĩ chân chính mới cảm nhận được hạnh phúc thực sự khi bắt gặp cái đẹp và nhận ra vai trò quan trọng của nghệ thuật trong tâm hồn và đời sống con người.
Luận cứ 2: bức tranh cuộc sống thực tiễn đầy nghịch lý.
Phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa, độc giả ngỡ sẽ được thấy một tấm ảnh đẹp tuyệt về chiếc thuyền ngoài khơi. Nhưng cũng như tác giả, nhiếp ảnh Phùng nhận ra, đi ra từ bức ảnh đó là gương mặt của một người đàn bà xấu xí, thô kệch. Bà xuất hiện ở chiếc thuyền với vẻ mặt đầy mệt mỏi và theo sau là một lão chồng mái tóc tổ quả, đôi mắt dữ dằn và tâm lưng rộng lớn. Một cảnh đẹp đang thu vào ống kính của nhiếp ảnh ấy bỗng bị phá tan bởi cảnh tượng lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Thật là một cảnh tượng con người đi ngược lại hoàn toàn với vẻ đẹp của thiên nhiên trước lúc đó. Trước việc bị đánh đó, nhưng người đàn bà không phản kháng mà chỉ cam chịu, không chạy trốn, chống trả hay kêu van. Thấy thế, nhiếp ảnh Phùng vô cùng “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Đầu tiên, anh không tin vào mắt mình, rồi sau đó là ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực phía sau cái đẹp mà anh vừa bắt gặp không như anh nghĩ. Sau giây lát hoảng hồn, anh nhận ra một chân lý nữa đó là đừng nên nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài với bản chất thực sự bên trong. Đó cũng chính là ý nghĩa mà câu ca dao “đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”. Hãy tìm hiểu kỹ sự việc trước khi đưa ra phán xét nào đó.
Luận điểm 3: chuyện người đàn bà làng chài ở toà án huyện
Phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa, ngoài hai phát hiện đối nghịch của nhiếp ảnh Phùng, chúng ta cần nhắc tới câu chuyện của người đàn bà làng chài ở toàn án huyện. Sau khi ba lần chứng kiến cảnh người phụ nữ bị bạo hành đó, Phùng không nhịn được nên ra tay cứu giúp, để rồi bị thương và đâm đơn kiện lão chồng để người đàn bà có thể li hôn và giải thoát khỏi nạn bạo hành. Thế nhưng ngược lại với những gì Phùng tưởng tượng. Khi chánh án Đẩu ở tòa án đề nghị người đàn bà nên li hôn để được sống như những người bình thường thì chị ta van xin “con lạy quý tòa… đừng bắt con bỏ nó”. Câu nói đó khiến Phùng như muốn nhảy dựng lên mà nói rằng sao chị ta phải cam chịu như vậy. Nhưng khi nghe lí do chị ta đưa ra để không bỏ chồng thì Phùng và chánh án không còn gì để nói. Dù sao, với chị ta , lão chông ấy vẫn là trụ cột chính của gia đình. Bản chất ông ta không phải kẻ vũ phu độc ác. Lão chỉ là nạn nhân của một cuộc sống quá đói khổ, đưa đẩy lão thành con người tha hóa như vậy. Với dân làng chài, thì dù một người đàn ông như thế có còn hơn không, bởi một mình chị ta không thể nuôi nổi trên dưới 10 đứa con. Và thực ra, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”. Người đàn bà làng chài kể về lão chồng vũ phu kia bằng tất cả tình yêu thương và sự thấu hiểu.
Qua đây, độc giả có thể nhận thấy người đàn bà làng chài ấy là hiện thân của những kiếp người bất hạnh. Vì cái đói, cái ác và số mệnh đen đủi mà dồn đến bước đường cùng. Thế nhưng, thẳm sâu trong tâm hồn con người xấu xí và bạch mệnh ấy vẫn có một sự vị tah, và tình yêu thương người da thiết, từng trải và sâu sắc.
Thái độ từ giận dữ chuyện sang cảm thông như có “một cái gì vừa mới vỡ ra” của nhiếp ảnh Phùng và chánh án Đẩu sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài lại càng khẳng định không nên nhìn bề ngoài mà đánh giá bản chất bên trong. Mới đầu, họ chỉ quen nhìn đời bằng con mắt giản đơn, một chiều. Cứ nghĩ rằng, lão chồng đi lính ngụy thì đều xấu. Họ chỉ nghe qua sách vở mà chưa trải qua những nghịch lí của cuộc đời. Nhưng người đàn bà làng chài kia thì khác hẳn. Bởi chị không chỉ nhìn thấy cái vẻ ngoài mà còn thấu hiểu bản chân bên trong
Qua đây, độc giả có thể cảm nhận được giá trị sống sâu sắc đó là luôn phải có cái nhìn đa chiều về sự sống, đừng vội đánh giá bản chất từ cái nhìn hiện tượng bên ngoài.
Luận điểm 4: tấm ảnh được chọn
Kết thúc chuyến đi, cũng là phần kết của tác phẩm, tấm ảnh mà nhiếp ảnh Phùng mang về được chọn sử dụng đúng là tấm anh chụp thuyền của gia đình người đàn bà làng chài. Bức ảnh đã được nhiều người mua, treo ở nhiều nơi đặc biệt là trong các gia đình sành nghệ thuật. Mỗi lần nhìn tâm ảnh, nhiếp ảnh Phùng vẫn luôn nhận thấy ở trong đó có “cái màu hồng hồng của sương mai” biểu tượng cho nghệ thuật vĩnh cửu và hình ảnh người đàn bà nghèo khổ bất hạnh bước ra từ bức tranh đại diện cho thực tế cuộc sống.
Từ đây có thể nhận thấy, nghệ thuật chân chính thực sự sẽ không bao giờ rách rời khỏi cuộc sống hiện thực
Kết bài
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vô cùng tinh tế khi xây dựng tình huống truyện đặc sắc cùng cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn. Tác giả cũng sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng độc đáo và sắc sảo. Nghệ thuật khắc họa nhân vật sắc sảo. Kết hợp với giọng điệu chiêm nghiệm nhiều trăn trở và suy tuy khiến tác phẩm càng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.
Phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa, một lần nữa độc giả nhận ra bài học về cách nhìn con người và cuộc sống. Đó là phải luôn nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều, đa diện. Hãy cố gắng phát hiện bản chất thực sự phía sau vẻ ngoài của hiện tượng.