Bài thơ Nhàn phân tích chi tiết là dạng đề quen thuộc. Đây là bài thơ độc đáo, đặc trưng cho phong cách văn chương của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bạn đang đọc: Bài thơ Nhàn phân tích chi tiết và hay nhất
Bài mẫu Nhàn phân tích chi tiết
Nhàn là một thái độ, một lối sống phổ biến của các nhà Nho lui về ở ẩn. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không bỏ lỡ đề tài này sau khi cáo mũ từ quan, sống cuộc đời ẩn dật. Khi tác phẩm Nhàn phân tích chi tiết, ta sẽ thấy được triết lí, quan niệm sống nổi bật của tác giả.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái tên không còn xa lạ trong văn đàn văn học Việt Nam. Ông được vinh danh là nhà thơ lớn nhất Việt Nam trong thế kỉ XVI. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm đóng dấu mốc quan trọng và lớn lao trên con đường phát triển của lịch sử văn học. Trong đó, “Bạch vân quốc ngữ thi tập” là một trong số những tập thơ Nôm nổi tiếng nhất của ông.
Bài thơ “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 của Nguyễn Bỉnh Khiêm viết trong tập “Bạch vân quốc ngữ thi tập”. Ông sáng tác tác phẩm trong khi đã cáo mũ từ quan, lui về ở ẩn. Tác phẩm đề cập đến cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí về cuộc sống, về nhân sinh của nhà thơ
Phân tích chi tiết
- Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống
Trước tiên, tác giả đã gợi ra cho người đọc hiểu về hoàn cảnh sống của chính mình khi đã rời xa chốn quan trường. Đó là cuộc sống thanh nhàn, yên bình, êm ả:
“Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Nhàn phân tích Ở đẫy tác giả đã sử dụng phép liệt kê kết hợp với số từ “một”. Khung cảnh vùng quê nghèo hiện lên rõ nét, và mặc dù có một mình nhưng thực chất tác giả lại không hề đơn độc. Giữa không gian cảnh vật, những vật dụng “mai, cuốc, cần câu” hiện lên quen thuộc, bình dị. Câu thơ đã gợi lên hình ảnh người nông dân đang kiểm tra, điểm lại công cụ của mình để làm việc. Và giờ đây mọi thứ đã sẵn sàng. Nguyễn Khuyến đã gieo nhịp thơ đều đặn, thong thả theo nhịp 2/2/3. Tất cả đã giúp gợi lên một cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống ấy gắn bó với công việc nặng nhọc, lam lũ, vất vả của một lão canh điền. Thế nhưng dù có khó khăn, nhà thơ vẫn rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy của chính mình.
Trong khi điểm lại vật dụng, tác giả lại rơi vào trạng thái “thơ thẩn”. Ông thực chất đang rất chú tâm vào công việc, tỉ mẩn đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Chỉ với hai câu thơ đề từ, ta đã thấy rõ rệt tâm trạng của thi sĩ. Đó là một tâm trạng vô cùng hài lòng, vui vẻ và trạng thái ung dung, tự tại với cuộc sống của tác giả. Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào” là lời phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi. Với ông, những thú vui đó “đâu ai” có say mê thì bản thân cũng không hề lưu luyến. Hai câu thơ ngắn ngủi cũng đủ để khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà. Đó là một cuộc sống tuy có lam lũ, mệt mỏi nhưng tâm hồn lúc nào cũng được thư thái, thanh thản. Đây là tâm thé ung dung, tự tại, ẩn chứa những triết lí sống “nhàn” của người ẩn sĩ.
- Luận điểm 2: Quan niệm sống
Tiếp theo, tác giả thể hiện quan niệm sống của bản thân mình:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Nhàn phân tích tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng nghệ thuật đối giữa ta với người, dại với khôn. Từ đó tác giả nhằm nhấn mạnh quan niệm sống đậm tính triết lí, thâm trầm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghệ thuật ẩn dụ “nơi vắng vẻ” là tượng trưng cho nơi yên tĩnh, chốn thưa người. Đó là nợ mà nhịp sống không còn xô bồ mà trở nên thanh bình, êm ả. Ở đây, tác giả vốn ngụ ý chỉ chốn quê nhà của mình.
Ngược lại với “nơi vắng vẻ” đó là “chốn lao xao”. Nó đã tượng trưng cho nơi ồn ào, đông đúc huyên náo; là chốn có thể tấp nập, xô bồ, bon chen, đố kị, giành giật. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác, Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn ám chỉ chốn quan trường thời đó. Tác giả đã sử dụng cách nói ngược: “ta dại – người khôn” để ẩn ý nhiều điều. Ban đầu đọc qua có vẻ hợp lí bởi lẽ ở chốn quan trường thì mới đem lại cho con người tiền tài và danh vọng. Còn nếu chỉ ở thôn dã thì cuộc sống lại bộn bề những vất vả, khổ cực. Thế nhưng ẩn sau đó là tiếng cười thẫm của tác giả. Khi đó, “dại” thực chất là “khôn”. Bởi lẽ ở nơi thôn quê, con người mới có thể được sống an nhiên, thanh thản, không phải lo nghĩ chuyện chính sự lớn lao. Theo tác giả, “khôn” thực chất là “dại” bởi vật lộn ở chốn quan trường, con người sẽ không được sống là chính mình nữa.
Qua hai câu thơ tả thực này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” một cách rõ ràng. Đó chính là thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân mình và len vào đó là cái hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen, xô bồ của thiên hạ.
Luận điểm 3: Cuộc sống ở chốn quê nhà
- Tiếp theo đó, tác giả đã khắc hoạ cuộc sống nơi chốn quê của tác giả:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
Đến đây, không gian lẫn thời gian được mở rộng hơn. Chỉ với Hai câu thơ, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đã hiện lên một cách rõ rệt. Nguyễn Bình khiêm đã sống một cuộc sống gắn bó, chan hòa với thiên nhiên. Ông ăn uống vô cùng giản dị khi mùa thu thì ăn “măng trúc”, đông thì “ăn giá”. Đây đều là những món ăn thôn quê giản dị, dân dã, thanh đạm. Chúng không quá cầu kỳ mà có thể tự cung tự cấp ngay trong sân vườn. Bên cạnh đó, việc sinh hoạt của nhà thơ cũng rất đỗi bình dị khi mùa xuân thì tắm ở hồ sen, mùa hạ thì lại tắm ở ao. Đó là thói quen sinh hoạt bình thường, có phần xuề xòa. Thế nhưng giữa con người với thiên nhiên lại có sự giao thoa, quấn quýt với nhau. Tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, cùng với đó là cách điệp cấu trúc câu đã tạo nên lời thơ nhịp nhàng, thong thả. Nó cũng gợi lên nhịp sống tuần hoàn, lặp đi lặp lại nơi thôn quê của tác giả.
Chỉ với hai câu thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc họa được bức tranh bốn mùa vừa có cảnh vừa có người. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự hài lòng, tự do tự tại khi được sống một cuộc sống đạm bạc, hòa hợp với thiên nhiên. Đó mới đích thực là một cuộc sống thanh cao, đích thực “nhàn”.
- Luận điểm 4: Triết lí sống nhàn
Cuối cùng tác giả đã thể hiện triết lý sống nhàn của mình ở hai câu kết:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Đến đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng các điện tích điểm cố để thể hiện triết lý của mình. Đó là điện tích giấc mộng đêm hè, ám chỉ việc coi phú quý, vinh hoa chỉ tựa như một giấc chiêm bao không bao giờ có thực. Đó là sự thức tỉnh, sự cảnh tỉnh chính mình và cuộc đời của nhà thơ. Thông qua lời thơ, tác giả như muốn khuyên con người không nên đặt nặng vấn đề vật chất mà quên đi sự thư thái, yên ả trong tâm hồn. Động từ nhìn xem đã giúp nhà thơ tô đậm tâm thế và tư thế của mình. Đó là một tư thế đầy tự tin, cao hơn người của thi sĩ.
Qua hai câu thơ kết, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra một triết lý sống “nhàn” của riêng mình. Đó là phải biết từ bỏ những phù phiếm của vật chất, vinh hoa. Bởi lẽ đối với cuộc đời dài rộng này, những thứ vật chất ấy chỉ như là một giấc mộng. Khi đã nhắm mắt xuôi tay, chỉ có tâm hồn và nhân cách mới tồn tại và lưu giữ mãi đến đời sau, còn những thứ vật chất kia lại trở nên vô nghĩa. Qua đó cũng đã thể hiện nhân cách cao đẹp của tác giả. Ông coi khinh danh vọng, không mang vật chất, chỉ luôn muốn giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, thanh cao. Đó mới thực là cốt cách mà người quân tử cần có và nên có.
Kết bài
Bài thơ “Nhàn” mặc dù không có quá nhiều đặc sắc về nghệ thuật thế nhưng chính cái lời thơ giản dị, nhẹ nhàng ấy lại càng khiến cho người đọc phải suy ngẫm. Qua việc tác phẩm Nhàn phân tích chi tiết, ta hiểu được triết lý về nhân sinh, về cuộc đời của tác giả Nguyễn bỉnh khiêm. Đồng thời cũng rút ra được những bài học sâu sắc cho chính bản thân mình về một lối sống thanh cao, giữ vững được nhân cách cao đẹp của mình.
>> Xem thêm: Phân tích bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết nhất