Bài văn mẫu chi tiết phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Bài văn mẫu chi tiết phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết, phân tích bài Quê hương của tác giả Tế Hanh. Các bạn học sinh lớp 8 phải thực hiện, có thể vận dụng để làm bài Ngữ văn của mình thêm hiệu quả và sâu sắc. Các bạn hãy luôn nhớ tham khảo khoa học và sáng tạo để đạt ấn tượng và theo phong cách riêng nhé!

Bạn đang đọc: Bài văn mẫu chi tiết phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Quê hương, đất nước là một trong những chủ đề mang lại nhiều cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Có rất nhiều bài thơ nổi tiếng về quê hương gắn liền với các nhà thơ như Xuân Quỳnh,, Hồ Deznh, Nguyễn Khoa Điềm…Mỗi bài thơ đều mang những sắc màu quê hương đặc sắc khác nhau. Trong đó, phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh sẽ giúp chúng ta cảm nhận thêm một bức tranh quê hương vô cùng đẹp đẽ và ý nghĩa.

Mở bài

Nhà thơ Tế Hanh sinh năm 1921 và mất năm 2009. Ông là một nhà thơ đồng thời là một chiến sĩ tiền chiến. Tác giả sinh ra và lớn lên tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Bởi thế, quê hương vừa là chủ đề chính và là nguồn cảm hứng sáng tác lớn của nhà thơ Tế Hanh. Hầu hết các sáng tác của ông rất gần gũi và chân thật. Trong phong trào Thơ mới cũng như sau Cách mạng tháng 8, ông là một trong số ít nhà thơ thành công với những bài thơ giàu xúc cảm về tình yêu quê hương.

Tác phẩm có lẽ thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh chính là bài thơ “Quê hương”. Đây là tác phẩm ông được sáng tác vào năm 1939 khi ông được học tại Huế. Lúc này trong tâm hồn ông đang mang một nỗi nhớ quê hương tha thiết, mãnh liệt. Với những kỷ niệm sâu đậm của thủa thiếu thời, ông đã viết nên những câu thơ mượt mà và hết sức sâu lắng.

Phân tích bài Quê hương, các bạn có thể thấy chỉ với những đường cơ bản, nhưng nhà thơ Tế Hanh đã khắc họa thành công bức tranh quê hương làng chài ven biển sinh động. Kết hợp với chất liệu thơ gần gũi giàu sức gợi cảm, âm liệu khỏe khoắn đã tạo nên sự thành công của tác phẩm Quê hương.

Bài văn mẫu chi tiết phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

“Chim bay dọc biển đem tin cá”

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

……………………………………….

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.

Phần thân bài phân tích Quê Hương

Luận điểm 1:  Lời đề từ: “Chim bay dọc biển mang tin cá”:

Hình ảnh trong câu thơ đề từ dường như là nét phác họa khái quát nhất về cuộc sống gắn bó với miền quê sông nước. Đó chính là cánh chim trên biển lớn bao la, đó là hơi thở mặn mòi của biển cả trong cuộc sống của người dân làng chài ven biển.

Luận điểm 2: Phân tích hai câu thơ đầu

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.

Khi phân tích bài Quê hương, ngay hai câu thơ đầu, độc giả đã thấy được dáng hình quê hương yêu dấu của tác giả. Đó là một vùng quê có địa hình đặc biệt là nơi “nước bao vây” quanh năm. Giống như một cù lao nổi lên giữa những sóng nước mênh mông. Và khoảng cách vị trí vùng quê ấy được đong đếm bằng thời gian di chuyển theo cách đậm chất miền biển, vùng sông nước đó là “cách biển nửa ngày sông”. Ngoài ra, ngay câu thơ đầu tiên, tác giả đã tự hào, dõng dạc nói lên nghề nghiệp, công việc truyền thống của dân làng. Đó là quanh năm gắn liền với nghề chài lưới. Qua câu thơ, có thể thấy với nhà thơ hình ảnh quê hương luôn in đậm trong trí nhớ. Từ dáng vẻ, hình hài cho đến nếp sống đều được tác giả khắc ghi và lấy đó làm niềm hãnh diện.

Luận điểm 3: phân tích cảnh ra khơi của ngư dân trong 6 câu thơ tiếp theo

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Bài văn mẫu chi tiết phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Ở những câu thơ này, chúng ta thấy tác giả mô tả chi tiết cảnh đoàn thuyền đánh ca ra khơi trong thời tiết rất đẹp và thuận lợi. “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”. Những nét vẽ này mang màu sắc tươi mới tràn ngập cảm xúc lãng mạn tạo nên không khí hồ hổi, đầy háo hức, hào hứng trước khi ra khơi. Với thời tiết thuận lợi đó nên người dân cũng trở nên thật đẹp với vẻ khỏe mạnh và căng tràn nhựa sống và nhiệt huyết lao động. Đặc biệ qua hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, tác giả đã lột tả khí thế hăng say, cùng sức mạnh kiên cường và vẻ đẹp kiêu hùng trong lao động của người dân làng chài. Khi ra khơi làm việc, dường như họ mang trong mình sức mạnh vô biên, hăng như một con tuấn mã lướt nhẹ trên sóng bể với một dáng vẻ hiên ngang và lòng quyết tâm sâu sắc. Vẻ đẹp dũng mãnh cùng tinh thần quật cường trong lao động ấy còn được tác giả thể hiện qua câu thơ “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. Ở đây, nhà thơ Tế Hanh đã dùng động từ mạnh là “phăng”. Nhằm nhấn mạnh hơn tầm vóc cũng như sức mạnh của người dân làng chài. Có thể thấy người dân ở thế chủ động trước thiên nhiên, không để thiên nhiên chi phối. Mà dường như thiên nhiên lại trở thành bệ phóng cho tầm vóc kỳ vĩ của con người. Tiếp theo, tác giả Tế Hanh đã vẽ nên mảnh hồn làng, quê hương với cánh buồm trắng. Tác giả đã lấy cái trừu tượng đem so với cái hữu hình. Ở đay chúng ta có thể cánh buồm luôn gắn bó theo ngư dân đi đánh cá. Cánh buồm mang theo trong đó là nỗi nhớ, nỗi mong chờ tha thiết của những người ở lại. Cánh buồm còn là lời gợi nhớ của quê hương đậm sâu đối với những người con xa quê. Cánh buồm ở đây, vừa mang tính biểu tượng, vừa là linh hồng, góp công lớn vào sự thành công của ngư dân mỗi khi ra khơi đánh cá. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Qua hai hình ảnh trên, độc giả thấy rõ hơn sự đoàn kết trong lao động của người dân làng chài. Họ không chỉ hăng say trong công việc của mình mà còn rất gắn bó, đoàn kết với nhau cả trong tâm hồn. Thế nên, ngay cả cánh buồm là vật vô tri vô giác cũng cảm nhận được và chung tay góp sức để tạo thành công của những lần ra khơi.

Luận điểm 4: cảnh dân làng trở về trong 4 câu thơ tiếp

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Phân tích bài Quê hương, chúng ta không chỉ thấy được cảnh đoàn thuyền dũng mãnh ra khơi đánh cá mà khi dân làng trở về cũng thật đẹp đẽ. Đó là một không khí mừng vui vô cùng náo nhiệt và tưng bừng. Người dân dường như hạnh phúc, mãn nguyện hồ hởi trước những thành quả đã đạt được sau tròn một ngày lao động hăng say và chăm chỉ. Những từ ngữ như “ồn ào”, “tấp nập” càng nhấn mạnh hơn khung cảnh yên vui, no ấm của người dân làng chài. Dù lao động mệt nhoài đấy, nhưng họ thật sự vui vẻ và hài lòng với cuộc sống đang có.

Không chỉ biết tận hưởng niềm hạnh phúc sau khi thu được thành quả mà người dân làng chài còn rất biết ơn trời biển. Đây là một truyền thống tốt đẹp thể hiện ân nghĩa của người dân với người mẹ thiên nhiên. Họ tôn trọng, yêu thương và hết sức biết hơn đất trời, biển cả đã ban cho họ “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Nhờ có sự bao dung, mưa thuận gió hòa mà ngư dân lao động có thể thuận lợi trong việc đạnh bắt.

Luận điểm 5: Vẻ đẹp của người dân chài trong 4 câu tiếp theo

Sẽ chẳng có nỗi nhớ nào da diết bằng nỗi nhớ của những người con khi xa quê hương. Bởi thế, trong trí nhớ của thơ Tế Hanh, không chỉ là niềm tự hào về nghề đánh bắt cá của quê hương mà còn là hình ảnh dáng vẻ của những người hàng xóm láng giềng.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Qua những câu thơ trên, nhà thơ Tế Hanh khắc họa rõ nét hình tượng người ngư dân. Đó là những con người mang đậm phong vị biển cả, với vẻ đẹp rám nắng, mạnh mẽ và khỏe khoắn. Nhưng ẩn sau đó vẫn hiện lên sự vất vả, lam lũ trong cuộc sống mưu sinh của người dân làng chài. Bên cảnh hình ảnh người dân làng chài, tác giả không quên phác họa hình ảnh con thuyền. Ở đây, con thuyền được tác giả nhân hóa trở thành một người bạn của ngư dân. Con thuyền dường như có giác quan, có thể nghe, có thể cảm nhận được vị muối mặn mòi của quê hương đang ngấm dần vào thân thuyền, giống như người dân thấm đẫm vị biển vào cơ thể mình. Con thuyền cũng như con người, vẫn luôn ghi nhớ và lặng lẽ ngẫm nghĩ về những chuyến ra khơi, với những lần vượt sóng biển muôn trùng bão tố.

Bài văn mẫu chi tiết phân tích bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Qua những câu thơ trên, độc giả có thể thấy nhà thơ Tế Hanh không chỉ có tâm hồn nhạy cảm mà còn rất tinh tế. Ông không chỉ thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn phía sau những vẻ ngoài bình dị, giản đơn nơi vùng quê biển nghèo mà còn là niềm tự hào, sự cảm thông thương mến của ông dành cho những người dân quê hương.

Luận điểm 6: Nỗi nhớ của nhà thơ về quê hương trong khổ thơ cuối

Càng phân tích bài Quê hương, độc giả càng cảm nhận rõ hơn nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Tác giả Tế Hanh không ngại bộc lộ cảm xúc của mình. Ông cho bản thân mình xuất hiện trong câu thơ để khẳng định nỗi nhớ ấy của mình. Ông thấy nhớ hết thảy từ màu sắc, mùi vị đến những sự vật, sự việc diễn ra ở quê hương. Những câu thơ như lời tâm sự, trải lòng của tác giả. Dường như lúc này, nỗi nhớ ấy cuộn trào quá, khiến tác giả không thể giữ trong lòng được nữa mà muốn bộc bạch ra ngoài, để cho vơi đi.

Chi tiết kết bài

Có thể nói, phân tích bài Quê hương, người đọc như đang chiêm ngưỡng một bức tranh vẽ về một vùng biển quê hương vô cùng độc đáo. Ở đó có những người ngư dân đang chăm chỉ, hăng say lao động. Họ hạnh phúc với cuộc sống vốn có với thiên nhiên tươi đẹp. Qua bài thơ, độc giả không chỉ cảm nhận nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho quê mình, mà còn là niềm tự hào, hãnh diện về quê hương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *